Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 18/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Tween polysorbate 80 quan trọng dung dịch chất tẩy rửa

Nồng độ mixen tới hạn.

Các chất hoạt động bề mặt, tween polysorbate 80, triethanolamine tea khác biệt với các phân tử hòa tan khác bởi những đặc tính riêng của chúng trong dung dịch nước. Quả thật, quá một nồng độ nào đó của chất hoạt động bề mặt, các phân tử hợp lại tạo nên các mixen. Sự hình thành các mixen làm phát sinh các “dạng dị thường” trong đặc tính vật lý và điện học của các dung dịch chất hoạt động bề mặt.

Hình 1.1. Sự hình thành mixen.

Vì thế khi người ta tăng nồng độ các chất hoạt động bề mặt, một vài đặc tính sẽ thay đổi đột ngột. Điều đó có thể biểu diễn sơ lược qua giản đồ dưới đây:

Hình 1.2. Xác định nồng độ tới hạn.

Những sự thay đổi này là do các mixen được hình thành bất ngờ. Nồng độ phù hợp với việc hình thành các mixen này được gọi là nồng độ mixen tới hạn (CMC).

Đặc biệt người ta xác định được những nồng độ này bằng cách vạch ra sự biến đổi của một đặc tính vật lý theo nồng độ của chất hoạt động bề mặt. Giao điểm của hai phần thẳng của đường biểu diễn cho ta CMC. [7, 63, 67 ]

Sức căng bề mặt, sức căng giao diện.

Giữa các phân tử chất lỏng hay chất rắn luôn có lực liên kết. Các phân tử nằm bên trong chất lỏng có lực liên kết về mọi phía của phân tử. Các phân tử chất lỏng nằm trên bề mặt có một phía không liên kết với các phân tử chất lỏng khác, do đó có năng lượng cao hơn. Chất lỏng có xu hướng tạo thành hình cầu sao cho diện tích tiếp xúc nhỏ nhất, có năng lượng thấp nhất.

Sức căng bề mặt là khái niệm dùng để mô phỏng lực liên kết giữa các phân tử tại bề mặt. Sức căng bề mặt của một pha là do các phân tử ở bề mặt pha có năng lượng cao hơn pha kia. Lực liên kết giữa các phân tử của pha nào lớn hơn sẽ có sức căng bề mặt lớn hơn.

Năng lượng tự do tính trên một đơn vị diện tích bề mặt được gọi là sức căng bề mặt. Thật vậy, theo quan điểm toán học và thứ nguyên, năng lượng tự do được biểu diễn bằng Joule trên mét vuông tương đương với một sức căng được biểu diễn bằng Newton trên mét (công: F x d ; diện tích = d2), do đó sức căng bề mặt là [9]:

F x d/d2 = F/d nghĩa là N/m.

Điểm Kraft.

Một trong những đặc tính của các chất hoạt động bề mặt anionic là khả năng hoà tan của chúng tăng lên theo nhiệt độ. Khả năng hòa tan này tăng trưởng đột ngột khi tác nhân bề mặt hoà tan đủ để tạo mixen.

Người ta gọi điểm Kraft là nhiệt độ ở đó độ hòa tan bằng CMC (nồng độ mixen tới hạn) hay là nhiệt độ ở đó các mixen hòa tan được.

Chỉ số cân bằng - tính ưa dầu - nước (HLB).

Một vài đặc tính lý - hoá của các phân tử hoạt động bề mặt, chất tween polysorbate 80 triethanolamine tea đặc biệt khả năng nhũ hoá của chúng, liên hệ mật thiết với tính đối cực của chúng. Vào năm 1950, Griffin đã nghĩ rằng có thể xác định tính đối cực này bởi vì một giá trị thực nghiệm mà ông gọi là HLB (Tính ưa nước - Tính ưa dầu - Cân bằng). Một hợp chất ít ưa nước (nghĩa là ít hòa tan trong nước) có một HLB thấp. Giá trị HLB gia tăng tương đương với sự tăng triển đặc tính ưa nước nơi phân tử. Vậy HLB chỉ là một đơn vị đo lường tính đối cực của phân tử.

Có nhiều phương trình cho phép tính giá trị của HLB: HLB = 4 đến 6 : nước/dầu.

HLB = 10 đến 16 : dầu/nước.

Dưới đây cho thấy mối liên hệ giữa độ hoà tan hoạt tính phân tán của các chất hoạt động bề mặt (chất hoạt động bề mặt tween polysorbate 80 triethanolamine tea ) và các giá trị HLB. [71-74]

Bảng 1.3 Mối quan hệ giữa khả năng phân tán trong nước và giá trị HLB

Kha nang phan tan; Gia tri HLB

Khong phan tan trong nuoc; 1 den 4

it phan tan; 3 den 6

Phan tan duc nhung on dinh; 8 den 10

Dung dich trong; 13


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
HDBM