Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Thiết kế thi công móng nhà phố, nhà ở dân dụng và công nghiệp

Thiết kế thi công móng nông nhà phố: loại móng được xây dựng hay đúc trong hố móng đào toàn bộ với chiều sâu chôn móng ≤  5m. thiết kế thi công cho các công trình kiến trúc nhẹ, nhà phố 3 tầng, nhà cấp 4 hoặc trên đất nền có sức chịu tải cao ở ngay trên mặt Hình thức móng được ứng dụng trong trường hợp này thường là móng băng móng chiếc, móng bè.

Thiết kế thi công móng sâu: Loại móng khi thực hiện thì không cần đào hoặc chỉ đào một phần hố móng và sẽ dùng giải pháp cấu tạo để chuyển tải trọng từ trên xuống thông qua móng vào lòng đất nền, đạt chiều sâu thiết kế như như giải pháp móng trên cọc, móng trên giếng chìm. Thiết kế cho trường hợp tải trọng công trình nhà phố, biệt thự tương đối lớn mà lớp đất nền chịu tải lại ở dưới sâu.

Thiết kế thi công móng dưới nước: Móng sẽ được thực hiện trong vùng đất ngập nước như ở ao, hồ, sông, rạch, biển. Phương pháp tiến hành thực hiện loại móng này là xây dựng những bờ vây kín nước bao quanh vị trí móng công trình để bơm thoát nước làm khô khi thi công móng.

Các bộ phận của móng nhà phố, nhà ở dân dụng công nghiệp:

Tường móng: là bộ phận có tác dụng truyền lực từ trên xuống chống lực đạp của nền nhà hoặc lực đẩy ngang của khối đất và nước ngầm bao quanh tầng ngầm. Tường móng thường được cấu tạo dày hơn tường nhà nên nhô ra hơn chân tường nhà, tạo cảm giác chắc chắn và bề thế cho nhà, và để điều chỉnh sai số trong quá trình thi công các phần công trình.

Gối móng: là bộ phận chịu lực chính của móng được cấu tạo theo tiết diện chữ nhật hoặc hình tháp hay dậc bậc nhằm tác dụng giảm áp suất truyền tải đến móng. Đồng thời với yêu cầu đáy móng phải mở rộng hơn so nhiều với phần công trình tiếp xúc với móng và cường độ của đất nền thường nhỏ hơn nhiều so với vật liệu xây dựng công trình

Đế móng: là lớp giật cuối cùng của gối móng tiếp xúc nằm ngang giữa móng và đệm móng.

Lớp đệm: lớp có tác dụng làm chân đế, làm phẳng nhằm phân đều áp suất dưới đáy móng. Vật liệu được dùng là bê tông gạch vỡ hoặc đá có mác 25 # , 50 # , 75 #  dày 10cm ÷ 15cm hoặc là lớp cát đầm chặt.

Chiều sâu móng ngầm trong đất: là khoảng cách từ đáy móng tới mặt đất thiên nhiên hoặc mặt đất thực hiện. Trị số được chọn sẽ tuỳ thuộc tình hình đất đai, tính chất của nước ngầm, khí hậu, lực tác động từ ngoài, đặc điểm của bản thân công trình, kết cấu móng và phương pháp thi công cùng tình trạng của các công trình kế cận nếu có.

Thiết kế thi công các loại móng thông dụng nhà phố, biệt thự dân dụng:

Móng gạch: là loại phổ biến nhất vì thích hợp kỹ thuật xây dựng phổ thông và sử dụng loại vật liệu rẻ tiền, có nhiều ở các địa phương.

Móng gạch được sử dụng hợp lý khi chiều rộng đế móng nhỏ hơn 1500mm. Dùng gạch đặc có cường độ 75kg/1cm2 có kích thước 220x105x55, để phù hợp với kích thức viên gạch vữa liên kết đứng và ngang dày 10. Vữa liên kết là vữa ximăng cát vàng 1:4 hoặc 1:3 ( cho nhà cấp II hoặc cấp III ) hoặc tỉ lệ 1:5 ÷ 1:6 cho nhà cấp IV

Đế móng thường được xây 3 lớp gạch dày 210. Ở nơi khô ráo thì có thể dùng bê tông gạch vỡ hoặc bê tông đá dăm dày 150-300mmm mác 50-100 (thường dày 200). Đáy lót cát đầm chặt dày 50-100 hoặc bê tông gạch vỡ dày 100 mác 50.

Khi thiết kế móng ta cần có các số liệu :

Chiều rộng đáy móng: Bm

Chiều cao móng: Hm

Chiều dày tường : bê tông

Móng đối xứng:

Khi thiết kế móng đối xứng cần lưu ý các cấp giật

Chiều rộng cấp dưới so với cấp trên cũng như chiều cao của cấp

Chiều cao: là bội số của 70 để chẵn gạch (70=60+10)

Các giật bậc thông thường: 70-140, 70-140-210.

Móng lệch tâm:

Khi thiết kế móng lệch tâm cần lưu ý các cấp giật

Chiều rộng cấp dưới so với cấp trên cũng như chiều cao của cấp

Chiều cao: là bội số của 70 đẻ chẵn gạch (70=60+10)

Các giật bậc thông thường: 140 -210-210...., 210.

Các dạng móng gạch

Móng đá hộc: móng đá hộc là loại phổ biến dùng trong nhà dân dụng thấp tầng nhất là những nơi có nhiều đá.

Do kích thước của đá không đều nhau cho nên bề dày của cổ móng ≥ 400mm. Đối với móng cột bề dày của cổ móng ≥ 600mm. chiều rộng giật bậc bằng ½ chiều cao bậc giật (b/h=1/2). chiều cao bậc giật thường lấy 350-600mm

Khi xây cần chú ý các mạch vữa ngang phải cùng nằm trên một mặt phẳng ngang, tránh đá chèn nhau khi chịu lực, mạch vữa đứng không được trùng nhau để tránh bị nứt theo chiều đứng,. Đá cong và dày không được dùng vì dễ bị gãy, gặp đá lõm thì đặt chiều lõm xuống dưới để viên đá ổn định, mạch vữa không nên dày quá. Với đá hộc mạch vữa xây là 30, vữa thường dùng vữa ximăng cát 1:4.

Lớp đệm thường là cát đầm chặt dày 5-10cm hoặc là lớp bê tông gạch vỡ,bê tông đá dăm 15-30cm tuỳ theo nền tình hình móng.

Móng bêtông: móng bê tông nói chung dùng xi măng làm vật liệu liên kết và dùng những cốt liệu khác nhau như đá dăm, sỏi, cát, gạch vỡ... tạo thành. Đối với những ngôi nhà có tải trọng lớn hoặc móng sâu đều có thể dùng móng bê tông. Góc cứng có thể đạt 450, góc cứng là góc mở rộng của gối móng ( góc tạo bởi đường nghiêng mở rộng gối móng với đường nằm ngang ).

Hình dáng móng bêtông thường hình thang hoặc giật cấp. Khi chiều cao móng từ 400-1000mm thì chọn hình giật cấp. Đối với móng bê tông có thể tích có thể tích lớn hơn như móng của thiết bị loại lớn của kiến trúc công nghiệp thì có thể thêm đá hộc vào bê tông gọi là bêtông đá hộc. Tổng thể tích đá hộc có thể chiếm 30 ÷ 50% tổng thể tích của móng, như thế có thể tiết kiệm được ximăng.

Kích thước mỗi viên đá hộc dùng trong bêtông đá hộc cũng không được vượt quá 1/3 chiều rộng của móng, đường kính của nó cũng không được vượt quá 300mm, khoảng trống giữa những viên đá hộc không nhỏ hơn 40mm.

Lớp đệm móng thường là lớp cát dày 5 ÷ 10cm

Móng bêtông cốt thép: là loại móng được làm bằng bêtông cốt thép, có khả năng chịu uốn tốt ( nén và kéo). Thiết kế thi công xây dựng cho công trình nhà phố, biệt thự dân dụng có tải trọng lớn, nhà nhiều tầng, ở nơi đất xấu. Để tiết kiệm có thể chỉ đổ bêtông cốt thép phần thân móng, còn phía trên xây gạch hoặc đá. Hình dáng mặt cắt của móng bêtông cốt thép cũng không bị hạn chế, có thể hình chữ nhật, hình thang ( thường dùng).

Đối với những nơi đất rắn tốt, có thể không cần lớp đệm móng hay có chăng nữa cũng chỉ là một lớp cát đầm chặt dày 5cm để làm phẳng đáy móng. Những nơi dất yếu thì cần có lớp đệm bêtông gạch vỡ dày 100 mác 50 hoặc bêtông đá 4x6 mác 100.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT