Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 20/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Thiết kế thi công nhà xưởng và tính giá xây dựng

Thiết kế thi công xây dựng tổng mặt bằng các nhà xưởng công nghiệp không đơn thuần chỉ là vấn để kỹ thuật mà còn mang tính nghệ thuật, thoáng và đẹp. Kiến trúc xây dựng quần thể nhà xưởng công nghiệp, Trước hết phải phù hợp với các yêu cầu riêng của kiến trúc công nghiệp dựa trên cơ sở dây chuyên công nghệ và đặc điểm sản xuất của xí nghiệp đồng thời phải phù hợp cao nhất các nguyên tắc tổ hợp thiết kế kiến trúc nói chung và các nguyên tắc tổ hợp thiết kế kiến trúc công nghiệp nói riêng..

Phương tiện để tổ hợp thiết kế kiến trúc một nhà máy là hình dáng rất phong phú và đa dạng của các tòa nhà sản xuất, các công trình kỹ thuật, hệ thống cây xanh với nhiều chức năng khác nhau... Một phương án mặt bằng chung tốt, ngoài việc phải thoả măn cao nhất các yêu cầu của công nghệ sản xuất, còn phải thõa măn các yêu cầu tổ hợp thiết kế kiến trúc như sau :

Phải có một giải pháp kiến trúc thống nhất để thi công xây dựng hệ thống các nhà xưởng, có giá trị về kiến trúc hài hoà, thoáng dẹp, cân đối, linh hoạt và đa đạng, có sức biểu hiện nghệ thuật cao, thể hiện đầy đủ, rõ ràng những yêu cầu và đặc điểm của dây chuyền công nghệ, những yếu tố cơ bản của giải pháp quy hoạch và xây dựng, tổ chức không gian kiến trúc nghệ thuật;

Sử dụng hợp lý cây xanh, vườn hoa, tiểu địa hình, các dạng kiến trúc nhỏ, v.v...,để tạo nên một cảnh quan kiến trức hiện đại nhưng mềm mại bên cạnh sự hùng vĩ của các toà nhà sản xuất, tạo nên một quần thể kiến trúc xí nghiệp hài hoà với cảnh quan xung quanh.

Một ví dụ về sự phối hợp giữa kiến trúc, cây xanh, tiểu địa hình,.... trong tổ hợp thiết kế kiến trúc nhà xưởng

Nghiên cứu giá trị sử dụng khi thiết kế quy hoạch - kiến trúc và xây dựng các nhà xưởng công nghiệp

Khi quy hoạch tổng mặt bằng của một xí nghiệp hay một nhóm xí nghiệp cần phải tính đến sự hợp lý về giá thành xây dựng các nhà xưởng riêng biệt. Vì vậy khi tiến hành thiết kế cần nghiêng cứu kỹ chức năng của các nhà xưởng, công trình. Thiết bị và mối quan hệ của chính trong dây chuyền công nghệ chung của xí nghiệp. Trước hết kiến trúc sư thiết kế phải cùng làm việc với các chuyên gia công nghệ, thiết bị, giao thông vận chuyển, kỹ thuật vệ sinh và các chuyên gia khác... để có thể tìm thấy một tiếng nói chung khi tổ chức không gian - mặt bằng xí nghiệp tương lai.

Kinh nghiệm thực tiễn và lý luận về thiết kế kiến trúc công nghiệp cho thấy, khi thiết kế tổng mặt bẳng xí nghiệp không đơn giản chỉ là việc sắp xếp các nhà xưởng, công trình theo sơ đồ dây chuyền công nghệ, mà nhất thiết phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Việc thiết kế kiến trúc tổng mặt bằng nên bắt đầu từ việc hợp nhóm các nhà xưởng, công trình, Thiết bị theo từng nhóm chức năng; theo từng đặc điểm, sau để tiến hành sắp xếp chúng trên khu đất Trong mối quan hệ sản xuất chung, đồng thời phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau :

Phân khu khu đất nhà xưởng công nghiệp

Đây là một nguyên tắc có tính định hướng để tiến tới đạt được một giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng nhà xưởng công nghiệp hợp lý.

Khi thiết kế tổng mặt bằng xí nghiụp công ngthep cần phải cãr cứ vào tính chất, đặc điểm sản xuất; khối lượng và đặc điểm vận chuyên hàng hoá; đặc điểm vệ sinh, cháy nổ; đặc điểm phân bố nhân lực, v.v... để phân thành các nhóm có đặc Trimg khác nhau. Clníng sẽ được bố trí trên các khoảnh đất khác nhau của khu đất xí nghiệp trong mối quan hệ mặt thiết của dây chuyền sản xuất chung. Thực tế cho thấy cố mấy cách phân kim như sau :

Phân khu theo đặc điểm chức năng:

Theo chức năng sử dụng, mặt bằng chung các nhà xưởng công nghiệp thường được. chia thành các khu vực sau:

Khu trước xí nghiệp: trên đó thường xây dựng cổng ra vào, nhà thường trực, nhà hành chính quản lý, giới thiệu sản phẩm, các trung tám nghiên cứu, ttrí nghiệm, đào tạo, các nhà phục vụ sinh hoạt ( gửi quần áo, vệ sinh, tắm rửa, nhà ăn, trạm xá, ga ra...). Chúng có thể được bố trí tập trung hoặc phân tán, hợp khối hay chia nhỏ tùy theo quy mô nhà xưởng, xí nghiệp và cơ cấu quy hoạch chung của khu công nghiệp.

Khu sản suất : trên đó được bố trí các nhà xưởng  sản xuất chính, nhà xưởng  sản xuất phụ, Theo dây chuyền sản xuất của xí nghiệp. Tuỳ thuột vào quy mô và số lượng công trình - đặc biệt trong các xí nghiệp lớn - khu này có thể được chia thành hai hoặc một số khu sản xuất nhỏ theo đặc điểm sản xuất riêng.

Khu phụ trợ sản xuất: ở đó sẽ bố trí các nhà xưởng. công trình phục vụ cho dây chuyền sản xuất chính như các công trình năng lượng, trạm phát điện, trạm biến thế, nhà điều hành; nhà nồi hơi, trạm làm nguội nước, khí đốt, khí ép, trạm bơm, mạng lưới kỹ thuật.

Khu vực kho tàng và phục vụ giao thông vận chuyên : bao gồm các nhà kho chứa nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, các công trình điều hành, phục vụ và bảo quản thiết bị vận chuyển, v.v...

Phân khu theo khối lượng vận chuyên của các nhà xưởng

Để bảo đảm việc vận chuyên nguyên vật liệu. hàng hóa đến các nhà xưởng  được thuận lợi, ngắn nhất, không chồng chéo, phân luồng rõ ràng, không cản trở các luồng người đi lại, v.v, theo khối lượng. phương tiện và tổ chức vận chuyển...

Khu vực có khối lượng vận chuyên nhiều nhất ( nơi tiếp nhận nguyên vật liệu hoặc xuất hàng hoá );

Khu vực có khối lượng vận chuyên trung hình ( vận chuyên qua lại giữa các xưởng );

Khu vực có khối lượng vận chuyên ít ( cuối luồng hàng ).

Phân khu theo theo mức độ sử dụng nhân lực

Để tổ chức luồng người, luồng hàng hợp lý, Theo mật độ công nhân làm việc trong các nhà xưởng. cụ thể chia xí nghiệp thành các khu vực sau:

Khu vực sử dụng nhiều nhân lực;

Khu vực sử dụng ít nhân lực;

Khu vực sử dụng nhân lực trung bình.

Phân khu theo mức độ vệ sinh, độc hại, nguy hiểm cháy nổ :

Theo đặc điểm vệ sinh, nguy cơ cháy nổ, phân lớn long mặt bằng các nhà xưởng công nghiệp được phân thành các khu vực sau:

Khu vực không độc hại, sạch sẽ, vệ sinh;.

Khu vực ít độc hại ;

Khu vực nhiều độc hại;

Khu vực có rất nhiều độc hại;

Khu vực có nguy cơ cháy nổ.

Phương hướng bố trí chung trên tổng mặt bằng

Việc phân khu như trên chi là bước đầu của việc nghiên cứu thiết kế tổng mặt bằng nhà xưởng công nghiệp. Khi tiến hành phác thảo phương án cụ thể, người thiết kế cần có sự phân tích tổng hợp để đưa ra được những phương án có thể dung hoà được tất cả các yếu tố trên.

Sau đây là những nguyên tắc có tính định hướng thường được sử dụng khi thiết kế kiến trúc tồng thể mặt bằng các nhà xưởng công nghiệp :

Thông thường khu trước xí nghiệp - theo tính chất của mình - là cầu nối giữa các đối tượng chức năng bên trong và bên ngoài xí nghiệp, là dầu mọi giao thông của người làm việc, thuờng có mật độ cán bộ, công nhân tập trung cao. giao thông. chủ yếu là đi bộ, vệ sinh sạch sẽ và đẹp, v.v...,do đó thường được bố trí phía trước xí nghiệp. đầu luồng người, cạnh đường giao thông đối ngoại, đầu hướng gió mát chủ đạo, là một phần hệ mặt kiến trúc chủ yếu của xí nghiệp Tuy nhiên, tùy theo quy mô và cơ cấu tổ chức của xí nghiệp, chúng có thể được bố trí tập trung trong một khu vực, hoặc phân tán đến các phân xướng sản xuất.

a- Phân khu chức năng; 1 - khu trước xí nghiệp, 2 – khu sản xuất chính, 3 – khu phụ trợ, 4 – khu giao thông và kho tàng; b- Theo khối lượng vận chuyên nhiều; 1- khu có khối lượng vận chuyên nhiều, 2 – trung bình, 3 – ít; c- theo mức độ sử dụng nhân lực; 1 – khu đông người, 2 – trung bình, 3 – ít người; d- Theo mức độ độc hại; 1 – khu sạch sẽ, 2 – khu ít độc hại, 3 – khu độc hại trung bình, 4 – khu độc hại nhiều, 5 – khu để cháy nổ.

Khu sản xuất với nhiều nhà xưởng  có nhiều tính năng, đặc điểm sản xuất và vệ sinh khác nhau, khối lượng vận chuyên trung bình hoặc khá lớn. phương tiện vận chuyên chủ yếu là loại không ray ( ô tô, xe điện bánh hơi, bằng chuyền, v.v... ), do đó thường được bố trí ở trung tâm khu đất cạnh khu trước xí nghiệp, theo nguyên tắc bảo đảm vệ sinh, phân bố hợp lý mật độ nhân lực và khối ltrợng vận chuyển.

Trong nhiều trường hợp, khu sản xuất trở thành nhân tổ hợp không gian của xí nghiệp.

Các công trình thuộc khu phụ trợ sản xuất tuỳ theo mối quan hệ với các xưởng sản xuất chính, đặc điểm sản xuất và vệ sinh, khối lượng vận chuyển... thường được bố trí bên cạnh khu xuất chính, cuối hướng gió mát chủ đạo, phía sau xí nghiệp, gần luồng vận chuyên hàng hoá, hệ thống kho tàng của xí nghiệp.

Khu kho tàng và phục vụ giao thông thường được bố trí phía sau xí nghiệp, để có thể dễ dàng tiếp cận với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ được sử dụng để vận chuyên nguyên vật liệu vào ra và ở cuối hướng gió mát chủ đạo để giảm bớt khả năng làm ô nhiễm môi trường sản xuất của xí nghiệp.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT