Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Thiết kế kiến trúc và thi công xây dựng nhà phố, nhà ở đẹp nhiều tầng

Trong những hội nghị quốc tế gần đây về thi công xây đựng nhà nhiều tầng đều nổi bật lên vấn để bùng nổ dân số ở các thành phố. Riêng ở các nước vùng nhiệt đới và các nước chậm phát triển, tốc độ tăng trường dân số còn mạnh mẽ hơn bao giờ ở cả thành phố lẫn nông thôn.

Trong khi giải quyết những vấn đề nhà ở và xây dựng thành phố ở các nước thế giới thứ ba thuộc vùng nhiệt đới, đều cho thấy một kinh nghiệm rằng bất cứ một loại hình kiến trúc nào được tạo ra đều phải cố gắng hướng đến khả năng cho phép chủ nhà có thể tự thiết kế không gian ở thoáng đẹp theo cách riêng tức lối sống của mình, phù hợp nhiều nhất với từng điều kiện khác nhau về ý thích và hoàn cảnh. Một trong các đề xuất quy hoạch tổ chức khu nhà ở thành phố của một số kiến trúc sư nổi tiếng thế giới là cần nâng cao mật độ cư trú bằng cách thiết kế  rộng rãi kiểu nhà ở nhiều tầng, cao tầng, thi công kết hợp đan xen với nhà phố thấp tầng thoáng đẹp mật độ cao (khoảng 20  30%).

Đi đối với việc kiến tạo những khu đô thị mới ở vùng ven đô, người ta đã bằng mọi cách làm giảm bớt mức tập trung dân số ở khu trung tâm để giải toả những sức ép đã quá tải ở đây. Trước tiên bằng cách xoá bở những khu ổ chuột để thay thế bằng các không gian cây xanh, hồ nước, quảng trường  tạo được những lá phổi  khoảng xanh nho nhở trong nội thành, ở khu vực trung tâm cũng sẽ xen cấy các công trình cao tầng với mật độ hạn chế, có tính đến môi trường, vi khí hậu lành mạnh. Đây cũng là một kinh nghiệm quý: trong thời kì đầu đô thị hoá phát triển đã phải tính đến ngay sự giữ gìn môi trường sạch cho khu trung tâm. Đồng thời cấc căn nhà hàng phố truyền thống cũng cần được khôi phục để giữ được các nét riêng di sản kiến trúc của đô thị cũ hoặc tăng giá trị của chúng bằng sự cải tạo năng cấp các kiến trúc ở mật phố, khống chế độ cao, khôi phục các khoảng sân trong, tạo các mặt hồ, khoảng xanh rộng để lấy gió mát tạo cảnh quan mới cho toàn mặt phố... Các chung cư cao tầng có hình khối lớn nên nằm lùi xa mặt đường để cho ta hình ảnh của sự cộng sinh trong phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu vệ sinh và sự không ngừng tăng trưởng của khối dân cư ở đây.

Ở Việt Nam, nói chung là nhà ở cao tầng chưa phát triển nhiều, mới có ở một số ít ở thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh). Việc đưa dân cư vào sống trong các nhà ở cao tầng mới chỉ là giai đoạn bắt đầu thí điểm ở Việt Nam. Trong khi đó ở các nước ngay trong khu vực Đông Nam Á, nhà ở cao tầng mọc lên như nấm, phát triển rất nhanh. Đây là điều kiện tốt để Việt Nam học hỏi và tham khảo.

Những năm gần đây, kiến trúc được xem như là một sản phẩm to lớn nhất mà loài người có thể sản sinh với cả ý nghĩa về quy mồ các đô thị và sức mạnh tinh thần của nó, nhất là khi con người bước vào thiên niên kỉ thứ ba với ý thức rõ ràng hơn về tương lai  kiến tạo một hành tinh chung với sự thúc đẩy của thông tin, giao thông cao tốc và năng lượng mới... đồng thời bảo toàn được tính đa dạng của văn hoá làm nền tầng cho tính độc đáo của mỗi dán tộc, cộng đồng và cá nhân. Hơn bao giờ hết, vấn đề thiết kế kiến trúc trong mối quan hệ ràng buộc tự nhiên và môi trường sinh thái và khí hậu lại trở nên cấp thiết đến như vậy. Không ít các nhà chuyên môn kêu gọi một nền kiến trúc mới bảo đảm các nguyên tắc phát triển bền vững bằng mô hình mới của đô thị và khu cư trú, bảo đảm sự quan hệ hài hoà trong mối quan hệ con người  xã hội thiên nhiên.

Thật vậy, một nền thiết kế kiến trúc có tương lai là một nền kiến trúc biết khai thác nhưng yếu tố truyền thống về lối sống hài hoà với môi trường , khí hậu. Bản sắc, lối sống của văn hoá đặc thù chưa đủ mà còn cần phải khai thác được các chất liệu tương lai trong sáng của kiến trúc sư. Đó là sự tổ chức các hình thái đò thị mới trên cơ sở các công nghệ sạch được phát triển trên nguyên tắc hài hoà và tái tạo lại môi trường thiên nhiên, bảo đảm dược lối sống căn bằng giữa các nhu cầu mới của loài người mà vẫn tôn trọng các giá trị vãn hoá, đạo đức. Những vấn đề đó có tầm quan trọng đặc biệt với châu Á nói chung và với Đông Nam Á nói riêng, khi mà sự tàng ưưởng kinh tế đi trước nhiều so với các chính sách quy hoạch, còn trong quản lí đô thị thì tình trạng đô thị hoá ngẫu nhiên, thiếu kiểm soát và bất hợp lí vẫn là không tránh khỏi, với hậu quả lâu dài khó cứu vãn.

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu một số giải pháp thiết kế quy hoạch, bố cục, tổ hợp không gian thoáng và đẹp của một số công trình kiến trúc tiêu biểu, đã được xây dựng và sử dụng ở miền nhiệt đới nói chung vói mong muốn tìm hiểu các mô hình thích hợp cho sự phát triển đô thị nhiệt đới, phù hợp với môi trường sinh thái, địa lí, khí hậu Đông Nam châu Á. Chỉ Trên cơ sở thấy được tầm quan trọng của các giải pháp thiết kế kiến trúc có sự khuyến khích đề cao loại cấu trúc nhạy cảm với môi trường sinh thái và khí hậu, chúng ta mới có thể cùng nhau thiết kế kiến trúc và thi công xây dựng nhà phố, nhà ở đẹp nhiều tầng bền vững cho tương lai.

Hồng Kông là khu vực phát triển sớm nhất châu Á có những kinh nghiệm rõ ràng vể sự phát triển các thành phố ít hiệu quả vể tổ chức không gian, hiếu theo nghĩa là đánh mất bản tính riêng biệt về khí hậu, truyền thống văn hoá kiểu tổ chức đô thị du nhập từ Mỹ với các toà nhà tháp chọc trời chen chúc đã có những kết luận: "nó là những cái hộp giống hệt nhau từ Tây sang Đông, đã phá vở sự liên kết vốn có giữa con người với thiên nhiên và con người với con người.

Khu Bắc Hồng Kông, Island là ví dụ điển hình về sự khai thác đất đai tối đa cho các nhà kinh doanh đô thị này. Toàn bộ diện tích đứợc phủ kín các nhà tháp với xu hướng chen lấn ra biển, đã che lấp hoàn toàn gió mát từ đại đương. Khoảng cách giữa các tháp quá nhở rạo thành các khe hở tối tăm cho người đi bộ, kết quả là cư dân cư trú từ tầng 10 Trở xuống không nhận được ánh sáng mặt trời lọt tới. Toàn bộ các khu nhà này đều phải dùng điều hoà nhiệt độ và chiếu sáng nhân tạo, đã thải ra một lượng khí độc hại không lồ cho thành phố và cư dân quanh vùng bời hiệu úng lồng kính của kĩ thuật điều không, cộng với sự mất vệ sinh do sự sinh sản nhanh chóng các loại kí sinh trùng khi môi trường thiếu ánh sáng mặt trời.

Trong ba thập kỉ từ 1960 đến 1990, những nguyên tấc "sinh  khí hậu" tối thiểu đểu bị bở cjua khi xây dựng. Sự phát triển dày đặc, tự phát trong các khu phố thời kì đó không có gì minh hoạ rõ hơn hình ảnh của những quần thể lộn xộn, tốn, kém chất lượng, làm nghèo môi sinh tự nhiên và môi trường vãn hoá.

Từ những năm 1990 nhận thấy những bài học không thể sửa chữa được trong các khu phố đó với thẩm mỹ quan lệch lạc của loại kiến trúc dập khuôn phương Tây lấy kĩ thuật làm sức mạnh. Hồng Kông đã mạnh dạn đặt lại vấn đề có tính nguyên tắc của các nhà tháp (vẫn là loại nhà chủ lực trong thời kì mới bởi sự quá khan hiếm đất đai ở đây). Ví dụ như tổ hợp kiến trúc khu nhà tháp mới Shatin đã đưa ra những bố cục có lợi nhất cho khí hậu, ánh sáng cho từng khối nhà, gần như bị khống chế bởi nhữtig độ cao như nhau (đã giảm nhiều so với trước): các nhà tháp nằm xung quanh sân vườn rộng gồm vườn cầy xanh để đi đạo, các công trình dịch vụ thấp tầng, các cánh nhà được mở ra với sân trời để hưởng không khí trong lành. Tối thiểu là quy hoạch này cũng bảo đảm những nguyên tắc cơ bản nhất: chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng gay gắt. Tuy nhiên cũng phải thấy ràng bản thân từng khối tháp vẫn chưa được chú ý với nắng xử lí tốt vể hướng gió, nắng chủ đạo.

Các bố cục chia khối hình chữ Y, chữ thập dường như bất chấp hướng nắng, gió đã nói lên sự phụ thuộc vào điều kiện làm việc của hệ thống máy điều hoà. Chính nhũng đặc điểm giải pháp này cũng tạo nên cách sử lí mặt đứng rất khó chấp nhận, mà người dân Malaysia hầu như đã đến lúc quá nhàm chán (chủ nghĩa kiến trúc quốc tế) vốn không hơp với Cắd khí hậu lẫn vãn hoá đặc thù địa phương.

Trước tình hình đó, từ năm 1980 trở về đây, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Ken Yeang (Malaysia) và công ty của ông phấn đấu khồng mệt môi để duy trì việc thiết kế các nhà ở cao tầng trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc mối quan hệ giữa kiến trúc và sinh thái. Trong điều kiện phát triển kinh tế nhanh chóng của xã hội Malaysia, các toà nhà cao tầng chiếm một vai trò quan trọng trong cơ cấu đô thị. Ông đã tìm đến cấu trúc xây dựng nhạy cảm với khí hậu và văn hoá truyền thống thông qua hơn 200 chi tiết thiết kế kiến trúc, mà theo ông, đóng vai trò quan trọng trong mối liên hệ mật thiết của nhà cao tầng với mòi trường nhiệt đới nóng ẩm. Đó là một thành công không nhỏ. Kiến trúc sinh thái theo ông phải "tính đến những ảnh hưởng sâu rộng đôi khi có hại là quá trình đô thị hoá tác động rất xấu vào mòi trường thiên nhiên. Kiến trúc sính thái phải được phát triển không chỉ để bảo đảm sự bảo tồn những gì cần bảo lưu, mà còn phải bảo đảm sự tồn tại lâu dài vốn khá bền vững của sinh quyển của hành tinh như một tổng thể hài hoà". Cũng có phần giống như ở Việt Nam về đặc trưng nóng ẩm (tính ẩm có phần ảnh hưởng gay gắt hơn), nhà ở nông dân truyền thống của Malaysia thưòmg dùng các bức tường vách như bộ phận trợ giúp cho việc thông hơi thoáng gió, các kiểu mái tranh, mái bện đan bằng (re nứa chống chói và lọc bức xạ; và đó chính là những yếu tố đem lại cảm hứng trong sáng tác kiến trúc của ông. Ông đã nghiên cứu lí thuyết và đua ra các giải pháp kiến trúc nhà cao tầng và có khả năng tác động qua lại giữa kiến trúc với mòi trường xung quanh, nhờ vào sự xác định hướng gió, nắng thích ứng cho các kiểu mái hắt, các cách thông gió tự nhiên... mà tất cả cần được khái quái hoá thành các sơ đồ đơn giản, dể hiểu. Những tổng kết đó đã được áp đụng với những biến thê mở rộng vào các giải pháp kiến trúc có tính ' sinh  khí hậu" của các nhà tháp ở Malaysia. Sự thử nghiệm đầu tiên chính là ngôi nhà "mái chồng mái" mà ông tạ xây dựng cho mình năm 1983. Quan niệm thiết kế của ông là coi nó như một hệ thống rào chắn (bằng hệ thống tường vách nhu những tấm lọc mồi trường) bao quanh không gian sử dụng bên trong, tạo cho ngôi nhà như một tẽ' bào sống trong khung cảnh thiên nhiên bao chứa nó. Các không gian chính quay ra hướng Bắc  Nam, các phòng khách và sinh hoạt còn mở rộng về phía Đông để quay ra be bơi nhàm đón luồng gió Đông  Nam đã được làm mát bởi hơi nước bằng hệ thống kính màu cảm ứng nhiệt, ánh sáng đã làm thay đổi vi khí hậu trong các phòng khách lớn.

Các tấm tường vách lớn được thiết kế như một hệ thống rèm trượt, panen đặc, panen kính, cửa chớp lậí (được phân chia làm nhiều lớp có thể di chuyển cơ động linh hoạt hay tự cảm ứng) được dùng để điều khiển vi khí hậu theo sự thay đổi tương ứng của môi trường vĩ mô.

Độc đáo nhất là ngôi nhà có thêm bốn lớp mái "kiểu dan phên" truyền thống nhưng được đồ liền khối bằng lớp bêtông cốt thép, phủ che toàn bộ mái bằng với các sân, hiên, bể bơi phía dưới. Ý tưởng của tác giả muốn dùng mái phụ tách rời đó để lợi dụng các yếu tố có lợi như tăng độ mát của làn gió thổi qua bể bơi tới các tầng nhà.

Từ ngôi nhà đầu tiên đó, những năm về sau ông đã thành công trong sự nghiộp thiết kế nhà cao tầng ở vùng nhiệt đới nóng ẩm với hàng loạt các nhà tháp: trung tâm thương mại IBM, nhà tháp quảng trường Atrim, nhà tháp Menara Mesiniaga, trung tâm thương mại Central, vãn phòng Budaya... (Kuala Lumpur) và số lớn các nhà cao tầng ở Trung Quốc. Năm 1989 ngôi nhà 15 tầng Menara Mesiniaga đưa vào sử dụng đã khẳng định những nguyên tắc thiết kế của Ycang về kiến trúc sinh  khí hâu và đã được coi như một mẫu mực phát triển đúng đắn của kiến trúc cao tầng Đông Nam Á (theo đạnh giá của phương Tây). Ngoài việc thiết kế thi công hướng nhà phố sao cho các phòng thoáng đẹp sử dụng đón được hướng gió tốt (Nam, Đông Nam), các khu vệ sinh và thang nằm ở góc Đông và Tây, ông còn tiến thêm một bước trong ý đồ thiết kế khi tạo lập một môi trường sinh thái tự nhiên (như một phần của tổng thể địa phương) bao quanh ngôi nhà. Những phần luôn, được chc nắng bởi bóng đồ của ngôi nhà đã khuyến khích đời sống tự nhiên phong phú của hệ động vật địa phương phát triển. Ngồi nhà cũng sử đụng một loạt các giải pháp truyển thống khi xử lí các khoảng sân trời bán mái trong các tầng, cấu tạo lớp tường kép bằng lấm cách nhiột ở hướng Đông và Tây, sáng tạo mái đan phên chống bức xạ có thể tự đi động theo đường mặt tròi... Các điều kiện khí hậu lí tưởng đạt được trong các phòng sử dụng không cần đến hệ thống điều hoà đã khiến ngôi nhà này được coi là "Mô hình của chủ nghĩa hiện dại nhiệt đới đáng tin cậy về mặt môi trường" (Offord nhà bình luận kiến trúc người Anh).

Bên cạnh việc nghiên cứu và thực nghiệm xây dựng nhà ở theo đặc trưng sinh  khí hậu và đảm bảo bền vững sinh thái khu vực thì thế giới còn đang hướng nghiên cứu các căn hộ xanh, ngôi nhà thông minh cho gia đình và các quần thể chung cư lớn mang hiệu quá kinh tế  xã hội thích ứng với xã hội tin học và tri thức.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT