Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 18/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Dự toán vật liệu, nhân công, máy thi công lập báo giá xây dựng

Cơ sơ để lập dự toán vật liệu, nhân công và máy thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Khối lượng công tác của công trình.

Định mức dự toán xây dựng cơ bản.

Tác dụng của việc lập dự toán vật liệu, nhân công, máy thi công

Dự toán vật liệu, nhân công, máy thi công là cơ sơ để đơn vị xây lắp lập kế hoạch cung ứng vật tư kĩ thuật, kế hoạch tổ chức thi công; điều động nhân lực và máy thi công.

Dự toán vật liệu, nhân công, máy thi công là cơ sơ để lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của ngành và của chú đầu tư.

Xác định nhu cầu vật liệu, nhân công và máy thi công cho từng khối lượng công tác xây lắp Nhu cầu vật liệu, nhân công , máy thi công ở giai đoạn thiết kế kĩ thuật xác định theo tài liệu thiết kế kĩ thuật và định mức dự toán tổng hợp.

Nhu cầu vật liệu, nhàn công, máy thi công ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi Công xác định theo tài liệu thiết kế bản vẽ thi công và định mức dự toán chi tiết.

Yêu cấu khi xác định từng loại nhu cầu:

Đối với vật liệu: cần xác định rõ số lượng, đơn vị, chủng loại, quy cách.

Đối với nhân công: cần xác định rõ số lượng nhân công  cho từng loại thợ, cấp bậc thợ.

Đối với máy thi công: cần xác định rõ số ca máy cho từng loại máy, ghi rỏ mã hiệu, công suất máy.

Sau khi tính toán được nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công cho từng khối lượng công tác xây lắp của toàn công trình, ta lập bảng phân tích vật liệu, nhân công, máy thi công

Ghi chú:

+ Ghi rỏ số hiệu định mức sử dụng.

+ Cột loại Công tác xây lắp: ghi rõ quy cách của công tác đó.

+ Các cột vật liệu, nhân Công và máy thi công sử dụng không hạn chế số cột, tuỳ theo tính chất, quy cách của loại công tác xây lắp của công trình mà số cột nhiều hay ít.

Để cho bảng phân tích trên được gọn ta nên nhóm các công việc có sử dụng các loại vật liệu, nhân công, máy thi Công gần giống nhau (ví dụ công việc thuộc về nề, bê tông cùng sử dụng các loại vật liệu như xi măng, cát) ghi rỏ đơn vị của các loại vật liệu: đơn vị (công) cho nhân công: đơn vị (ca) cho máy thi công.

Sau đó ta tiến hành cộng các cột của bảng phân tích trên để tổng hợp nhu cầu về vật liệu, nhân Công và máy thi công.

Phương pháp lập tổng giá trị xây dựng nhà ở, công trình dân dụng và công nghiệp xây dựng

Tổng giá trị xây dựng nhà ở, công trình dân dụng và công nghiệp là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình và được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kĩ thuật (đối với công trình thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế kĩ thuật - thi công (đối với công trình thiết kế 1 bước). Tổng giá trị xây dựng nhà ở, công trình dân dụng và công nghiệp bao gồm: Chi phí xây lắp (GXL), chi phí thiết bị (GXB), chi phí khác (GK) và chi phí dự phòng (Gdp).

Tổng giá trị xây dựng nhà ở, công trình dân dụng và công nghiệp được tính theo công thức: GTDT = Gxl + GTL + Gk + Gdp

Tính chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công lập báo giá xây dựng

Chi phí xây lắp công trình xây dựng là toàn bộ chi phí để thực hiện công tác thi công xây dựng và lắp đặt của từng hạng mục công trình từ phần thô cho đến hoàn thiện nhà đã xây thô thuộc công trình đó.

Tài liệu cần thiết để tính chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công lập báo giá xây dựng

Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.

Hồ sơ thiết kế kĩ thuật thi công

Khối lượng công tác xây lắp được tính toán từ thiết kế kĩ thuật hoặc thiết kế kĩ thuậĩ thi công phù hợp với danh mục của đơn giá tổng hợp.

Thiết kế mặt bằng thi công tổng thể.

Đơn giá tổng hợp do Bộ Xây dựng ban hành.

Giá chuẩn các ngôi nhà, hạng mục công trình thông dụng.

Các chế độ chính sách có liên quan đến XDCB.

Phương pháp tính toán chi phí xây lắp công trình xây dựng (hay cụm công trình xây dựng) là tập hợp chi phí xây lắp từng hạng mục công trình, loại công tác hoặc kết cấu xây lắp của công trình đó.

Chi phí xây lắp công trình được tính tlicu công thức sau: Gxl= (Tổng i từ 1-n) giXL (1+TXLCTGT)

Trong đó:

giXL - Giá trị dự toán xây lắp trước thuế của hạng mục công trình thứ i;

TXLCTGT Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng, lắp đặt.

Đối với những hạng mục công trình xây dựng theo thiết kế riêng biệt thì giá trị dự toán xây lắp trước thuế hạng mục công trình được tính theo phương pháp lập dự toán xây lắp trong phụ lục số 2 kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17-7-2000.

Đối với những hạng mục công trình thông dụng (như nhà ở, nhà làm việc, hội trường, kho tàng, đường sá, sản bãi...) thì giá trị dự toán xây lắp trước thuế được xác định theo công thức: giXL = Pi x Si

Pi - Mức giá tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của hạng mục công trình thứ i;

Si - Diện tích hay công suất sử dụng của hạng mục công trình thứ i.

Phương pháp tính chi phí thiết bị thi công xây dựng

Tài liệu cần thiết để tính chi phí mua sắm thiết bị công nghệ

Báo cáo nghiên cứu khả thi được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Danh mục các thiết bị cần lắp đặt và không cần lắp đặt theo yêu cầu của công nghệ sản xuất của công trình xây dựng.

Giá mua các thiết bị (phân theo danh mục thiết bị hoặc theo trọng lượng thiết bị).

Giá cước vận tải bốc xếp (cả giá cước vận tải của những thiết bị siêu trường, siêu trọng).

Định mức chi phí tính theo tỉ lệ(hay theo dự toán) của công tác bảo quản, bảo dưỡng được cấp có thẩm quyền ban hành.

Phương pháp tính

Chi phí thiết bị được tính theo công thức sau: GTB= (Tổng i từ 1-n) Qi Mi  (1+TTBGTGT)

Qi -Trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i;

Mi -Giá tính cho 1 tấn hoặc 1 cái (1 nhóm) thiết bị thứ i của công trình;

Mi = mi + ni + ki + Vi + hi.

mi : Giá của thiết bị thứ i ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị công nghệ tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị công nghệ nhập khẩu);

ni : Chi phí vận chuyển 1 tấn hoặc 1 cái (1 nhóm) thiết bị thứ i từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến Công trình;

ki : Chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container 1 tấn hoặc 1 cái (1 nhóm) thiết bị thứ i (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu);

Vi - Chi phí bảo quản, bảo dưỡng 1 tấn hoặc 1 cái (1 nhóm) thiết bị thứ i tại hiện trường;

hi - Thuế và phí bảo hiểm thiết bị thứ i;

TTBGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với từng loại thiết bị.

Riêng đối với các loại thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí tính cho loại thiết bị này thực hiện theo nguyên tắc, phương pháp trong khoản 1.2, điểm 1 mục IV của Thông tư số 09 /2000/TT-BXD ngày 17 tháng 7 năm 2000 của Bộ Xây dựng và bao gốm các nội dung như đã nói ở trên.

Phương pháp tính chi phí khác

Tài liệu cần thiết để tính chi phí khác

Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.

Các bản vẽ và thuyết minh thiết kế kĩ thuật hoặc thiết kế kĩ thuật thi công.

Thiết kế mặt bằng thi công tổng thế.

Bảng giá khảo sát, thiết kế.

Các thông tư, chế độ chính sách có liên quan đến xây dựng cơ bản.

Phương pháp tính

Chi phí khác được tính theo công thức sau:

GK= [(Tổng i từ 1-n)Bi + (Tổng i từ 1-n)Cj ]x  (1+TKTGTGT)

Bj : Giá trị của khoán mục chi phí khác thứ i thuộc nhóm chi phí, lệ phí tính theo định mức tí lệ % (chưa bao gồm thuế VAT).

Cj: Giá trị của khoán mục chi phí khác thứ j thuộc nhóm chi phí khác tính bằng cách lập dự toán (chưa bao gồm thuế VAT);

TKTGTGT : Mức thuê suất giá trị gia tăng theo quy định đối với lừng loại chi phí khác là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Chi phí dự phòng vật liệu, nhân công, máy thi công lập báo giá xây dựng

Chi phí dự phòng (bao gồm cả dự phòng do khối lượng phát sinh và dự phòng do yếu tố trượt giá) được tính bằng 10% trên toàn bộ chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác của công trình theo cách tính nói trên và xác định theo công thức: GDB = (Gxl + Gtb + Gk) x 10%


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT