Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Những mẫu thiết kế kiến trúc nhà đẹp nhất phương tây ở thế kỷ XIX hiện nay

Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội phuơng tây cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX

Chủ nghĩa tư bản nảy sinh trong lòng chế độ phong kiến từ rất sớm (thế kỷ XIV), trải qua một quá trình lâu dài tự giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hê sản xuất, đến đầu thế kỷ XIX do hội tụ đầy đu các điều kiện phát triển nên đã lớn mạnh ở Tây Âu và Bắc Mỹ, trở thành giai cấp thống trị xã hội và phát huy ảnh hưởng trên phạm vi thế giới. Đến những năm 1880, chủ nghĩa tư bản đã tiến lên chủ nghĩa dế quốc với sự xuất hiện của hình thức tư bản độc quyền và quá trinh xâm chiếm thuộc địa ở Châu Á, Phi và Mỹ La tinh.

Sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản đi đôi với bước nhảy vọt về kinh tế, thương mại và sự ra đời của những phát minh, sáng chế công nghiệp.

Năm 1801, đầu máy xe lửa hơi nước được đưa vào sử dụng

Năm 1813, chiếc đèn khí than đầu tiên được thiết kế

Năm 1840, Samuel Morse (Mỹ) đã phát minh ra điện tín

Nãm 1843, chiếc tàu đầu tiên vượt đại dương được hạ thủy

Năm 1876, Alexander Bell phát minh ra máy điện thoại

Nãm 1877, Thomas Edison phát minh ra máy đĩa hát

Nãm 1887, Gottlieb Daimler và Karl Benz (Đức) cho xuất xưởng những chiếc xe hơi đầu tiên

Năm 1895, Wilhem Conrad Röntgen (Đức) tìm ra tia X

Năm 1897, Rudolf Diesel (Đức) sản xuất động cơ chạy dầu cỡ lớn

Những thành tựu này được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, thiết kế xây dựng những công trình kiến trúc, xây dựng mẫu nhà đẹp, đem lại những biến đổi tích cực vể cơ sở hạ tầng cũng như diện mạo các thành phố tư bản chủ nghĩa cho đến ngày nay.

Quá trình đô thị hóa là hệ quả tất yếu của cách mạng công nghiệp. Thế kỷ XIX chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng dân số đô thị ở Châu Âu và Bắc Mỹ:

 

 

Theo đó, các đô thị, những mẫu nhà đẹp ngày một mở rộng và nhu cầu xây dựng tăng lên không ngừng và lưu giữ đến ngày nay. Các loại hình kiến trúc đô thị, những mẫu nhà đẹp trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Xã hội trong giai đoạn mới đặt ra những yêu cầu mới đối với kiến trúc như tính đa năng, linh hoạt, sự giản tiện trong ngôn ngữ kiến trúc, quy chuẩn hóa để thì công nhanh theo phương pháp công nghiệp. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo đà cho kiến trúc phát triển với tốc độ và quy mô chưa từng có.

20 năm cuối thế kỷ XIX là thời kỳ quá độ của chủ nghĩa tư bản lên giai đoạn đế quốc. Công nghiệp ở Phương Tây phát triển như vũ bão, đặc biệt là ở Mỹ, chỉ trong một thời gian rất ngắn sau nội chiến (1861 - 1865) đã lần lượt vượt qua Pháp, rồi Anh, để trở thành Đại Công Xưởng của thế giới vào những nãm 1890 do thực hiện hình thức tư bản độc quyền lũng đoạn. Tiếp đó, các công nghệ mới như luyện thép, sản xuất động cơ, máy móc, rồi những phát minh khoa học như tia X, cấu trúc tinh thể trong hóa học, tế bào trong sinh học, các học thuyết tiến hóa, định luật bảo toàn năng lượng, ... lần lượt xuất hiện làm chấn động giới khoa học, góp phần thay dổi tích cực bộ mật các nước Âu Mỹ.

Về mặt xã hội, sự phân hóa giai cấp ngày một sâu sắc. Đó là hê quả tất yếu và là mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, song cũng là tiền đề cho sự phát triển của phong trào công nhân.

Đây là một giai đoạn lịch sử rất sôi động, và những biến đổi xã hội to lớn, góp phần lạo nên sự phong phú và sự chuyển mình của kiến trúc, những mẫu nhà đẹp ngày nay.

Quá trình phát triển kiến trúc và đặc điểm kiến trúc phương tây thế kỷ XIX

Kiến trúc Phương Tây thế kỷ XIX diễn ra trong một bối cảnh phức tạp, bao gổm nhiều trường phái và học thuyết đan xen, song vể cơ bản có Ihể phân chia làm hai thời kỳ tương ứng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản:

Giai đoạn tiền kỳ (đến 1880) với các trào lưu Phục hưng cổ điển, Lãng mạn, Chiết trung, Kỹ thuật mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, đo bùng nổ tự phát nên kiến trúc tư bản chủ nghĩa thể hiện phần nào sự hỗn loạn. Kiến trúc hành chính là một nét đặc trưng cho giai đoạn này, mang tính hoành tráng, chế áp tinh thần tượng trưng cho quyển lực của giai cấp thống trị với những công trình tiêu biểu như Tòa nhà Quốc hội ở Mỹ (1793 - 1851) và Anh (1836 - 1865), các công trình Tòa án Tối cao, Trụ sở Cảnh sát, Khải hoàn môn, Cột ghi công, thậm chí cả nhà tù, ... ghi dấu ấn của bộ máy cổng quyền nhà nước mà đại diện cho thể chế độ là giai cấp tư sản.

Giai đoạn đế quốc (20 năm cuối thế kỷ XIX) nổi bật với phong trào Arts and Crafts và học phái Chicago. Trong giai đoạn này, nền kiến trúc tư bản trở nên ổn định hơn, hình thành những trường phái, phong cách rõ rệt và thể hiện được sự tìm tòi, thể nghiệm và chắt lọc để đóng góp những nét tinh túy, nhân văn của kiến trúc cho nền văn minh nhân loại.

Tuy rất đa dạng và do đó khó có thể kết luân một cách ngắn gọn song tựu chung lại, kiến trúc Phương Tây thế kỷ XIX mang những đặc điểm cơ bản sau:

Loại hình đa dạng, quy mô và số lượng lớn: Tòa thị chính, nhà ga, rạp hát, viện bảo tàng, trường học, gian triển lãm, cầu thép, tháp, nhà ở công nhân.

Kiến trúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là một loại hình hàng hóa, trong đó tính thương phẩm của kiến trúc được nhấn mạnh, đói khi được đề cao quá mức lấn át các yếu tố công nâng hay thẩm mỹ

Sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngôn ngữ tạo hình kiến trúc, với những loại hình kết cấu mới (vượt nhịp lớn với những mái vòm, dầm thép chữ T, I) và vật liệu mới (thép, bê tông cốt thép, kính).

Nhiều tư tưởng kiến trúc mới xuất hiện (sự giản tiện trong ngôn ngữ kiến trúc, quan điểm đề cao giá trị của lao động sáng tạo thủ công so với loại hình sản xuất hàng loạt trên dây chuyền công nghiệp, ...) và sự đan xen của nhiều trường phái kiến trúc (Phục cổ, Lãng mạn, Chiết trung, Kỹ thuật mới, .„) tạo nên một bức tranh toàn cảnh đa chiều, nhiều màu sắc.

Sự phát triển của kiến trúc Phương Tây thế kỷ XIX có thể được hình dung theo sơ đồ:

 


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT