Phương Nam Co LTD
© 13/1/2025 - Vietnam12h.com Application

Kính hiển vi quang học quy tắc sử dụng

Kính hiển vi: có nhiều loại như quang học, phản pha, huỳnh quang, soi nổi,...

Nguyên lý các loại kính hiển vi có cấu tạo giống nhau. Có hai phần chính là phần cơ học và phần quang học.

Phần cơ học: bảo đảm cho kính vững chắc và điều khiển được. Phần này cấu tạo gồm chân kính, khay kính, trụ, ống kính, ốc điều chỉnh vĩ cấp, ốc điều chỉnh vi cấp, bàn quay, vật kính và các vít dịch chuyển mẫu vật.

Phần quang: hệ thống cung cấp ánh sáng và hệ thống thấu kính phóng đại.

+ Phần cung cấp ánh sáng: gương, đèn, (hoặc ánh sáng tự nhiên), tụ quang kính, màn chắn.

+ Hệ thống thấu kính gồm có vật kính, thị kính và khối lăng kính.

+ Độ phóng đại của kính bằng tích độ phóng đại của vật kính và thị kính

+ Vật kính có hai loại: khô và dầu, vật kính dầu có độ phóng đại lớn và độ mở hẹp nên người ta cho thêm giọt dầu (nước, glycerin) dưới kính để loại trừ sự khúc xạ ánh sáng giữa vật kính và không khí.

Quy tắc sử dụng kính hiển vi

Trước hết phải kiểm tra vị trí của tụ quang kính. Nó phải ở vị trí

cao nhất. Màn chắn phải mở.

Vặn ổ  quay vật kính để lấy vật kính nhỏ nhất nhất.

Nhìn vào thị kính và điều chỉnh gương để có được ánh sáng tốt

Sau đó nhỏ một giọt dầu lên tiêu bản đặt lên bàn kính. Vặn ổ quay vật kính để lấy vật kính dầu (100) sao cho phần thấu kính ngập trong dầu.

Nhìn vào thị kính và điều chỉnh ốc vĩ cấp (quay chậm) để lấy tiêu cự. Điều chỉnh độ tương phản bằng ốc vi cấp.

- Sau khi quan sát, quay ổ quay vật kính để lau dầu bằng dung môi thích hợp, thấm trên giấy thấm hoặc vải màn. Hạ tụ quang kính. Đậy kính.

Hiện nay còn có kính hiển vi hai ống ngắm, hay kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi nền đen, kính hiển vi tương phản cấu tạo hiện đại và phù hợp với mục đích sử dụng.

Description: C:\Users\phuongnam\Pictures\2013-9-25-kinh-hien-vi-quang-hoc-va-quy-tac-su-dung.png

Hình 2.1. Cấu tạo tổng quát kính hiển vi quang học