Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 23/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Yêu cầu kỹ thi công đất và giá khoán nhân công xây dựng

Sau khi đổ đất, san từng lớp một theo đúng yêu cầu kỹ thuật, sau đó Phương Nam tiến hành áp giá khoán nhân công xây dựng đầm đất. Tuỳ theo quy mô, địa hình thi công và yêu cầu kỹ thuật đối với từng công trình mà lựa chọn số lượng nhân công và phương tiện thi công xây dựng và là cơ sở áp giá khoán nhân công xây dựng cho phù hợp. Hiện nay công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam có 2 phương pháp đầm là đầm thủ công và đầm cơ giới.

Đầm thủ công và đơn giá khoán nhân công xây dựng:

Đối với những công trình nhỏ, yêu cầu kỹ thuật không cao lắm thì Phương Nam có thể cho nhân công tiến hành đầm thủ công. Đụng cụ đầm thủ công do Phương Nam cung cấp với loại sau:

Đầm gỗ dùng cho 2 người, trọng lượng từ 20 - 25kg, với đường kính đáy là 25 - 30cm, thân đầm cao từ 50 - 60cm và 4 tay cần dài chừng 60cm gắn dọc theo thân.

Đầm gỗ dùng cho 4 người, trọng lượng từ 60 - 70kg, với đường kính mặt dáy từ 30 - 35cm, thân đầm cao từ 60 -70cm và có 4 cán ngang gắn vào thân đầm bằng cách đóng đính hoặc buộc bằng đây thép.

Đầm gang có trọng lượng từ 5 - 8kg, thường chỉ để cho một người sử dụng. Đầm gang đùng để đầm ở những chổ tiếp giáp, các góc, các khe hò mà các loại đầm lớn hay đầm máy không đầm tới được.

Đầm bê tông cốt thép:

Hình dáng của đầm bố tông cốt thép tương tự như đầm bằng gỗ. Đường kính mặt đáy từ 35 - 40cm. Thân đầm cao từ 40 - 50cm với trọng lượng từ 80 - 140kg. Đầm có cán gổ gắn bằng bulông dùng cho 4-8 người.

Chiều đày của lớp đất khi đầm thủ công thì tuỳ theo trọng lượng của đầm được sử đụng.

Yêu cầu kỹ thi công đất và giá khoán nhân công xây dựng

Đầm bằng máy và đơn giá khoán nhân công xây dựng

Đối những công trình lớn hoặc yêu cầu kỹ thuât cao Phương Nam phải đầm theo phương pháp cơ giới. Với phương tiện cơ giới công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam cung cấp đầy đủ chỉ chỉ khoán nhân công thi công xây dựng đầm:

Đầm chày: Phương Nam sử dụng những cái chày thép hoặc bè tông cốt thép nặng từ 1,5 -4 tấn treo vào máy đóng cọc hay vào cần trục tự hành đưa lên cao từ 3 -5 m rồi thả xuống Nền Đất để dầm. Với loại đầm này Phương Nam có thể đầm những lớp đất dày từ 1 - 2m, và mỗi phút đầm được từ 9 - 12 lần.

Đầm lăn : Đầm lăn có 2 loại:

+ Đầm lăn mặt nhẵn: đùng để đầm đất rời hoặc đất ít dính (cát nhiều hơn sét). Chiều dày của lớp đất rải phụ thuộc vào trọng lượng của đầm được sử dụng, cụ thể là:

Đầm nặng 3-4 tấn thì chiều đày h = 10 -20cm;Đầm nặng 15 tấn thì chiều dày lớp đất h = 30cm.

+ Đầm lăn chân cừu:

Sở dĩ gọi là đầm chân cừu bởi vì mặt đầm có những mấu thép hình nón cụt giống bàn chân con cừu. Đầm này dùng để đầm đất dính, đất thịt pha cát hoặc đất sét pha cát, nơi có bề mặt rộng lớn.

Chiều dày của lớp đất rái cãn cứ theo loại đầm, cụ thể:

Đầm nặng 5 tấn thì chiều dày lớp đất rải 10- 15cm.

Đầm nặng 8 tấn thì chiều dày lớp đất rải 20 -25cm

Đầm nặng 10 - 30 tấn thì chiều dày lớp đất 30 - 40cm.

Trọng lượng của đầm có thế điéu chinh được bằng cách cho thêm hoặc bớt vật dằn trong quả lăn. Vật dằn thường là cát đá hoặc sỏi khô. Quả lăn được lắp vào máy kéo qua cần kéo.

Phương Nam có thể dùng xe lu để thay cho đầm lăn mặt nhẵn, máy kéo, ủi để thay cho đầm chùn cừu.

Khi đầm tốc độ cao và trọng lượng đầm lăn cho tâng lên dần bằng cách cho thêm vật dàn (như cát, đá, sỏi) vào trong quả lăn. Không nên dùng đầm có trọng lượng vượt quá sức chịu tải của nền đất và rải đất quá mỏng vì như vậy sẽ phá vỡ cơ cấu lớp đất dưới.

+ Đầm bánh lốp (bánh hơi):

Đày là một loại xe rơ moóc có 1 hoặc 2 trục bánh, mỗi trục có 6 đến 8 bánh.

Ở mỗi trục bánh Phương Nam gắn những hộp có các tải trọng thay đổi tuỳ theo yêu cầu của công tác đầm. Loại đầm bánh hơi này có thể đầm được cả đất dính và đất rời. Vì có tải trọng tác dụng lên mỗi bánh xe riêng biệt, nó có tác dụng làm cho máy có thệ đầm được khắp mọi chỗ mặc dù mặt đất cần đầm có những lồi lõm đáng kể. Ngược lại, nếu các trục bánh phụ thuộc vào nhau thì phần đất lõm sẽ không được bánh lăn  tới đầm được. Độ lồi lõm của mặt cần đầm có thể chênh lệch tới 30cm.

+ Đầm chấn động:

Nguyên tắc của đầm này là dùng động cơ điện kiểu lồng sóc, hai đầu Trục của ròto quay thì bánh xe lệch tâm quay theo, gây ra lực !y tâm làm cả bàn đầm rung lên gây chấn động các hạt đất, hạt cát làm nó mất hết các lực ma sát trong chúng, chúng sẽ trượt và chuyển vào các chỗ rỗng trong khối đất làm đất chặt lại. Đầm chấn động chú yếu đầm cát và cát pha sét. Đôi khi cũng đùng để đầm đất pha sỏi nhỏ.

+ Đầm cóc: Đó là các loại đầm cơ giới chạy bằng động cơ dốt trong do một công nhân điều khiển. Đầm cót để đầm những nền móng nhỏ hẹp hoặc các nền đất đáp bằng đất lẫn nhiều đá.

Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đầm đất, làm tăng giá khoán nhân công xây dựng

Khả năng chịu lực của đất phụ thuộc vào dung trọng khô của nó. Nếu dung trọng tăng lên thì có nghĩa là khả năng chịu lực của nó cũng tăng lên.

Nhiều kết quả thí nghiệm và thực nghiệm cho biết; đất khác nhau mà đầm giống nhau thì dung trọng cực dại của chúng cũng khác nhau, nghĩa là khả năng chịu lực của chúng cũng khác nhau. Mối quan hệ giữa dung trọng và độ ẩm được thể hiện qua đồ thị đối với số loại đất.

 

Đối với một loại đất, nếu chiêu dày lớp rải là cố định thì dung trọng khô của đất tãng lên theo số lần dầm.

Nếu chiều dày lớp đất rải khác nhau, muốn đạt được một dung trọng xác định nào đó thì số lần đầm phải khác nhau. Chiều dày lớp đất rải càng lớn thì số lần đầm càng phải nhiều.

Độ ẩm là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc đầm đất. Đất tơi xốp có 3 thành phần chính: các hạt rắn, nước và không khí. Khi đầm các hạt đất xít lại gần nhau, đẩy không khi ra ngoài, các lỗ hổng giảm xuống. Khi tiếp tục đầm thì nước bị đẩy ra ngoài. Việc đó với đất dính thì không thực hiện được.

Đất khô thì lực ma sát giữa các hạt rất lớn, muốn đầm chặt loại đất này phải tốn rất nhiều công.

Nếu đất đủ độ ẩm, ma sát giữa các hạt giảm làm chúng chuyển dịch dễ dàng, công tác đầm khi này sẽ đạt hiệu quả cao.

Nếu nước quá nhiều trong đất, tức là nước chiếm toàn bộ các lỗ hổng trong đất, lúc này lực ma sát càng giảm đi nhiều, lực mao dãn không còn nữa, lực dính giữa các hạt đất không còn, đất sẽ chảy không thể đầm chặt được. Bởi vậy, chỉ có thể đầm chặt đất khi nó có độ ẩm thích hợp.

Đối với các loai đất khác nhau thì độ ẩm thích hợp càng khác nhau, ngay với cùng một loại đất các thí nghiệm cũng chứng minh đô ẩm thích hợp của nó không phải là một hằng số.

Nếu dùng đất quá khô để đắp thì nhất thiếc phải tưới nước để nó đạt độ ẩm thích hợp. Trước khi tưới nước cần phải xác định độ ẩm tự nhiên của đất.

Kiểm tra độ chặt của đất sau khỉ đầm

Cách thí nghiệm để chọn chiều đày lớp đất đắp và số lần dầm:

Chọn khoảng 6-8m2 nền đất đắp. Nhào trộn dấl sẽ đắp cho vừa độ ẩm cần thiết. Rải một lớp đất dự kiến sẽ đùng để dầm, ví đụ với chiều dày 200mm đầm một lượt rổi lấy mảu để xác định khối lượng thể tích. Đầm tiếp lần 2,3,4 và sau mỗi lần đầm lại tìm khối lượng thể tích. Sau đó vẽ thành biểu đồ như.

Đồ thị biểu diẽn quan hệ giữa số lần đầm và khối hrợng thể tích.

Đồ thị biều diẻn mối quan hệ giữa số lần đầm nền chiều dày lớp đất rái và khối lượng thể tích.

Giả sử thiết kế định ra khối lượng thể tích cần đạt, có thể tra để tìm số lượng đầm.

Ta lại lấy ô đất khác thí nghiệm với chiều dày khác nhỏ hơn hoặc lớn hơn thí nghiệm trên vì số luợt đầm quá nhiều hoặc quá ít đã đạt yêu cầu.

Giả sử chọn chiều dày là 150mm, 250mm hoặc 300mm để tiếp tục đầm và kiểm Tra khối lượng thế tích như đã làm.

Tập hợp được quan hệ tổng thể

Như vậy nếu theo đổ thị, muốn có khối lượng thế tích là 1,7 g/cm: đầm 3 lần thì chiều dày lớp đất rải phải là 300mm, 5 lần thì chiều dày 350mm, và 7 lần thì chiều dày lớp đất rải là 400mm.

Sau khi thi công xong việc đắp nền phải kiểm tra lai khối lượng thế tích nơi đã đầm nền , nếu chưa đạt phải tãng số lần đầm lên.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDTC