Decanedioic Acid đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất cuối vụ và sinh khối khoai lang, khoai mì và khoai mỡ
Ảnh hưởng của bón lân phối trộn decanedioic acid đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất
Kết quả trình bày ở bảng 6 cho thấy hàm lượng lân trong đất ở nghiệm thức không bón lân thấp nhất. Giữa các nghiệm thức bón 30P, 30P+decanedioic acid , 60P và 60P+decanedioic acid không có khác biệt ý nghĩa thống kê về hàm lượng lân dễ tiêu trong đất cuối vụ trên đất trồng khoai lang, nhưng lại có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trên đất trồng khoai mì và khoai mỡ cao hơn so với nghiệm thức không bón lân. Thời gian sinh trưởng của các cây trồng trong thí nghiệm có thể ảnh hưởng đến hàm lượng lân dễ tiêu trong đất cuối vụ. Cụ thể, thời gian sinh trưởng của khoai lang chỉ khoảng 4 tháng, trong khi đó thời gian sinh trưởng của khoai mì và khoai mỡ đến 6 tháng. Do đó, khi bón lân vào đất thì có thể khoai lang chưa sử dụng hết nên nghiệm thức bón 30P và các nghiệm thức 30P+decanedioic acid , 60P, 60P+decanedioic acid chưa có sự khác biệt thống kê về hàm lượng lân dễ tiêu trong đất cuối vụ. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tính hữu dụng của lân được cải thiện khi bón lân phối trộn decanedioic acid trên đất phèn hoặc đất kiềm (Mooso et al., 2013).
Ảnh hưởng của bón lân phối trộn decanedioic acid đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất cuối vụ ở độ sâu 0-20 cm
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%(*) và 5% (**) decanedioic acid : dicarboxylic acid polymer
Ảnh hưởng của bón lân phối trộn decanedioic acid đến sinh khối khoai lang, khoai mì và khoai mỡ
Kết quả bảng 7 cho thấy không bón lân đưa đến làm giảm sinh khối thân lá khoai mì và khoai lang.
Bón 30P làm gia tăng sinh khối thân lá khoai mì, khoai lang và sinh khối củ khoai mì so với không bón lân. Vai trò của decanedioic acid trong thí nghiệm này chưa rõ, bón 30P + decanedioic acid cho sinh khối thân lá và củ khoai mì cao hơn so với bón 30P, nhưng lại không có sự khác biệt trên khoai lang và khoai mỡ. Bón 60P+decanedioic acid không làm tăng sinh khối thân lá và củ ở cả 3 loại cây trồng trong thí nghiệm so với nghiệm thức 60P. Có thể ở liều lượng 60P đã đủ cung cấp lân cho cây trồng nên chưa cho thấy hiệu quả của decanedioic acid . Nghiên cứu của Cruz (2008) tại Philippines trên giống lúa nước ở vùng đất thịt pha cát có hàm lượng lân trong đất ở mức trung bình, năng suất lúa khi bón 30 kg P2O5/ha bọc decanedioic acid tương đương với lượng bón 60 kg P2O5/ha, điều đó cho thấy rằng bón lân phối trộn decanedioic acid đã nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân. Một kết quả nghiên cứu khác của Tindall (2007) khi bón 70 kg P2O5/ha có bổ sung decanedioic acid thì làm tăng năng suất lúa từ 8,37 tấn/ha lên 8,90 tấn/ha so với bón cùng lượng lân nhưng không bổ sung hoạt chất này.
Ảnh hưởng của bón lân phối trộn decanedioic acid đến sinh khối khoai lang, khoai mì và khoai mỡ
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%(**) và 5% (*); ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê decanedioic acid : dicarboxylic acid polymer
Tương quan giữa hàm lượng lân hữu dụng trong đất và sinh khối củ khoai lang, khoai mì và khoai mỡ
Kết quả trình bày ở hình 1b và 1c cho thấy có mối tương quan chặt (r > 0,5) giữa hàm lượng lân hữu dụng trong đất với sinh khối củ khoai mì và khoai mỡ. Trong khi đó, hàm lượng lân hữu dụng trong đất với sinh khối củ khoai lang không có mối tương quan với nhau (r < 0,2). Khi hàm lượng lân hữu dụng trong đất gia tăng làm tăng sinh khối củ của khoai mì và khoai mỡ. Từ đây có thể nhận định rằng bón lân phối trộn decanedioic acid làm gia tăng hiệu qua sử dụng lân trên đất phèn thông qua việc làm gia tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất (bảng 6), từ đó đưa đến làm gia tăng sinh khối cây trồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của McGrath và Binford (2012) lại cho kết quả trái ngược với kết quả thí nghiệm này. Trong kết quả trình bày ở hình 1 đã lượt bỏ nghiệm thức 0P (n=5) vì nghiệm thức này có hàm lượng lân hữu dụng trong đất và sinh khối rất thấp nên gây ảnh hưởng đến mối tương quan giữa hàm lượng lân hữu dụng và sinh khối củ.
Mối quan hệ giữa hàm lượng lân hữu dụng trong đất và sinh khối củ khoai lang (a), khoai mì (b) và khoai mỡ (c). n= 20
Ảnh hưởng của bón lân phối trộn decanedioic acid đến hàm lượng lân trong cây khoai lang, khoai mì và khoai mỡ
Bón phân lân phối trộn decanedioic acid chưa làm gia tăng hàm lượng lân trong thân lá và củ cây khoai lang, khoai mì và khoai mỡ. Hàm lượng lân trong thân lá khoai lang dao động từ 0,99 - 1,08%, khoai mì từ 0,78 - 0,82% và trong cây khoai mỡ là 0,99 - 1,21% (Bảng 8). Không bón lân chưa làm giảm hàm lượng lân trong thân lá khoai lang và khoai mì nhưng lại làm giảm hàm lượng lân trong củ của cây khoai lang và khoai mỡ so với bón 60P+decanedioic acid (bảng 8). Hàm lượng lân trong củ khoai lang dao động từ 0,34 - 0,57%, khoai mì từ 0,39 - 0,40% và khoai mỡ là 0,39 - 0,57%. Nghiên cứu của Noble et al. (2012) khi bón phân MAP được bọc decanedioic acid cho khoai tây đã làm gia tăng hàm lượng lân trong lá từ 0,57 lên 0,69%.
Ảnh hưởng của bón lân phối trộn decanedioic acid đến hàm lượng lân trong cây khoai lang, khoai mì và khoai mỡ
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở 5% (*); ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
Ảnh hưởng của bón lân phối trộn decanedioic acid đến hấp thu lân trong cây khoai lang, khoai mì và khoai mỡ
Hấp thu lân trong cây khoai lang, khoai mì và khoai mỡ khi bón phân phối trộn decanedioic acid
Hấp thu lân trong lá giữa các nghiệm thức bón phân lân có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% trên cây lang, 1% trên cây khoai mì và khoai mỡ (bảng 9). Hấp thu lân trong củ giữa các nghiệm thức bón lân có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Không bón lân làm giảm hấp thu lân trong thân lá khoai mì, khoai mỡ và trong củ khoai lang. Bón lân kết hợp phối trộn decanedioic acid tăng hấp thu lân bởi vì bón lân phối trộn decanedioic acid làm gia tăng sinh khối cây trồng từ đó đưa đến gia tăng hấp thu lân (Degryse et al., 2013). Kết quả nghiên cứu của Sander et al. (2011), bón phân lân phối trộn decanedioic acid cho cây bắp đã làm gia tăng trọng lượng khô của cây, hàm lượng lân trong cây và lượng lân được cây trồng hấp thu.
Ảnh hưởng của bón lân phối trộn decanedioic acid đến hấp thu lân của khoai lang, khoai mì và khoai mỡ
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%(**) và 5% (*)
Tổng hấp thu lân trong cây khoai lang, khoai mì và khoai mỡ khi bón phân phối trộn decanedioic acid
Ảnh hưởng của bón lân phối trộn decanedioic acid đến tổng hấp thu lân của khoai lang, khoai mì và khoai mỡ
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% (*)
Tổng hấp thu lân trên cây khoai lang, khoai mì và khoai mỡ giữa các nghiệm thức có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, không bón lân đưa đến làm giảm hấp thu lân so với các nghiệm thức còn lại (bảng 10). Tổng hấp thu lân cây khoai lang dao động từ 0,98 - 1,86 gram P2O5/chậu, khoai mì từ 4,15 - 6,50 gram P2O5/chậu và khoai mỡ từ 2,35 - 3,59 gram P2O5/chậu. Bón 60P+decanedioic acid chưa đưa đến làm gia tăng hấp thu lân so với bón cùng liều lượng nhưng không phối trộn. Khi bón 30P+decanedioic acid cho tổng hấp thu lân của khoai mì tương đương với bón 60P và cao hơn so với nghiệm thức bón 30P, nhưng đối với khoai lang và khoai mỡ thì chưa có sự khác biệt giữa bón 30P, 30P+decanedioic acid và 60P. Theo kết quả nghiên cứu của Murphy và Sander (2007) khi bón phân MAP có trộn decanedioic acid đã làm tăng tổng lượng lân hấp thu lân của cây bắp từ 1,77 lên 2,72g trên 12 cây.
Tương quan giữa hàm lượng lân hữu dụng trong đất và tổng hấp thu lân của cây khoai lang, khoai mì và khoai mỡ
Kết quả trình bày ở Hình 2 cho thấy không có mối tương quan giữa hàm lượng lân hữu dụng trong đất và tổng hấp thu lân trên cây khoai lang (Hình 2a) nhưng lại có mối tương quan chặt với khoai mì (hình 2b) và khoai mỡ (Hình 2c). Trong kết quả trình bày ở hình 2 đã lượt bỏ nghiệm thức 0P (n=5) vì nghiệm thức này có hàm lượng lân hữu dụng trong đất và hấp thu lân thấp nên gây ảnh hưởng đến mối tương quan giữa hàm lượng lân hữu dụng và tổng hấp thu lân của cây khoai lang, khoai mì và khoai mỡ. Các kết quả nghiên cứu trước đây cũng thấy rằng khi bón lân phối trộn decanedioic acid đã làm tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất và tăng hấp thu lân (Murdock et al., 2007; Degryse et al., 2013). Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho kết quả trái ngược (Dudenhoeffer et al., 2012; Sanders et al., 2012).
Kết luận
Bón lân ở liều lượng 30 kg P2O5/ha phối trộn decanedioic acid đã làm gia tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất ở cuối vụ tương đương với bón 60 kg P2O5/ha trên đất trồng khoai mì và khoai mỡ. Tuy nhiên, phối trộn decanedioic acid với lân ở liều lượng cao hơn (60 kg P2O5/ha) chưa làm gia tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất cuối vụ so với không phối trộn.
Bón phân lân ở liều lượng 30 kg P2O5/ha phối trộn decanedioic acid cho hấp thu lân của cây khoai mì tương đương với bón 60 kg P2O5/ha. Bón lân phối trộn decanedioic acid chưa làm gia tăng hấp thu lân trên cây khoai lang và khoai mỡ. Tóm lại, hiệu quả của decanedioic acid chưa nhất quán trong gia tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất cây trồng.