Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Lịch sử thiết kế thi công nhà cung điện potala đẹp

Thời điểm thiết kế xây dựng: 1645 - 1695 (với nhiều bổ sung sau này)

Địa điểm thi công: Lhasa, Tây Tạng

Cung điện nhà Potala được thiết kế như là một biểu tượng đẹp của chính thể Tây Tạng vào thời điểm khi quốc gia vừa thống nhất dưới sự cai trị của các đức Đạt Lai Lạt Ma phật giáo, đã thực hiện chức năng ấy ở mức thán phục và tạo ra hình ảnh biểu tượng thị giác tinh túy của Tây Tạng đối với người ngoài và hình ảnh này được kiến trúc sư thiết kế thể hiện qua nhiều nhóm khác nhau trong yêu sách đòi quyền kiểm soát đối với Tây Tạng. Đồng thời, nhà cung điện đẹp còn giúp chúng ta liên tưởng nguồn gốc Ấn Độ của Phật giáo Tây Tạng, trong thực tế được sự hâu thuẫn của Mông Cổ để làm cho việc thiết kế thi công trở thành khả thi, và trang hoàng thiết kế kiến trúc kiểu nhà ở Trung Hoa.

Ảnh chụp của Hugh Richardson, người đại diện cho chính phủ Anh ở Tây Tạng, chụp vào thập niên 1940.

Một lá cờ hiệu có hình Đức Phật bay phất phới trên tòa nhà trong một lễ hội.

Thiết kế theo tên của một nhà ở cung điện huyền bí ở Nam Ấn Độ của Đức Phật bảo trợ Tây Tạng Avalokiteshvara, cung điện Potala được thi công xây dựng trên địa điểm được cho là một cung điện nhỏ của nhà sáng lập Tây Tạng vào thế kỷ thứ VII, Đức vua Songt- sen Gampo, chính là người nghĩ ra dự án thi công xây dựng Potala, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 (khoảng 1642-1682) được nhắc đến như một sự hóa thân của Avalokiteshvara. Vì thế tính liên tục và sự phục hưng của nhà nước Tây Tạng sau các thời kỳ chia cắt đã được thiết kế tái khẳng định có chủ ý.

Cung điện Potala đẹp chạy dọc theo đỉnh một dãy núi thấp nhìn xuống thành phố Lhasa ở hướng Nam, cũng là một bộ phận của khu đất có hướng bao hình chữ nhật nằm ở chân núi. Phần trung tâm của khu đất có 2 thành phần chính: Bạch cung ở phía Đông và Hồng cung ở phía Tây.

Sau khi được Gushri Khan - vua Mông Cổ làm lễ nhậm chức cho đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 trong tư cách nhà cai trị Tây Tạng năm 1642, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 xây dựng Bạch cung từ năm 1645 đến 1648 và chọn nơi đây làm nơi ở chính thức là nhà ở của mình. Nhiếp chính sau cùng của ông, Sangye Gyasho, xây dựng Hồng cung từ năm 1690 đến 1694 để hợp nhất lăng mộ của đức Đạt Lai Lạt Ma.

Bất chấp sự phát triển của Lhasa trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các công trình theo phong cách hiện đại, cung điện Potala vẫn còn nổi bật trong cảnh quan thành phố.

Cả Bạch lẫn Hồng cung sau cùng là sự phát triển thiết kế tu viện Ấn Độ cổ đại. Phòng họp ở tầng 1 hình chữ nhật được bao quanh bằng những phòng nhìn vào bên trong, bên trên chồng thêm từ 2 tầng hay nhiều hơn với các phòng nhỏ khác, chứa một dải đất bằng tạo bậc phía trong, lộ thiên, làm hành lang phía trên phòng lớn. Các khoảng không gian bên trong hầu hết là nhà nguyện, phòng tu viện, căn hộ sinh hoạt của các đức Đạt Lai Lạt Ma hay am hài cốt của họ.

Mộ của đức Đạt Lai Lạt Ma tứ 13 (khoảng 1895 -1933) tạo ra sự phát triển theo kiểu Tây phương cho đến Hồng cung xây dựng từ năm 1934 và 1936. Các công trình ngoại vi chẳng hạn như những khu nhà sinh hoạt trong tu viện ở đầu phía Tây, nhà khoa và công sự bên ngoài có vẻ trở ngược lại thế kỷ 17, mặc dù nhiều sự bổ sung không đáng kể đã tiến hành qua nhiều năm. Lối vào qua cổng hẹp, có thể phòng thủ sau khi bước qua nhiều được hốc có bậc thang mà độ nghiêng thoai thoải của chúng rất thuận tiện cho ngựa thồ hàng hóa.

Bất chấp một số lần bị bao vây trong thời gian ngắn, và nguy cơ thường xuyên xảy ra động đất và hỏa hoạn, thiệt hại do Cách mạng văn hóa, cung điện Potala chưa hề bị tàn phá nghiêm trọng và nói chung thường được thi công sửa chữa hợp lý.

Thi công nhà ở cung điện

Sơ đồ bản vẽ nhà ở cung điện Potala

1. Tháp trung tâm, 2. Tháp ở góc, 3. Chiếu nghỉ phía dưới của đường góc phía Nam, 4. Công trình dành cho thangkas, 5. Nơi ở của tăng nữ, 6. Tháp tròn phía Tây, 7. Am hài cốt của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, 8. Sân ngoài của Hồng cung, 9. Tiền sảnh của Hồng cung, 10. Hồng cung, 11. Nhà nguyện,  12. Thành lũy trên đường phía Bắc, 13. Công trình trên cột chống phía Bắc, 14 Am hài cốt của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, 15. Am hài cốt của Đạt Lai Lạt Ma thứ 7, 16. Am hài cốt của Đạt Lai Lạt Ma thứ 8, 17. Am hài cốt của Đạt Lai Lạt Ma thứ 9, 18. Bạch cung, 19. Sân ngoài của, 19. Bạch cung, 20. Trường đào tạo chức sắc tôn giáo, 21. Thành lũy phía Nam, 22. Đường dốc dẫn đến lối vào phía Nam, 22. Đường dốc dẫn đến lối vào phía Tây, 23. Pháo đài phía Tây, 25. Tháp tròn.

Đỉnh đồi có vẻ san bằng thành dải đất bằng tạo bậc bằng cách cắt và lấp đầy, một kỹ thuật Tây Tạng chuẩn, tường ngoài của công trình đi xuống bên dưới dải đất bằng nhiều cao trình khác nhau tạo cảm giác dãy núi đang lớn dần lên. Trong  công nghệ và cách sử dụng vật liệu, cung điện Potala nói chung không khác mấy với ngôi nhà ở vùng nông thôn Tây Tạng không phải ngạc nhiên số lượng nhân công khổng lồ chỉ có thể chiêu mộ từ số nông dân địa phương.

Kỹ thuật thiết kế kết cấu là một trong những vách tường khối xây chịu tải đồ sộ bên ngoài - trong trường hợp đá đẽo thô trát vữa bùn - để đặt các dầm trần nhà bằng gỗ chắc chắn, đến lượt dầm gỗ này làm gối cho các dầm gỗ đỡ sàn tạ lên tường.

Bên trong dầm được gối bằng cột gỗ qua các gối tựa dài. Vì thế thi công  khối xây ở bên ngoài nhường chỗ cho phần lớn gỗ súc ở bên trong. Một khác biệt không quan trọng với cấu trúc nhà ở nông thôn là trong các tháp nhỏ phòng thủ ở các đầu phía Đông và phía Tây, với các tường cong chứ không phải tường thẳng. Phần lớn đá được vận chuyển từ các địa điểm ở thượng lưu Đông Bắc Lhasa, bằng phu khuân vác và thuyền thúng, trong khi bùn phần lớn đào ngay phía dưới địa điểm, để lại nhiều hố sau này cải tạo thành hồ trang trí.

Mặt tiền Bạch cung điển hình cho kiến trúc tôn giáo Tây Tạng, tường dốc hướng về bên trong, sự tương phản màu sắc sống động và tập trung trang trí hướng về phần đỉnh.

Lớp vỏ tường bên trong và ngoài đều xây bằng các lớp đá nằm ngang, thông thường sâu khoảng 25cm, và dài 30-50cm, ngăn cách bằng các lớp mỏng gồm nhiều đá nhỏ, hơi phẳng hơn lèn chặt bằng bùn hình thành lớp lót bằng phẳng để xây các lớp đá lên trên. Ở các phần tường phía dưới và công sự phụ phòng thủ, lớp đá chính tường có hình dạng rất gồ ghề và các lớp chèn chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với tổng số các lớp. Ở những nơi các lớp đá chính bị bao quanh hoàn toàn bằng các lớp đá chèn, kỹ thuật này gọi là kiểu "lót tả".

Điển hình trong kiến trúc Tây Tạng là dốc hướng ve bên trong hay độ nghiêng 6-9 độ của tường ngoài tính từ chiều thẳng đứng, thường lớn hơn một chút trong phần cắt ngang phía dưới xây thô hơn. Điều này nhất thiết phải tạo độ nghiêng các lớp chèn thật cẩn thận hướng về các góc. Giữa lớp vỏ bên trong và ngoài, tường dày đến 5m được chèn đầy đất, đá học và các nhánh liễu bện chéo với nhau. Đối với việc sử dụng đồng nấu chảy trong chân móng có thể chỉ là quy ước trong văn

Mái phủ kim loại theo kiểu Trung Hoa đỡ các hình chạm đầu mái có xuất xứ Ấn Độ.

Mái hiên cấu trúc che mát cửa ra vào và cửa sổ và phần tường chắn có trang trí.

Dốc nghiêng của tường hướng vào bên trong nhìn bề ngoài được đối trọng bằng các cột của cửa sổ khung gỗ, giống như chẽ ra ở tầng thấp nhất và đôi lúc nới rộng ra đến các ban công ở các tầng phía trên. Lanh tô của chúng bị bịt lại bằng các mút dầm đỡ sàn nhô ra và mái che bằng bùn. Mái phẳng liên kết với tường chắn, theo chiều thẳng đứng hơn là trát vữa, trong lớp mặt bên ngoài là một tập hợp gồm rất nhiều cây liễu hay bụi cây thánh liễu, các đầu mút hướng ra ngoài đều sơn đỏ. Đây là một phiên bản hóa thạch gồm rất nhiều chất đốt hay cỏ khô vẫn còn chất đống vòng quanh mái nhà nông thôn Tây Tạng. Tường trang trí bằng lớp sơn vôi hay màu đất son màu đỏ, thường xuyên được làm mới bằng cách đổ nước từ phía trên xuống. Kết cấu gồ ghề của bề mặt ngoài ở các khu nhà ở kề nhau làm tăng cảm giác quê mùa, chất phác của công trình.

Kết cấu gỗ bên trong và bề mặt tường đều nặng nề với trang trí chạm khắc và sơn. Điểm quan trọng nhất trong khu phức hợp được đánh dấu ở cao trình cao nhất bằng những mái nhà nhỏ mạ vàng theo kiểu Trung Hoa của thợ thủ công Trung Hoa và các trang trí mạng vàng có xuất xứ Ấn Độ của thợ thủ công Nepal, một điểm khác biệt với kiểu nhà nông thôn.

Số liệu thực tế: Số tầng: 13, Chiều cao: 117m, Vật liệu: đá, gỗ, bùn, Cao trình: 3.700m


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT