Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Công nghệ và giá thành thi công lắp ghép nhà xưởng

Công nghệ xây dựng nhà xưởng theo phương pháp lắp ghép là một trong những công nghệ chủ yếu, hiện đại trong xây dựng dân dụng và công nghiệp, đặc biệt trong thi công  nhà xưởng một tầng. Nó tạo điều kiện cho công nghiệp hóa hiện đại hóa thi xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng năng suất lao động và giảm giá thành thi công xây dựng nhà xưởng.

Để giúp cho cán bộ kỹ thuật xây dựng công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam tính toán và thi công chính xác các thông số lựa chọn phương án khả  thi, hợp lý, Phương Nam luôn có các tài liệu về thiết kế biện pháp kỹ thuật thì công lắp ghép nhà công nghiệp một tầng.

Thiết kế phương án, chi phí và giá thành thi công lắp ghép nhà xưởng 1 tầng

Để có thể chọn phương án thiết kế, thi công, tính toán chi phí giá thành thi công lắp ghép nhà xưởng hợp lý. Phương Nam phải hiểu sâu sắc đặc điểm công trình. Khi tìm hiểu công trình, cần đi sâu vào các chi tiết và từ đó lập báo giá thi công lắp ghép nhà xưởng trên các chi tiết sau:

Kích thước mặt bằng biểu hiện bằng số nhịp, số bước, kích thước của các nhịp L, của bước cột B (nếu L< 15m là nhà loại nhỏ, còn L > = 15m là nhà khẩu độ lớn) và nền đất yếu hay chắc, đổ từ đó định hướng chọn loại cần trục bánh xích hay bánh hơi.

Giải pháp mặt bằng, số khe biến dạng, cách bố trí nhịp dạng song song hay vuông góc tạo thành hình chữ L hay chữ T làm cơ sở chọn phân đoạn thi công.

Chiều cao của công trình lấy từ cốt 0.00 (mặt nền) đến đầu cột, vai cột, đỉnh giàn, đỉnh nóc để định hướng chọn cần trục. Loại cao trên 10m, thấp dưới 10m.

Đặc điểm cấu kiện là bê tông cốt thép hay thép. Chí tiết liên kết mối nối bu lông hàn hay mối nối ướt (yếu tố quyết định đến công nghệ thi công). Các thông số về cấu kiện hình dáng, kích thước, trọng lượng đặc biệt chú ý đến cấu kiện khó lắp (nặng, cao, xa).

Mối liên quan giữa lắp ghép thiết bị công nghệ của dây chuyển sản xuất với lắp ghép phần vỏ công trình. Thứ tự trước, sau hay kết hợp. Nếu cần thì phải có hội nghị bàn phương án thi công giữa đơn vị xây dựng và bên lắp máy để có sự phối hợp nhịp nhàng.

Phân tích điều kiện thi công gồm đặc điểm: mặt bằng thi công có gì bị hạn chế, lối vào không gian, nền đất (yếu hay chắc) đường xe vận chuyển máy móc, cấu kiện.

Giá thành xây dựng nhà xưởng còn phụ thuộc vào sự phân tích đặc điểm công trình từ đó thể hiện trên bản vẽ sơ đồ lắp ghép công trình (gồm một mặt bằng và các mặt cắt). Trong đó thể hiện rõ các ký hiệu cấu kiện, vị trí lắp của nó trong công trình.

Thống kê cấu kiện tính giá thi công nhà xưởng

Việc thống kê cấu kiện nhằm tổng hợp khối lượng công việc, giúp Phương Nam tính chính xác giá thành thi công nhà xưởng và hình dung được tính phức tạp của công trình về mặt định lượng. Thống kê dựa vào bản vẽ sơ đồ lắp ghép sẽ không bỏ sót nhất là với nhiều cấu kiện giống nhau về hình đáng song có nhiều chi tiết khác biệt nhìn thấy và không nhìn thấy.

Cột 1: thứ tự cấu kiện nên ghi theo trình tự lắp ghép các cấu kiện .

Cột 2: ghi tên cấu kiện thường gọi khu theo mã hiộu trong hổ sơ thiết kế (kt, kc, tc). Ví dụ cột C1, C2, C3 ….

Cột 3: vẽ hình dáng của cấu kiện để dễ nhận dạng trên đó ghi ba kích thước:

Cột 4 - đơn vị tính là cái, chiếc (số đếm).

Cột 5 - số lượng tính theo số đếm của từng mã hiệu cấu kiện.

Cột 6 - trọng lượng lấy theo catalô đơn vị là tấn, lấy chính xác sau dấu phẩy một số.

Cột 7 - tích của cột 5 với cột 6.

Cột 8 - ghi chú những đặc điểm của cấu kiện như: có quai cẩu hay không có quai? Có lỗ cài chốt cẩu? Gia cường cấu kiện khuếch đại ? ...

Chọn thiết bị treo buộc

Căn cứ vào hình dáng cấu kiện và dụng cụ sẵn có ta chọn các thiết bị treo buộc thích hợp. Sau đó xác định lực căng để chọn đường kính dây cấp, kích thước thiết bị, chiều dài dây cẩu.

Treo buộc cột

Thiết bị treo buộc cột có thể chọn các loại sau:

+ Dây Cẩu kép buộc theo cách buộc tròng (hình 1.2a) nếu cột nhỏ Q < 500kg. Không có vai hay lỗ cài chốt thi công;

+ Dây cẩu hai nhánh có vành khuyên dùng với cột có lỗ cài chốt thi công có thể dùng chốt khoá bán tự động (hình 1 -2b);

+ Đai kẹp ma sát khi côt có vai (hình 1.2c).

Lực căng trong dây cáp tính theo công thức:

S = (m.KQck)/ (n cos 0°)

Trong đó:

K: hệ số an loàn, lấy k = 5 - 6

m: hệ số kể đến sức căng dây không đồng đều. Lấy:

m = 1,0 dây chế tạo tại nhà máy chuyên dùng;

m = 1,2 dây chế tạo tại xưởng gia công,

n: số nhánh dây treo vật (n = 2);

0°: góc giữa sợi cáp và dây đọi (a = 0);

Treo buộc dầm cầu chạy

Vì không có quai cẩu, nên dầm cầu chạy thường được treo bằng hai dây cẩu kép có khoá bán tự động ở hai đầu cách đầu mút khoảng 0,1L, sau đó dùng cẩu hai móc để nâng lên. nhánh cáp của dây cẩu phải tạo với đường nằm ngang một góc a > 45° để tránh lực dọc phát sinh lớn (hình 1.3).

Lực căng dây cáp tính theo công thức.

S= KQ / sin a ==> chọn dây cáp theo (phụ lục).

Treo buộc dàn

Tuỳ theo kích thước và trọng lượng của dàn ta có thể dùng đòn treo dạng xà (hình 1,4a) hay đòn treo dạng dàn (hình 1 -4b). Số móc cẩu có thể là 2 hoặc 4.

 

Lực căng trong dây cáp tính theo công thức:

S1= KQ / (2sina ) ; S2= KQ / (4sina )

Góc a phải chọn sao cho hlb của đòn treo không lớn quá làm tăng chiều dài tay cần, nhưng cũng không nhỏ quá làm lực nén phát sinh gây mất ổn định của cấu kiện cũng như xà đòn. Từ cách treo buộc ta quyết định phương án gia cường cấu kiện.

Treo buộc Panel sàn, mái

Khi treo buộc panen sàn, mái thì tuỳ theo kích thước của cấu kiện ta có thể chọn chùm dây cẩu 4,6 hoặc 8 móc (hình 1.5).

Chiều dài của dây cấp chọn sac cho góc nghiêng a so với mặt bằng lớn hơn 45° (a > 45°). Để lực căng trong các dây cáp bằng nhau thì chum dây cần phải có cơ cấu tự cân bằng theo nguyên tắc từng đôi một.

Lực căng được tính theo công thức:

S= KQ / (m.nsina)

Trong đó: Các đại lượng lấy như đã trình bày ở trên, song cần chú ý khi tính lực căng của lớp dây nào thì lấy số nhánh dây n tương ứng với mặt cắt lớp dây đó.

Treo buộc tấm tường cửa sổ

Cấu kiện tường thường có 2 quai cẩu (rất hiếm khi gặp có số quai cẩu nhiều hơn) nên ta thường dùng dây cẩu hai móc tương ứng với số quai cẩu của cấu kiện. Lực căng dây cần tính theo công thức:

S = KQ / (2 sin a)

Ở đây chọn a = 40° - 50°.

Nếu dây cẩu có sẳn ta dùng công thức khác


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDTC