Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Thiết kế thi công lối thoát hiểm nhà phố, văn phòng, nhà xưởng

Thiết kế thi công lối thoát nạn nhà phố, văn phòng, nhà xưởng

Lối thoát nạn của nhà phố, văn phòng, nhà xưởng, nhà cao tầng cần bố trí phân tán. Khoảng cách hai lối thoát nạn (cự ly tối đa từ cửa gian phòng cho đến lối thoát ra ngoài) phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định từ điểm (1) đến điểm (9) dưới đây. Nhà kiểu tháp, diện tích mỗi tầng  không vượt quá 500m2, phải đặt một cầu thang phòng khói và cầu thang máy cứu hoả (có thể dùng chung với cầu thang khách). Chỗ cửa vào gian cầu thang phòng khói phải bố trí tiền sảnh hoặc ban công, hành lang lõm. Diện tích tiền sảnh không nên nhỏ hơn 6m2, và phải bố trí thiết bị phòng khói, rút khói và cửa phòng hoả.

Nhà kiểu đơn nguyên: mỗi đơn nguyên phải có một chiếc cầu thang thoát nạn và từ tầng 7 trở lên các đơn nguyên lân cận của mỗi tầng có thể thông nhau.

Các cầu thang thoát nạn nên bố trí thông ra mái nhà, dựa vào tường ngoài, có ánh sáng và thông gió tự nhiên, bề rộng thông thuỷ của cầu thang trong nhà là l,lm, trong bệnh viện 1,3m, và đối với các kiến trúc khác là 1,2m.

Thiết kế thi công lối thoát hiểm nhà phố, văn phòng, nhà xưởng

Trong nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn để bảo đảm cho người thoát nạn an toàn khi có cháy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.

Trong nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoái nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2.

Ban công nôi với thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó.

Lối thoát nạn được coi là an toàn khi đảm bảo một trong các điều kiện sau:

Đi từ các phòng ở tầng l trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài;

Đi từ các phòng bất kì ở tầng nào đó (từ tầng 1) ra hành lang có lối ra:

+ Cầu thang an toàn hay hành lang an toàn từ đó có lối đi ra khỏi nhà;

+ Cầu thang ngoài nhà, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi nhà.

Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ỏ cùng tầng (từ tầng 1) từ đó có lối thoát như chỉ dẫn ở hai phần trên.

Cầu thang an toàn và hành lang an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Kết cấu chịu lực và kết cấu bao che phải có giới hạn chiu lửa không nhỏ hơn 60 phút;

Cửa ngần cháy phải tự động đóng và được làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút;

Có thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang;

Có đèn chiều sáng sự cố;

Thang phải thóng thoáng từ mặt đất lên các tầng và có lối lên mái.

Khoảng cách xa nhất cho phép tính từ cửa đi của phòng xa nhâi đến lối thoát nạn gần nhất (không kể phòng vê sinh, nhà tắm) không được lớn hơn :

50m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà phụ trợ;

40m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà công cộng, nhà ở tập thể hay căn hộ.

Chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang được tính: lm cho 100 người. Nhưng không được nhỏ hơn : 0,8 m cho cửa đi; l,0m cho lối đi; l,4m cho hành lang; 1,05m cho vế thang.

Chiều cao cửa đi, lối đi trên đường thoát nạn phải bảo đảm không thấp hơn 2m; đối với tầng hầm, tầng chân tường không thấp hơn 1,9m; đối với tầng hầm mái không thấp hơn l,5m.

Cho phép sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Có chiều rộng ít nhất 0,7m;

Góc nghiêng lớn nhất so với mặt nằm ngang không lớn hơn 600;

Thang phải có tay vịn cao 0,8m.

Số lượng bậc thang của mỗi vế thang không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18 bậc. Không được dùng thang xoáy ốc hoặc bậc thang hình dễ quạt làm thang thoát nạn. Góc nghiêng lớn nhất của thang là 1: 1,75.

Thang máy và thang máy cứu hoả

Thang máy; Nhà cao tầng thưòng được lắp thang máy hoạt động thường xuyên để phục vụ người ở và vận chuyển đồ dùng sinh hoạt.

Không cho phép bố trí các đường ống kĩ thuật trong giếng thang, buồng máy và buồng puly thang máy.

Trước khi vào thang máy phải có phòng đệm hoặc sảnh để tập kết người hoặc hàng hoá. Chiều rộng của diện tích ấy không được nhỏ hơn:

1,2m đối với thang chở người có tải trọng nâng 320kg;

l,4m đối với thang chò người có tải trọng nâng 500kg;

l,6m đòi với thang chò người và hàng hóa có tài trọng nầng 500kg khi chiều rộng lối vào thang máy bằng chiều rộng cửa thang;

2,lm đối với thang chờ người và hàng hoá có tải trọng nâng 500kg khi chiều rộng lối vào nhỏ hơn chiều rộng cửa thang.

Ở tầng 1 và tầng chân tường được bố trí phòng hướng dẫn điều khiển thang máy và các thiết bị kĩ thuật khác vối diện tích không lớn hơn 10m2 cho một nhà và không lớn hơn 20m2 cho một nhóm nhà.

Thang máy không được dùng làm thang thoát nạn khi có cháy.

Thang máy không có đầy đủ các điều kiện dùng để chũa cháy, vì vậy không thể làm phương tiện thoát nạn theo hướng đúng cho nhà cao tầng vì các nguyên nhân sau:

Nguồn diện không đảm bảo. Sau khi xày ra hoả hoạn, người ta cắt tất cả các nguồn điện làm việc bình thường, sử dụng nguồn điện khác giành riêng cho sự cố;

Sinh ra hiệu ứng khói. Trong khi thang vận hành, giếng đứng của thang máy mất tác dụng phòng khói, và trờ thành đường đản thẳng đứng đề bốc lùa, khói, đe doạ tính mạng con người, làm lửa và khói lan rộng;

Làm chậm thời gian sơ tán. Thang máy không thể dùng tại tầng có lửa, đợi thang máy đến điểm đỗ cần có thời gian, do vậy làm 15 thời gian sơ tán an toàn;

Khả năng đưa đón của thang máy có hạn. Mỗi lần chỉ chứa được mười hoặc hơn một chút. Sau khi chở được một nhóm người, số người còn lại phải chờ đợi, làm lở thòi gian thoát nan, dễ tạo nên sự hỗn loạn không đáng có;

Sự cố thang máy. Vì lý do mất điện nên thang máy dễ có thể dừng ở giữa tầng, người trong thang máy lúc này không Thể nào thoát ra được.

Thi công thang máy cửu hỏa nhà phố, văn phòng, nhà xưởng

Đối với kiến trúc cao tầng: nhà kiểu tháp, nhà kiểu đơn nguyên 12 tầng trở lên, nhà ở kiểu hành lang thông nhau, hoặc các nhà cao tầng khác mà chiều cao vượt quá 32m đều phải đặt cầu thang máy cứu hoả. Cầu thang máy cứu hoà có thể dùng chung cầu thang máy của khách hoặc thang công tác, nhưng phải phù hợp với yêu cấu thang máy cứu hoả.

Gian thang máy cứu hoả phải có tiền sảnh, diện tích không được nhỏ hơn 6m. Tiền sảnh nên dựa vào tường ngoài, tầng  dáy cần bố trí lôi thoát thảng dứng ra ngoài nhà hoặc đường mà chiều dài không vượt quá 30m. Tiền sảnh phải có cửa phòng hoả hoặc rèm cuốn phòng hoả. Trong cầu thang máy cứu hoả cần có sẵn điện thoại, ống dản nước và các thiết bị thao tác chuyên dùng của đội cứu hoả.

Thang máy cứu hoà là thiết bị quan trọng đo nhân viên chữa cháy vào các nhà cao tầng tiến hành cứu chữa. Tiền sảnh của thang máy chữa cháy là chỗ nhân viên chữa cháy xuất phát tiến công hoả hoạn và cứu chữa những người bị thương. Vì vây, ngoài các yêu cầu khác khu vực này phài bố tri họng chữa cháy (họng này không được tính vào số họng chữa cháy trong cùng một tầng).

Ngoài các thang cố định, trong thiết kế nhà cao tầng còn cần để chỗ cho việc lấp những lối thoát nạn khẩn cấp:


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT