Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Đô thị hiện đại nửa đầu thế kỷ xx

                Chiến tranh thế giới I (1914 – 1918) đã để lại hậu quả nặng nềở châu Âu. Sau chiến tranh, mọi người đổ vềđô thị tạo nên một làn sóng đô thị hóa ồạt. Giao thông đô thị trở thành vấn đề hết sức căng thẳng, những lý luận không tưởng trước đây muốn thoát ly khỏi đô thịđã không còn chỗđứng trước thực tếđô thị cứ tiếp tục phình to ra mãi. Cùng thời gian này, cách mạng tháng Mười thắng lợi ở Nga đã đặt nền móng cho một kiểu hoạt động xây dựng đô thị hoàn toàn mới.

                Các phƣơng án quy hoạch đô thị của Le Courbusier.

                Le Courbusier ngoài việc xây dựng một nền kiến trúc mới chống lại phái hàn lâm kinh viện, đã coi quy hoạch đô thị là một công việc có tầm quan trọng chiến lược, sống còn đối với văn minh nhân loại. Ông coi "quy hoạch đô thị là chìa khoá" để giải quyết mọi vấn đề kiến trúc xây dựng. Le Courbusier là tác giả của các phương án thành phố ba triệu dân, phương án cải tạo trung tâm Paris và nhiều phương án quy hoạch các đô thị nhiều nước trên thế giới..

                Mô hình thành phố ba triệu dân được Le Courbusier đưa ra vào năm 1922. Ông phê phán kiểu xây dựng hỗn loạn vô chính phủ hiện tại, muốn thực hiện một cách xây dựng có quy luật, có trật tự, chủ trương xây dựng hàng loạt, xây dựng công nghiệp hoá. Mô hình Thành phố ba triệu dân là dưới dạng một hình chữ nhật lớn, có những trục giao thông chính và phụđan nhau 90° hoặc 45°. Ở giữa trung tâm thành phố rộng lớn 350 ha là khu vực làm việc, dịch vụ với 24 nhà chọc trời cao 60 tầng, mỗi nhà đặt cách nhau 150 mét. Bao quanh khu nhà này là khu ởđầy cây xanh dành cho 400-600 nghìn người với các nhà cao tầng kiểu. Ngoài cùng là khu ở kiểu sân vườn với hai triệu dân. Các khu công nghiệp, các thị trấn-vườn được đặt ở ngoại vi. Thành phố có hai trục giao thông chính thẳng góc với nhau tạo thành hai trục quy hoạch cắt nhau ở trung tâm đô thị, mỗi trục rộng 180 mét. Nhà ga chính đặt ở trung tâm với hệ thống giao thông cả trên và dưới mặt đất.

                Mô hình Đô thị vệ tinh của Raymond Urwin.

                -Năm 1922, Raymond Urwin công bố cuốn sách "Thực tiễn quy hoạch đô thị", đặt cơ sở nền móng cho lý thuyết thành phố vệ tinh. Mô hình này dưa trên cơsở thiết lập một mạng lưới các đô thị nhỏ bao quanh một đô thị lớn qua đó có thểphân tán bớt dân các đô thị lớn và bảo đảm cho trung tâm đô thị phát triển tương đối độc lập, nhằm tạo điều kiện sống có lợi hơn cho nhân dân đô thị. Sơđồ hệthống Đô thị vệ tinh là một mạng lưới gồm 9-10 thành phố nhỏ bao quanh một thành phố chính. Ở thành phố chính này có khu công nghiệp ở phía đông, khu  thương nghiệp ở chính tâm, vòng ngoài là các khu ở. Các đô thị vệ tinh đặt cách thành phố chính 40-50 km. Tuy lý thuyết thành phố vệ tinh của Raymond Urwin không có gì cách tân lắm so với Thành phố vườn của Ebenezer Howard nhưng lại được dư luận chú ý và có một số  thực tiễn chứng minh rằng nó có thể áp dụng được ở nhiều nước, trên cơ sở bổ sung một số thành phần chức năng đô thị cho nó.

                Mô hình Đơn vịở láng giềng của Clarence Perry.

                -Clarence Perry là người đã đề xuất một mô hình xây dựng đô thịđược ứng dụng nhiều nhất trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau và vẫn còn giá trịđến ngày nay: Mô hình Đơn vịở láng giềng. Đó là một đóng góp quan trọng vào nền văn hoá xây dựng đô thị Hiện đại, khai thông một hướng phát triển đô thị hợp lý mới, luận thiết của Perry thực sựđã gây một chấn động trong dư luận các giới chuyên môn và công chúng.

                -Những nguyên tắc tổ chức cơ bản của mô hình Đơn vịở láng giềng:

                + Những Đơn vịở láng giềng được bao quanh bởi những tuyến giao thông chính, bên trong khu ở chỉ có đường nội bộ, không được xuyên qua mà chỉcó đường cụt.

                + Bố trí và sử dụng hợp lý các công trình dịch vụ; trường học đặt gần với lõi không gian cây xanh, trường học và nhà trẻ nối liền với các đường đi bộ, cách ly hoàn toàn các đường lớn, khu vực nghỉ ngơi công cộng và các công trình công cộng được hợp nhóm đặt gần không gian cây xanh. Các cửa hàng nên đặt ở vành ngoài khu ở, gần các nút giao thông công cộng.

                + Số lượng người của khu ở phù hợp với quy mô các công trình phục vụ (5000-6000 dân tương ứng với trường học có 1000 học sinh). Ngoài ra phải chú ý đến bán kính phục vụ từ trung tâm ra vành ngoài bán kính nên lấy khoảng 400m.

                Với cách tổ chức này và việc sử dụng chung các công trình dịch vụ các mối quan hệ láng giềng sẽ phát triển tạo nên môi trường ở tốt và sống động.

                Thành phố thôn dã của Frank Lloyd Wright  và Thành phố phân tán của Eliel Saarinen.

                Thành phố thôn dã kiểu phân tán của Frank Lloyd Wright ra đời năm 1935 là một sự phản kháng của ông về cuộc sống trong các đô thị lớn. Wright đã mô tảđô thị của mình với hồ, sông, với các nhà ở biệt lập xây dựng trên các khu đất rộng, ngập trong cây xanh. phía Tây Bắc thành phố có một khu trung tâm với một nhà hành chính cao đột xuất, có công viên, sân bãi thể thao, vườn động vật, nhà thuỷ tạ ... Thành phố sử dụng các phương tiện giao thông hiện đại, có nhiều đường ô tô rộng nối liền với các sân bay và các tuyến đường xe lửa. Phạm vi đi lại cho dịch vụ, công việc làm chỉ trong khoảng 16-32 km với thời gian đi lại 10-40 phút. Khái niệm đô thị của Wright gắn với việc đề cao cá nhân, chống lại con "quái vật cơ khí" và giải thoát con người khỏi cách sống "cả gói".

                Thành phố phân tán của Eliel Saarinen cũng dựa trên một ý tưởng giảđịnh một cách lý tưởng về thiên nhiên và xã hội. Saarinen cho rằng nếu thành phố ban đầu là một hình vuông đặc thì sau 10 năm, 20, 30, 40 năm và 50 năm sau sẽ phân hoá thành từng mảng nhỏ như những mảng thuỷ tinh vỡ hình thành nên một cấu trúc phân liệt. Saarinen đặc biệt chú ý vấn đề giao thông giữa các thành phần trong cấu trúc vì ông cho rằng đưa nhà máy, trường đại học, viện nghiên cứu và các nhà làm việc vào trong khu ở là không thực tế. Qua những phân tích của mình, Saarinen cho rằng trong một chừng mực nào đó thành phố lớn có thể chấp nhận được như là một đơn vị thống nhất nhưng với điều kiện là phải cải tạo khi nó đã suy thoái, và phải có sự phân tán hữu cơ.

                Hiến chƣơng Athens và C.I.A.M.

                -C.I.A.M là tên gọi của Hiệp hội kiến trúc sư quốc tế thành lập năm 1928 còn hiến chương Athens là một cương lĩnh có tính chất chiến lược về quy hoạch đô thị của hiệp hội được soạn thảo năm 1933 tại Athens. Mục đích của C.I.A.M là đúc rút kinh nghiệm của kiến trúc hiện đại, giới thiệu những ý tưởng mới, phổ biến rộng rãi tư tưởng của kiến trúc hiện đại vào đời sống xã hội, nhằm gây một công luận phổ biến có lợi cho nền kiến trúc mới.

                -Bản hiến chương về xây dựng đô thị này - căn cứ vào thực tế khủng hoảng đô thị thế giới -đã đề xuất ra 5 đại mục chính là: Nhà ở, Giải trí, Việc làm, Giao thông và di sản lịch sử với 95 đề nghị. Phần một của bản hiến chương đã đề cập đến vấn đềĐô thị và Vùng đô thị. Phần hai nói đến tình trạng hiện đại của các đô thị, tiến hành phê phán và đề ra phương pháp cải tạo chúng, nêu lên điểm đầu là nhà ở (phê phán tình cảnh ở tồi tàn ở các đô thị); điểm thứ hai nói đến vấn đề nghỉngơi (nhấn mạnh tầm quan trọng của không gian cây xanh); điểm thứ ba là công việc làm (nêu lên việc bố trí bất hợp lý các khu vực đô thị); điểm thứ tư là những quan điểm về giao thông (nêu lên hiện trạng và phương pháp cải tạo), điểm thứnăm bàn vềđi sản đô thị (chủ trương cứu vãn những giá trị văn hoá). Phần ba (kết luận) đã đề ra việc thành phố phải bảo đảm về mặt vật chất và tinh thần, tự do cá nhân, lợi ích tập thể cho cộng đồng đô thị.

                Trường phái quy hoạch đô thị Xô Viết những năm 1920 - 1930.

                -Sức bật mạnh mẽ của hoạt động xây dựng đô thịở Liên Xô trong những năm 1920-1930 có cơ sở kinh tế-xã hội từ việc Liên Xô đã quốc hữu hoá toàn bộđất đai lãnh thổ. Rất nhạy cảm với sựđe doạ của các đô thị lớn, các nhà kiến trúc đô thị Xô Viết đã đề ra khái niệm "Trục phân bố" dân cư, nhằm hạn chế việc tạo thành các đô thị lớn, tiêu diệt mâu thuẫn giữa thành phố và nông thôn. Những trục phân bố như vậy đặt dọc theo các tuyến đường giao thông, với đầy đủ các thành phần: các khu ở, khu văn hoá dịch vụ, khu công nghiệp và cà các khu nông nghiệp.

 

                -Một mô hình quy hoạch đô thị quan trọng đã được đưa vào thực tiễn xây dựng thành phố Stalingrad bởi Miliutin là quan niệm Thành phố dải, một hình thức thành phố tuyến nhưng với những khái niệm cách tân hơn. Miliutin đã đặt thành phố trải dài theo triền sông Volga, theo thứ tự từ bờ sông ra bên ngoài là dải nhà ở, tiếp đến là đại lộ sau đó đến dải cây xanh rộng 500 mét: rồi đến dải đất dùng cho khu công nghiệp, ngoài cùng là đường xe lửa.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT