Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Tầm quan trọng của thi công xây dựng nhà phố

Vai trò và nhiệm vụ của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân

Thi công xây dựng nhà phố, nhà dân dụng là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của nền kinh tế quốc dân, nó chiếm vị trí chủ chốt ở khâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định.

Để sáng tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định cho đất nước sẽ có rất nhiều ngành tham gia (từ khâu chế tạo nguyên vật liệu xây thô, chế tạo chi tiết kết cấu đến thành phẩm cuối cùng là hoàn thiện các công trình hoàn chỉnh). Thi công xây dựng nhà dân dụng chiếm ở khâu cuối cùng.

Ví dụ như; Để thi công xây dựng một căn nhà phố, Phương Nam phải mua rất nhiều nguyên vật liệu phần thô và vật liệu hoàn thiện, ngoài ra còn ký hợp đồng nhân công xây dựng nhà phố với giá nhân công là 1.100,000 VNĐ/m2 mà trong đó Phương Nam chi phí toàn bộ vật liệu cho thi công như; máy móc thi công, cốt pha....

Thi công xây dựng nhà ở chiếm một nguồn kinh phí khá lớn của ngân sách quốc gia và xã hội. Thông thường chiếm khoảng (10 - 12)% GDP.

Thi công xây dựng nhà ở, nhà phố đóng góp cho nền kinh tế quốc dân một khối lượng sản phẩm rất lớn. Thông thường đối với các nước phát triển chiếm từ (6 - 12) %, các nước đang phát triển chiếm từ (6 - 10)%. Trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2000 vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta chiếm khoảng 25% đến 26% GDP. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 chiếm trên 60% vốn đầu tư của Nhà nước cho các ngành.

Thi công xây dựng nhà ở, nhà phố giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triẻn kinh tế xã hội của đất nước.

Thi công xây dựng nhà ở, nhà phố là ngành phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác vì bất cứ ngành nào cũng cần phải xây dựng mới , sửa chữa, hoặc cải tạo, đổi mới công nghệ để phát tiển.

Thi công xây dựng nhà ở, nhà phố phục vụ đắc lực cho đường lối phát triển kinh tế , ổn định chính trị quốc gia của Đảng Nhà nước, tạo nên sự cân đối , hợp lý về sản xuất giữa các vùng miền của đất nước. Đóng góp một phần đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi.

Thi công xây dựng nhà ở, nhà phố đóng góp to lớn cho chương trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Đã xây dựng các công trình phục vụ dân sinh kinh tế ngày càng hiện đại hơn với trình độ cao hơn.

Thi công xây dựng nhà ở, nhà phố đóng góp cho đất nước nguồn lợi nhuận rất lớn. Đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu con người

Tóm lại Thi công xây dựng nhà ở, nhà phố đóng một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Trong hơn 10 năm qua ngành Xây dựng đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước, đặc biệt ở các thành phố, thực sự là công cụ đắc lực thực hiện đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước.

Đầu tư thi công xây dựng nhà ở, nhà phố của Việt Nam trong những năm qua

Tình hình đầu tư vào nền kinh tế quốc dân theo ngành theo ngành là vùng lãnh thổ trong giai đoạn (2015 +2020)

Vốn đầu tư trong toàn xã hội ngày càng tăng cao. Trong những năm (2015 +2020) tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 118,2% dự kiến kế hoạch, tăng gấp 1,76 lần so với 5 năm (1996 + 2000).

Trong 5 năm (2015 +2020) vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14,7%/năm. Tổng vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế trong 5 năm qua đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN): 294.000 tỷ đồng, chiếm 24,5%, vốn tín dụng đầu tư: 150.000 tỷ đồng, chiếm 12,5% (trong đó tín dụng đầu tư nhà nước: 131.000 tỷ đồng). Vốn đầu tư của DN Nhà nước: 190.000 tỷ đồng, chiếm 15,8%; còn lại là vốn đầu tư của dân cư và tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và vốn huy động khác.

Nguồn vốn NSNN đã tập trung đầu tư nhiều hơn cho thi công xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; trong đó đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm khoảng 25%; công nghiệp 8%; giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 28,7%; khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao 21,1%; các ngành khác 17,2%.

Việc đầu tư vào các ngành có mức độ khác nhau, trong đó có 2 ngành được đầu tư với số lượng lớn là ngành giao thông vận tải bưu chính viễn thông và Nông nghiệp & PTNT.

Đầu tư nhà nước cho lĩnh vực giao thông giai đoạn 2015 +2020

Trong 10 năm (từ 1996 + 2005) tổng vốn đầu tư khoảng 86.085 tỷ, trong đó:

Nguồn NSNN và có tính chất NSNNL 80.442 tỷ (vốn NSNN: 49.388 tỷ; có tính chất NSNN: 31.054 tỷ).

Nguồn vốn ngoài Ngân sách: 5.643 tỷ (trong đó ứng vốn đầu tư bán quyền thu phí khoảng 2.000 tỷ; huy động từ các nhà đầu tư: 3.643 tỷ).

Khối lượng chủ yếu hoàn thành:

Trong 10 năm vừa qua, đã tiến hành cải tạo nang cấp và làm mới hơn 16.000km đường bộ; 1.400 km đường sắt; hơn 130.000 md cầu đường bộ; 11.000 md cầu đường sắt. Nâng cấp và xây dựng mới 5.400 md bến cảng; nạo vét 13 triệu m3 luồng lạch.

Nhờ có nguồn vốn đầu tư trên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nước ta được cải thiện đáng kể. Năng lực vận tải được tăng lên năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại trong nước và giao lưu quốc tế. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được cải thiện đã góp phần làm tăng lượng hàng hoá vận chuyển qua các bến cảng biển, cảng sông ... Giao thông đô thị được mở mang một bước, giảm thiểu ùn tắc giao thông đô thị ở các thành phố. Giao thông địa phương phát triển đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn.

Trong những năm qua chúng ta đã thực hiện được các dự án lớn như:

Đối với hệ thống quốc lộ: Đã hoàn thành cơ bản việc nâng cấp toàn tuyến quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cần Thơ. Đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành giai đoạn 1. Ngoài hai trục dọc trên, đã hoàn thành các tuyến quốc lộ chính yếu nối đến các cảng biển và cửa khẩu quốc tế như QL5, QL10, QL18 ... nâng cấp các tuyến quốc lộ hướng tâm và vành đai phía Bắc, phía Nam ...

Đối với các hệ thống khác:

Ngành GTVT đã từng bước nâng cấp hoàn thiện hệ thống đường sắt hiện có để rút ngắn thời gian chạy tàu. Đã hoàn thành 2 tuyến đường thuỷ phía Nam và nâng cấp các tuyến sông chính yếu khác. Chúng ta đã nâng cấp đáng kể các cảng hàng không trên toàn quốc như nhà ga Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh ...


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDTC