Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Thi công xây dựng kết cấu chịu lực nhà phố.

Chọn phương án kết cấu chịụ lực xây nhà phố, cần kết hợp nhiều yêu cầu :

Thiết kế kết cấu chịu lực xây dựng nhà phố:

Hợp lý về phương diện chịu lực : Tùy từng loại công trình nhà ở mà ta chọn vật liệu và hình thức kết cấu, bảo đảm tinh chất làm việc của công trình nhà ở ổn định, đủ cường độ, bền chắc.

Dễ dàng thi công xây dựng nhà ở: tùy từng nơi, với khả năng trang thiết bị và điều kiện thi công mà ta chọn kết cấu chịu lực cho phù hợp, bảo đảm thi công dễ dàng, đúng chất lượng yêu cầu của công trình.

Bảo đảm giá thành hạ, phù hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đề ra.

Thi công xây dựng kết cấu chịu lực nhà phố.

Yêu cầu về phương diện kiến trúc xây dựng nhà phố:

Chọn phương án thiết kế kết cấu chịu lực khi xây nhà phố, cần kết hợp với yêu cầu kiến trúc :

a- Yêu cầu sử dụng của ngôi nhà

b-Yêu cầu bố cục mặt bằng, dây chuyền ngôi nhà

c-Yêu cầu của nghệ thuật xử lý mặt đứng

Yêu cầu về phương diện cấu tạo :Tường ngăn giữa các phòng tương đối dày nên cách âm tốt

Độ cứng ngang của nhà lớn.

Cửa sổ mở có thể tương đối lớn.

Cấu tạo logia dễ dàng.

Nhược điểm:

Tường ngang dày và nhiều nên tốn vật liệu, chiếm nhiều diện tích và tăng tải trọng của móng.

Khả năng chịu lực của tường dọc chưa được tận dụng.

Bố trí không gian của các phòng không được linh hoạt, các phòng thường phải bằng nhau, nếu khác nhau phải làm nhiều loại panen.

Loại tường ngang chịu lực thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, gió bảo nhiều và trình độ lắp ghép hãy còn thấp. Thường áp dụng với các xây dựng nhà phố nhỏ, ít tầng và các bước nhỏ hơn 4M.

b/- Tường dọc chịu lực : Kết cấu chịu lực chính của nhà là tường dọc. Mái có thể dùng hình thức bán vì kèo hoặc cầu phong nếu là nhà mái dốc.

Để đảm bảo độ cứng ngang của nhà, cách một khoảng nhất định phải có tường ngang dày là tường ổn định ; thường lợi dụng tường cầu thang làm tường ổn định.

Loại này có ưu điểm :

Tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài.

Diện tích tường ngang nhỏ, tiết kiệm được vật liệu và diện tích.

Bố trí mặt bằng tương đối linh hoạt, không bị hạn chế bởi cở panen.

Nhược điểm:

Tường ngăn giữa các phòng tương đối mỏng, khả năng cách âm kém.

Cửa sổ mở bị hạn chế.

Nếu là mái dốc thì dùng gỗ tương đối nhiều.

Nếu là mái bàng thì tốn nhiều ximăng và thépẳ

Loại kết cấu tường dọc chịu lực thường áp dụng nhiều với nhà hành lang giữa.

Tường ngang và tường dọc chịu lực : Mỗi tầng đều tường ngang và tường dọc chịu lực, sàn gác thừơng chịu lực theo 2 phương. Có khi còn dùng hình thức phân tầng chịu lực.

Loại này thường dùng cho nhà hành lang bên.

Hệ thống kết cấu khung chịu lực :

a/- Khung không hoàn tòan (khung khuyết) : Trong các ngôi nhà gian tương đối rộng, hay mặt bằng phân chia các gian không theo một quy tắc nhất định, hệ thống kết cấu của nhà có thể làm hình thức khung không hoàn toàn để chia sàn và mái. Ngoài việc lợi dụng tường ngoài để chịu lực có thể dùng tường trong hoặc cột là kết cấu chịu lực có thể dùng tường trong làm kết cấu chịu lực. Hình thức này mặt bằng bố trí tương đối linh hoạt, nhưng dùng nhiều bêtông và thép hơn so với tường chịu lực liên kết giữa tường và dầm phức tạp. ơ những nơi đất yếu dễ sinh ra hiện tượng tường và cột lún không đểu, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. (Hình l-4a).

b/- Khung hoàn toàn (Khung trọn) : Kết cấu chịu lực khi xây nhà phố là dầm và cột. Tường chỉ là kết cấu bao che, do đó tường có thể dùng vật liệu nhẹ, ổn định chủ yếu của nhà dựa vào khung.

Vật liệu làm khung thường làm bêtông cốt thép và thép hoặc bằng gỗ - Hình thức kết cấu này trừ khung gỗ ít dùng xây dựng nhà phố dân dụng bình thường vì tốn nhiều ximăng và thép, do đó chỉ nên dùng đối với nhà ở cao tầng hoặc nhà công cộng.

Hệ thống kết cấu không gian.:

Trong các nhà dân dụng có yêu cầu không gian lcm như rạp hát, rạp xiếc, nhà ăn, nhà thể thao có mái...ngoài các phương án kết cấu đã nêu trên ra, củng có thể áp dụng qui luật và nguyên tầc tạo hình cấu trúc của các sinh thực vật theo phỏng sinh học kiến trúc như:

Sườn không gian 3 chiều : phỏng theo cấu trúc của đầu khớp xương động vật.

Hình thức mặt xếp : phỏng theo cấu trúc của lá buông, lá dừa.

Hình thức vỏ mỏng: phỏng theo cấu trúc của vỏ trứng, vỏ sò, sọ dộng vật.

Hình thức kết cấu dây căng: phỏng theo cấu trúc của mạng nhện.

Hệ thống kết cấu chịu lực không gian thi công và cấu tạo phức tạp. Tóm lại chọn các sơ đồ chịu lực của nhà dân dụng, ngoài việc chú ý tới hợp lý về phương diện chịu lực, dễ dàng thi công và kinh tế. về phương diện cấu tạo cần chú ý tường và mái phải có khả năng giử nhiệt và cách nhiệt nhất định. Sàn gác và vách ngăn có khả năng cách âm caoắ Hình thức cấu tạo giản đơn, các cấu kiện và vật liệu dùng rộng rải, trọng lượng các cấu kiện không lớn quá, hợp với điều kiện thi công.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDTC