Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Cách tính độ sâu chôn móng và giá trị xây dựng móng nhà ở

Lựa chọn giá trị thiết kế nền móng:

Cơ sở chính để lựa chọn giải pháp nền móng là:

Đặc điểm công trình và tải trọng xây dựng nhà ở, công trình dân dụng tác động lên móng công trình.

Tình hình phân lớp, giá trị chiều dày các lớp đất và tính chất từng lớp đất thi công xây dựng nền móng nhà ở.

Trong thực tế xây dựng hiện nay móng nhà ở, công trình công nghiệp được chia làm 2 loại chính: Móng nông và móng sâu.

Móng nông: Móng nông (trên nền thiên nhiên hoặc nhân tạo) thường được sử dụng cho các công trình nhà phố, biệt thự có tải trọng lên móng không lớn (ví dụ: nhà thấp hơn 7 - 8 tầng) xây dựng trên các nền đất có các lớp đất tốt đủ dày nằm phía trên.

Móng nông có những loại cơ bản sau đây:

Móng đơn dưới cột hoặc tường kết hợp với hệ giằng móng;

Móng băng (thường bố trí giao nhau) dưới cột hoặc dưới tường;

Móng bản (có sườn hoặc không có sườn).

Lựa chọn móng nông trên nền đất yếu thường phải kết hợp với việc xử lý nền. Móng sâu: Thường được sử dụng cho các công trình có tải trọng lên móng lớn (thông thường nhà cao hơn 8 tầng) hoặc công trình chịu tải trọng ngang lớn và lớp đất tốt nằm dưới sâu. Móng sâu sử dụng chủ yếu là móng cọc. Phụ thuộc vào vật liệu, cọc có thể có các loại:

Cọc gỗ.

Cọc thép, cọc bê tông cốt thép

Phụ thuộc vào công nghệ thi công, cọc bê tông cốt thép có thể được chia ra loại cọc đúc sẵn (đóng, ép) và cọc đổ tại chỗ (cọc nhồi).

Trước khi lựa chọn cách tính nền móng cần phải nghiên cứu toàn diện địa điểm khu vực xây dựng nhà ở, vị trí các hố khoan tương ứng với vị trí móng công trình. Cách tính nền móng được lựa chọn trên cơ sở cân nhắc từng vị trí hố khoan, xác định giá trị chiều dày và hướng dốc của các lớp đất theo từng mặt cắt địa chất nơi xây dựng móng nhà ở, dân dụng.

Cần nhớ rằng mặt cắt địa chất trong tài liệu báo cáo khảo sát địa chất thường được thể hiện bằng phương pháp nội suy. Do khoảng cách hố khoan khảo sát thường cách nhau khá xa, tình hình phân lớp của nền đất nhiều khi khá phức tạp nên việc xác định lớp đất và chiều dày của chúng tại vị trí đặt móng đòi hỏi người thiết kế phải có kinh nghiệm và cân nhắc kỹ khi lựa chọn phương án nền móng cho toàn bộ công trình.

Phương án nền móng lựa chọn phải đảm bảo tính kinh tếkỹ thuật trên cơ sở tình hình địa chất khu vực xây dựng công trình và an toàn cho công trình (cho từng móng cũng như tính tương ứng giữa các móng của công trình).

Khi phân tích ưu nhược điểm của các giải pháp nền móng cần tính toán so sánh các khía cạnh chính sau đây:

Tính hợp lý về mặt kỹ thuật của phương án chọn.

Khả năng và điều kiện thi công tương ứng với khu vực địa điểm xây dựng.

Tiến độ thi công yêu cầu.

Mức độ kiên cố của công trình.

Tính kinh tế của phương án chọn.

Lưu ý rằng, việc lựa chọn hố khoan xấu nhất để quyết định giải pháp nền móng và tính toán chung cho các móng chưa hẳn đã thiên về an toàn. Độ lún lệch quá giới hạn giữa các móng có thể gây nên sự cố công trình, do đó từng móng cần được tính toán theo từng vị trí cấu tạo địa chất và cân đối khả năng chịu lực và biến dạng giữa các móng.

Lựa chọn cách tính độ sâu chôn móng nhà ở:

Độ sâu chôn móng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chịu lực của móng, ổn định công trình nhà ở và giá thành xây dựng nhà ở.

Khi quyết định độ sâu chôn móng cần xét đến:

Điều kiện địa chất công trình và điều kiện địa chất thuỷ văn vùng xây dựng;

Trị số và đặc trưng tải trọng tác dụng lên nền;

Đặc điểm nhà hoặc công trình;

Chiều sâu chôn móng của nhà hoặc công trình lân cận;

Các kết cấu móng đã sử dụng và các phương án thi công móng.

Độ sâu chôn móng các công trình nói chung không nên lấy nhỏ hơn 0,5m so với cốt đất quy hoạch lân cận.

Đế móng công trình nói chung nên đặt sâu vào lớp đất chịu lực 10-50cm.

Độ sâu chôn móng trong mọi trường hợp không nên nhỏ hơn 1/15 chiều cao công trình.

Khi xây dựng móng lân cận móng công trình hiện có không được đặt sâu hơn và ngay sát móng hiện có trừ khi có biện pháp đảm bảo nền đất dưới móng công trình hiện có ổn định.

Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ có thể sử dụng móng nông, độ sâu chôn móng có thể hạ vào lớp đất số 2 hoặc tại vị trí LK1 có thể bổ sung lớp đệm. Lớp đệm nên hạ sâu tới lớp số 2. Trong trường hợp tải trọng từ công trình lớn tuỳ thuộc vào khả năng chịu lực của lớp đất số 2 có thể sử dụng làm lớp đất chịu lực hoặc sử dụng móng cọc hạ vào lớp tốt hơn phía dưới. 

Đối với công trình có tải trọng nhỏ (ví dụ nhà 3 tầng trở xuống) đặt móng tại vị trí hố khoan LK1 có thể sử dụng móng nông với độ sâu chôn móng tối thiểu kết hợp lớp đệm thay lớp đất thực vật phía trên, đồng thời kiểm tra khả năng chịu lực lớp đất yếu số 2. Nếu đặt móng tại vị trí LK3, do lớp đất tốt quá mỏng nên cần phải đào sâu hơn để thay bằng lớp đệm cho đủ độ sâu chịu lực, độ sâu chôn móng nên lấy tối thiểu.

Đối với công trình có tải trọng nhỏ có thể sử dụng móng nông kết hợp lớp đệm. Có thể sử dụng cọc tre hoặc cừ tràm đóng xuống lớp đất nằm dưới lớp đệm. Trường hợp công trình có tải trọng vừa (ví dụ nhà 4-7 tầng) có thể sử dụng móng giằng kết hợp gia cố nền bằng cọc cát, cọc xi măng cát...trường hợp công trình có tải trọng lớn nên dùng cọc bê tông cốt thép hạ vào lớp tốt phía dưới.

Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ có thể sử dụng móng nông kết hợp với lớp đệm tới độ sâu lớp đất số 2. Móng nên đặt ở độ sâu tối thiểu để tận dụng chiều dày lớp đất chịu lực. Trong trường hợp nhà nhiều tầng có tải trọng lớn cần khoan sâu hơn để xác định lớp đất tốt chịu lực nằm ở phía dưới.

Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ có thể sử dụng móng chôn sâu, cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ, mũi cọc hạ vào lớp số 3. Đối với công trình có tải trọng lên móng lớn, có thể sử dụng cọc bê tông cốt thép có tiết diện lớn hạ vào lớp đất số 3 (tuỳ thuộc vào tính chất của lớp đất số 3) hoặc lớp đất tốt hơn ở phía dưới.

Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ có thể sử dụng móng nông với độ sâu hạ móng tối thiểu. Trong trường hợp này cần kiểm tra khả năng chịu lực của lớp đất đất số 3 và độ lún của

Toán bộ công trình. Đối với công trình có tải trọng lớn lên móng, tốt nhất lựa phương án móng cọc, chọn lớp đất tốt phía dưới để hạ mũi cọc.

Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ có thể sử dụng cọc đất xi măng hoặc cọc vật liệu rời (cát đá, sỏi) hạ ngập vào lớp đất số 3. Đối với công trình có tải trọng lớn, tốt nhất sử dụng cọc bê tông cốt thép hạ vào lớp đất số 3 hoặc lớp đất tốt hơn phía dưới.

Lựa chọn cách tính nền móng và độ sâu chôn móng nhà ở (mặt cắt địa chất xem hình 1.8).

Giải pháp nền móng;

Đối với công trình như nhà phố, biệt thự có tải trọng nhỏ tác dụng lên móng cần xem xét kỹ giá trị của lớp đất số 1, nghiên cứu khả năng thay lớp đất phía trên bằng lớp đệm có chỉ tiêu cơ lý tốt hơn hoặc sử dụng cọc tre/tràm kết hợp lớp đệm cát phía trên đầu cọc.

Đối với công trình có tải trọng vừa lên móng có thể nghiên cứu khả năng áp dụng cọc đất xi măng, cọc vật liệu rời hoặc cọc bê tông cốt thép tiết diện 25x25cm hạ vào lớp đất số 3.

Đối với công trình có tải trọng lớn cần sử dụng móng cọc. Dùng cọc bê tông cốt thép hạ vào lớp đất số 3. Do cao độ lớp đất số 3 tại vị trí lk8 và vị trí lk 10 chênh nhau khá lớn nên trong trường hợp sử dụng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn, cần lưu ý vị trí móng và vị trí từng hố khoan để lựa chọn độ sâu hạ mũi cọc cho thích hợp, tránh hiện tượng chênh lệch sức chịu tải quá mức giữa các cọc cũng như khó khăn trong quá trình hạ cọc.

Hình. 1.8 Nền đất cho ví dụ 1.8:

Lớp 1: Bùn sét : Xám nâu, xám đen, trạng thái chảy

Lớp 2: Bùn sét pha : Xám đen kẹp cát nhỏ, trạng thái chảy

Lớp 3: Sét pha : Tàn tích, (phong hóa, đá gốc sa diệp thạch, nằm tại chỗ), màu nâu gan gà kết vón ôxít sắt, sạn nhỏ, trạng thái cứng.

Những ví dụ trên chỉ có tính chất định hướng chung. Trong thực tế cấu tạo địa tầng rất đa dạng, cần dựa vào giá trị tải trọng cụ thể và nghiên cứu kỹ tính chất của từng lớp đất, chiều dày, loại đất, khả năng chịu lực và chống biến dạng của chúng để lựa chọn giải pháp và chiều sâu chôn móng hợp lý nhằm tận dụng tối đa khả năng chịu lực của từng lớp đất cũng như khả năng chống biến dạng của chúng.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT