Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Thiết kế thi công nội thất ngăn cháy của nhà phố, nhà cao tầng

Các bộ phận nội thất ngăn cháy của ngôi nhà phố, nhà cao tầng bao gồm: tường, vách ngăn cháy, sàn ngăn cháy, vùng ngăn cháy, khoang ngăn cháy, lỗ cửa và cửa ngăn cháy, vách ngăn cách.

Các bộ phận ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy. Cửa đi, của sổ, lỗ cửa và các cấu trúc bố trí ở các bộ phận nội thất ngăn cháy phải được làm từ vật liệu không cháy hoặc khó cháy với giới hạn chịu lửa quy định.

Phân khoang cháy trong nhà

Khoang cháy là một phần không gian nội thất của nhà phố, nhà cao tầng, công trình được ngăn cách với các phần không gian khác bâng các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa thích hợp; các lỗ mở trên đó đều được bảo vệ tường ứng nhằm hạn chế sự phát triển của đám cháy và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy làm nhiệm vụ.

Tiêu chuẩn hoá điện tích khoang cháy:

Điện tích sàn tối đa của một khoang cháy (Fmax. k/c) được tiêu chuẩn hoá (quy định sẳn) thể hiện trong bảng II của TCVN 2622: 1995 và bảng 11.5.1 chương 11 của Quy chuẩn xây dựng. Khi tiẻu chuẩn hoá khoang cháy, đề cập đến:

Công dựng của nhà. công trình;

Bậc chịu lửa. số tầng;

Nguy hiểm cháy nổ của quá trình công nghệ sản xuất;

Việc bố trí hệ thống báo cháy, chữa cháy Tự động.

Điều kiện an toàn về điện tích khoang cháy: Fk/cn ≤  Fk/c c/p

Hai nguyên tắc quy định điện tích sàn tối đa của một khoang cháy theo điện tích khoang cháy cho phép và theo chức năng.

Khi quy dinh diên tích sàn theo điện tích khoang cháy cho phép, số lượng tường ngăn cháy được xác định theo công thức:

n = ( Fs : Fk/c ) - 1

Trong đó: Fs - điện tích sàn nhà được xác định theo hồ sơ thiết kế;

Fk/c  ; điện tích khoang cháy cho phép (điện tích sàn tối đa giữa các tường ngăn cháy) xác định theo tiêu chuẩn.

Điện tích khoang cháy trong nhà ở, công trình công cộng tuỳ theo loại nhà. sõ tầng tiêu chuẩn cũng quy định cụ thé. Đối với nhà cao tầng điện tích lớn nhất cho phép của một khoang cháy [à: 1000m2 đối với nhà ở, khách sạn 19 tầng hoặc các công trình công cộng khác cao từ 50m trở lên; 1500m2 (lới với nhà ở, khách sạn từ 10 đến 18 tầng hoặc các công Trình công cộng khác cao dưới 50m; 500m2 đối với tầng hầm.

Khi dễ cập đến việc chia sàn ra từng khoang theo chức năng. nghĩa là khi chức năng của các phòng khác nhau thì tường ngăn cháy vừa đống vai trò phân chia ranh giới theo công năng, vừa đống vai trò ngăn cháy. Trong một số trường hợp đặc biệt, tối đi giữa các khoang cháy phải thông qua buồng đệm ngăn cháy có điều áp nếu các khoang đổ có quá trình sản xuất nguy hiểm nổ.

Khoang cháy độc lập trong nhà sản xuất chỉ quy định đỏi với các kho chứa thành phẩm. Khoang cháy có thể chia ra thành các phần có điện cích nhỏ hơn gọi là đơn nguyên ngăn cháy nhằm mục đích ngăn ngừa sự xuất hiện cháy hoặc hạn chế sự phải triển của đám cháy.

Tính toán thiết kế thi công xây dựng điện tích khoang cháy nhà phố, nhà cao tầng:

Khi xác định điện tích cho phép của khoang cháy cần dựa vào điều kiện an toàn sau: giảm thiệt hại do cháy gây ra ở mức thấp nhất, điện tích của khoang cháy cần đảm báo để đám cháy được dập tắt trước khi sập đổ một trong các kết cấu chịu lực. Khi điện tích cháy lớn không thề tiến hành chữa cháy đồng thời trên toàn bộ điện tích, phương tiện chữa cháy chỉ đưa chất chữa cháy lên một đoạn với điện tích xác định F gọi là điện tích chữa cháy có hiệu quả.

Đơn nguyên ngăn cháy trong nhà sản xuất:

Đơn nguyên ngăn cháy là những phần nhỏ hơn chia ra từ khoang cháy, giúp ta xác định nguyên nhân gầy cháy, giảm xác suất gây cháy và dập tắt đám cháy có hiệu quả như:

Cách ly các quá trình sán xuất có mức độ nguy hiểm cháy, nổ khác nhau;

Cách ly các quá trình sản xuất có mức độ nguy hiểm cháy, nổ với các quá trình sân xuất có sinh nhiệt, có sử đụng ngọn lửa trần hoặc có tạo tia lửa;

Cách ly các phòng chứa thiết bị điện với các quá trình sản xuất có nguy hiểm cháy, nổ;

Cách ly các phòng hành chính với các phòng có nguy hiểm cháy, nổ;

Cách ly các kho với nhà sản xuất;

Chia nhà, phân xưởng sàn xuât theo điện tích;

Chia nhà kho, phân xưởng sản xuất theo chất chữa cháy.

Thiết kế nội thất ngăn cháy trong nhà dân dụng, nhà phố:

Nguyên tắc chia đơn nguyên ngăn cháy trong nhà dân dựng như sau:

Cách ly các quá trình có nguy hiểm cháy, nổ;

Cách iy các phòng có tạo nhiệt thừa, tạo tìa lửa hoặc sử dụng ngọn lìra trần bằng vách hoặc sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa thực tế 0,75-1,0 giờ. Trong nhiều nhà, cỏng trình công cộng hiện nay có sử dụng tầng hẩm hoặc một số tầng gân mặt đâì đe làm gara òtô, do vậy cần chia gara này thành những đơn nguyên chứa không quá 100 xe;

Cách ly các phòng chứa thiết bị điện;

Cách ly các phòng, kho chứa hàng;

Cách ]v buồng đổ rác (đối với nhà cao tầng);

Chia nhà thành các đơn nguyên theo điện tích.

Tường ngăn cháy

Tường ngăn cháy là một trong các bộ phận ngăn cháy được sử dụng rộng răi, chúng có thệ chia thành từng nẹăn cháy không chịu lực, tự chịu lực và chịu lực.

Tường ngăn cháy không chịu lực là các tường chỉ có chức năng ngăn cách. Trọng lượng của nó dồn hoàn toàn vào đảm hoặc khung chịu lực.

Tường ngăn cháy tự chịu lực là các tưòng gánh toàn bộ trọng lượng của nó trong phạm vi ngôi nhà và truyền xuống dầm móng.

Tường ngăn cháy chịu lực là các tường mà ngoài chức năng ngăn cháy, nó còn tham gia cùng các kết cấu khác để chịu lực của công trình. loại tường này thường sử dụng trong các nhà không có cửa trời (cửa mái), hoặc trong các nhà lắp ghép, nhà xây bằng gạch, đá tự nhièn.

Tuờng ngăn cháy các loại, không phụ thuộc vào cấu tạo đều có những yêu cầu chung như sau: làm bằng vật liệu không cháy, có độ bền và giới hạn chịu lửa thực tế thích hợp, khi cắt qua các cấu kiện cháy hoặc khó cháy khác phải đảm bảo không thấm khói và không thẩm thấu khí.

Độ bển vững của tường ngăn cháy theo TCVN 2622: 1995 phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới han chịu lửa thực tế tối thiểu là 150 phút.

Một số quy định về thiết kế nội thất tường ngăn cháy ho nhà phố, nhà cao tầng:

Tường ngoài của các nhà một, hai tầng thuộc bậc chịu lửa II. III [àm bằng thép tấm hoặc tấm fìbrô ximăng thì lớp cách nhiệt phải sử dụng vật liệu khó cháy.

Trong ngôi nhà có tường ngoài bằng vật liệu khó cháy hay dễ cháy thì tường ngăn cháy phải cắt qua các bức tường ấy và nhỏ ra khỏi mặt tường không ít hơn 30 cm. Cho phép tường ngăn cháy không nhô ra mặt tường ngoài nếu tường ngoài được làm bằng vật liệu không cháy.

Trong nhà ở kiểu căn hệ từ ba tầng trở lèn, tường ngăn giữa các đơn nguyèn phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút. Tường ngần giữa các căn hệ phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất 40 phút. Trong nhà ở có bậc chịu lửa ĨI, ĨII cao dưới sáu tầng, cho phép tường ngăn giữa các phòng cửa tầng một căn hệ làm bằng vật liệu khó cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 15 phút.

Tường ngăn bao che hành lang giữa của nhà có bậc chịu lửa I, phải làm bảng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 30 phút và của nhà có bậc chịu lửa II, III, IV phải làm bằng vật liệu không cháy hay khó cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 15 phút. Riêng với nhà có bậc chịu lửa II của hạng sản xuất D, E có thể bao che hành lang bằng tường kính.

Tường ngăn cháy phải được xây từ mống hay dầm mống đến hết chiều cao của ngôi nhà, cắt qua tất cả các cấu trúc và các tầng. Cho phép đặt tường ngăn cháy trực tiếp lên kết cấu khung làm từ vật liệu khống cháy của nhà hay công trình với điều kiện giới hạn chịu lửa của phần khung tiếp giáp với tường ngăn cháy không được thấp hơn giới hạn chịu lửa của tường ngăn cháy.

Tường ngăn cháy phải cao hơn mặt mái 60cm nếu mái hoặc một trong các bộ phận của mái và tầng hầm mái làm từ vật liệu để cháy, không ít hơn 30cm nêu làm bẳng vật liệu khó cháy. Cho phép xây ngăn cháy không vượt quá lên trên mái nếu tất cả các bộ phận của mái và tầng hấm mái làm bằng vật liệu không cháy. K.hi tường ngăn hay vách ngăn cháy, trong có phòng có trần treo, trần giả phải ngăn cho cả không gian phía trên của trần.

Lỗ cửa bố trí trên mặt tường tiếp giáp với tường ngăn cháy phải cách chỗ giao nhau giữa hai tường này theo chiều ngang ít nhấl 4m và cánh cửa phải có giới hạn chịu lửa ít nhất 45 phút.

Trong tường ngăn cháy, cho phép bố trí các đường ông dẫn khói, thống gió. chỗ tiếp giáp giữa tường và đường ống phải được bịt kín bằng vữa và giới hạn chịu lửa của tường ở chẻ đặl đường ống không dưới 150 phút.

Thiết kế tường ngăn cháy phải tính toán để đảm bảo độ bền vững khi có sự phá hủy từ một phía do cháy sàn, mái hay các két câu khác.

Lỗ mỏ trên tường, vách ngăn cháy

Một vấn đề đặc biệt khác đảm bảo chống thẩm thấu khí cho tường ngăn cháy khi trên tường có cẫkc vị trí rỗng để cho các đường ống kỹ thuật (ống dẫn nước, thoát khói, thông gió, chứa cáp điện..) và băng chuyên đi qua là làm kín chỗ tiếp giáp giữa tường và đường ống, đảm bảo để giới hạn chịu lửa thực tế ở chỗ đặt đường ống không dưới 150 phút.

Trong các bộ phận ngăn cháy được phép lắp đặt các loại  cửa đi, của sổ, cổng, lỗ cửa và vẫn với điều kiện đó là các loại cửa và vấn ngăn cháy, hoặc có khoảng đệm ngăn cháy.

Bảo vệ cửa đi trên tường, vách ngăn cháy: vị trí hở dành cho cửa đi trên tường, vách ngăn cháy cần được bảo vệ bằng cửa ngăn cháy, cửa ngăn cháy cần được làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy có giới hạn chịu lửa thực tế nhỏ nhất là 72 phút nếu đó là cửa trên tường ngăn cháy và không nhỏ hơn 45 phút nếu đó là cửa trên vách ngăn cháy.

Bảo vệ các cửa công nghệ trên tường ngăn cháy, cho phép bố trí các đường ống dẫn khói, thông gió; nhưng chỗ tiếp giáp giữa tường và đường ống phải được bịt kín bằng vữa và giới hạn chịu lửa thực tế của tường ở chỗ đặt đường ống không dưới 150 phút. Không được phép đặt các đường ống, mương giếng để vận chuyển các chất cháy ở thể khí, lỏng, rắn cũng như bụi và các vật liệu dễ cháy đi qua tường sàn và vùng ngăn cháy.

Trong các bộ phận ngăn cháy, được phép đặt các loại cửa đi, cửa sổ, cổng, lỗ cửa với điều kiện là các loại cửa có vùng ngăn cháy hoặc có khoảng đệm ngăn cháy. Điện tích chung của các loại cửa và lỗ trong bộ phận ngăn cháy không được vượt quá 25% điện tích của bộ phận đó, cửa đi và công ngăn cháy phải là loại tự đống kín, cửa sổ ngăn cháy phải là loại không tự mở.

Tường, sàn, cửa của khoang đệm phải là lọại ngăn cháy. Trong khoang độm, được làm cửa kín bằng vật liệu dễ cháy với chiều dày không nhỏ hơn 4 cm nếu các cửa này mở vào các phòng mà trong đó không sử dụng, bảo quản các chất và vật liệu dễ cháy cũng như không có quá trình liên quan đến việc tạo ra các bụi dễ cháy.

Sàn ngăn cháy

Sàn ngăn cháy là một trong các bộ phận ngăn cháy để hạn chế sự lan truyền của đám cháy ưong nhà theo phương thẳng đứng. Sàn ngăn cháy được bố trí ưong những trường hợp:

Nếu điện tích tầne một giữa các tường ngăn cháy của nhà nhiều tầng được xác định theo tiêu chuấn giống như đối với nhà một tầng lhì sàn ngăn cháy của tầng một không được để vị trí hở thông tầng và có giới hạn chịu lửa thực tế không nhỏ hơn 2,5 giờ;

Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa I, II, III, sàn và trần của tầng hầm, tầng chân tường phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhât 90 phút;

Trong các nhà cổ bậc chịu lửa III thì sàn tầng một và tầng trên cũn^ phải làm bằng vật liệu khó cháy, sàn tầng hầm phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa thực lẽ' không nhó hơn 60 phút . Nhà ở có bậc chịu lửa III cao đến ba tầng cho phép sàn, cửa buồng thang và tiến sảnh có eiới hạn chịu lửa 45 phút, nếu có tối ra ngoài trực tiếp;

Trong các công trình có bậc chịu lửa IV và V nếu có tầng hầm và tầng chân tường thì sàn ở Trên các tầng đó phải làm băng vật ỉiệu không cháy, có giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút;

Trong các phòng sản xuất, sử dụng hay bảo quản chất lỏng dễ cháy và cháy dược, sàn phải làm bằng vật liệu khống cháy;

Giới hạn chịu lửa thực tế tối thiểu của sàn ngăn cháy (sàn giữa các tầng, sàn tầng hầm mái, sàn trên tầng hầm, sàn tầng lửng) ở các nhà bậc chịu lửa II, III, IV là 45 phút;

Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa I, II, III cao từ ba tầng trở lên, sàn của buồng thang, tiền sảnh có tối đi từ thang ra cửa ngoài phải có giới hạn chịu lửa ít nhái 60 phút;

Sàn của buồng thang máy và buồng bộ phận máy nâng trong nhà thuộc bất kỳ bậc chịu lửa nào đều phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa thực tế ít nhất 6Ơ phút, nếu thang máy bố trí ngoài nhà thì không dưới 30 phút;

Trong rạp chiều bóng, câu lạc bộ, nhà văn hoá, hội Trường có bậc chịu lửa II thì sàn của phòng khán giả và phòng đợi phải làm bằng vật liệu không cháy có ẹiớì hạn chịu lửa thực tê ít nhất 60 phút;

Trong hội trường, gian khán giả, phòng họp, nếu cỏ tăng hầm mái thì sàn của tầng hầm mái phải làm bằng vật liệu khó cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút;

Sàn và trần các kho thiết bị sân khấu phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất 60 phút;

Trong bệnh viện, nhà khám chữa bệnh, nhà vệ sinh, cửa hàng, rạp chiều bóng, câu lạc bộ, nhà văn hoá khi có những gian bố trí nổi hơi với chất đốt dễ cháy thì sàn và trần của những gian này phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa thực tế ít nhất 90 phút cho nhà bậc chịu lửa II, III, còn đối với nhà có bậc chịu lửa IV và V thì giới hạn chịu lửa ít nhâì 60 phút;

Khung của trần treo phải làm bằng vật liệu không cháy.Tấm lót, trần Treo cho phép sử dụng vật liệu dễ cháy, từ các tấm trần ở hành lang chung, cầu thang, buồng thang, tiền sành, phòng nghỉ, phònc đợi của các ngồi nhà có bâc chịu lửa I đến IV;

Các bộ phận ngăn cháy dùng để hạn chế sự lan truyẻn của đám cháy trong nhà theo phương thẳng đứng có thể là những tầng kỹ thuật bất kỳ. Khi có hai sàn ngăn cháy sẽ tạo nên một bộ phận ngăn cháy theo thể tích và có thể sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào khi có nhu cầu về chia nhà thành khoang cháy theo phương thẳng đứng;

Sàn ngăn cháy gắn kín vối tường ngoài và làm bằng vật liệu không cháy. Khi tường ngoài của ngôi nhà có khả năng lan truyền cháy hoặc có lắp kính thì sàn ngăn cháy phải cắt qua tường và phần lắp kính đó.

Thiết kế thi công bộ phận nội thất ngăn cháy cục bộ nhà cao tầng, nhà phố, biệt thự

Các bộ phận ngăn cháy cục bộ dùng để hạn chệ sự lan truyẻn thẳng của đám cháy. Những kết cấu này ở trong nhà và thông thường rất hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn, trước khi đám cháy phát triển theo thể tích.

Các bộ phận ngăn cháy cục bộ bao gồm:

Các bộ phận ngăn cháy dùng để hạn chệ sự lan truyền của đám cháy theo bể mặt và vị trí rỗng của cấu kiện. Để hạn chế sự lan truyền của đám cháy theo bề mặt cấu kiện khi chúng được làm bằng vật liệu cháy và khó cháy, từng đoạn trên bề mặt của các cấu kiện đó được thay bằng vật liệu không cháy và được gọi là đai ngăn cháy;

Các bộ phận ngăn cháy dùng để hạn chế sự cháy loang của chất lỏng: xung quanh các bồn, bể chứa đứng độc lập hoặc quanh cụm bồn chứa có chất lỏng cháy hoặc dễ cháy thường sử dụng đê bao để loại từ sự chảy loang của chất lỏng ra các vị trí xung quanh trong trường hợp xảy ra sự cố. Chiều cao của đê bao không nhỏ hơn lm, chiều rộng không nhỏ hcm 0,5m. Thay vào vị trí bờ đất của đê bao có thể sử dụng tường bê tông hoặc tường đá với chiều cao lm. Thể tích phía trong của dè bao cấn chứa được tất cả lượng chất lỏng trong bổn và phải tính toán tới áp lực của chất lỏng lên thành tường chắn. Trong các nhà sản xuất, nhất là trong các nhà sản xuất nhiều tầng, khi thiếu các bờ ngăn, chất lỏng cháy có thể chảy loang ra tất cả các tầng, chảy loang vào buồng thang, tối di với điện tích lớn. Bời vậy đám cháy phát triển rất nhanh sang các tầng hoặc nhà, công trình bên cạnh, là mối đe doạ lớn đối với cuộc sống của con người. Khi trong nhà, công trình có đặt các bổn hoặc thiếc bị có chứa chất lỏng cháy hoặc khí cháy hoá lỏng cần phải có các giải pháp để hạn chế sự chảy loang của chất lỏng trong trường hợp xảy ra sự cố. Khu vực sàn ở những nơi có đặt các thiếc bị nói trên cần được hạn chế bởi các bỏ ngăn bằng vật liệu không cháy có chiều cao 0,14 – 0,15m hoặc cao hơn nữa tuỳ theo dung tích chất lỏng chứa trong thiết bị. Thay thế vào vị trí bờ ngăn có thể sử dụng các khay chứa để đặt các thiết bị chứa chất lỏng cháy vào trong đó.

Ngoài ra, các thiết bị ngăn cháy cục bộ còn bao gồm: vách ngăn cháy tự động được đặt tại vị trí giao nhau giữa đường ống thông gió với sàn và tường ngăn.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT