Phương Nam Co LTD
© 26/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Khả năng tải rosuvastatin của SMEDDS môi trường có tween 80 và tween 20

Tween polysorbate 80 và tween 20 tăng khả năng tải RSV ở các tỉ lệ khác nhau 5 - 20% (kl/kl) của các CT SMEDDS tiềm năng được trình bày lần lượt trong Bảng 2 cho thấy ở tỉ lệ tải 5%, các CT F4, F5, F6, F7, F8, F11, F12, F13, F14, F17 đều trong suốt đồng nhất sau thử nghiệm ly tâm và tạo được vi nhũ tương trong suốt hay trong mờ bền vững sau 12 giờ khi pha loãng với nước cất. Các CT này sẽ được thực hiện thử nghiệm tải 7,5%. Khi tải 7,5%, các CT đều đạt trừ F15. Tải tiếp với 10% và 12,5%, F4, F5, F6, F7, F8, F12, F13, F14, F17 đạt và tiếp tục tăng tải lên 15% và 17,5% có bảy CT đạt yêu cầu gồm F4, F5, F6, F7, F12, F13, F14. Tỉ lệ tải 20%, chỉ có F4, F5 và F13 đạt yêu cầu. Các CT đạt tỷ lệ tải từ 12,5 – 20% được đánh giá độ bền ở thử nghiệm tiếp.

Tá dược tween polysorbate 80 đánh  giá cao trong các  công  thức  SMEDDS  tải rosuvastatin tiềm năng

Độ ổn định trong các môi trường pH

Kết quả độ ổn định sau khi pha loãng trong 3 môi trường pH 1,2; pH 4,5 và pH 6,8 của các CT SMEDDS tải RSV (12,5 – 20%) tiềm năng trình bày trong Bảng 3 cho thấy với tỷ lệ tải 12,5% có 3 CT đạt là F4, F5 và F12 trong khi ở tỷ lệ tải 15% thì 2 CT F4 và F5 đạt yêu cầu. 5 CT này bền trong cả 3 môi trường pH 1,2 pH 4,5 và pH 6,8 do tạo được vi nhũ tương trong suốt hoặc trong mờ và ổn định sau 12 giờ pha loãng nên được chọn để đánh giá độ bền nhiệt động.

Độ bền nhiệt động

Kết quả độ bền nhiệt động của 5 CT khảo sát được trình bày trong Bảng 4 cho thấy cả 5 CT đều ổn định. CT F4 và F5 với tỷ lệ tải 15% sẽ được lựa chọn khảo sát tính lặp lại trước khi thực hiện các thử nghiệm tiếp theo về độ truyền qua, sự phân bố kích thước giọt và thế zeta. Kết quả thực nghiệm các khảo sát này trình bày trong Bảng 5 cho thấy có sự lặp lại và CT F4 - 15% là CT tốt nhất sẽ được chọn để đánh giá tính thấm, độ hòa tan so với thuốc đối chiếu.

Bảng 2: Kết quả khảo sát khả năng tải RSV ở các tỷ lệ 5; 7,5; 10; 12,5; 15; 17,5 và 20% của các CT SMEDDS (Capmul MCM - Cremophor RH40 - Transcutol HP) tiềm năng từ F1đến F20

LT: Ly tâm, PL: pha loãng; T: Tủa; t: Trong; Đ: Đục; đn: đồng nhất; -: Không thực hiện; * (Capmul MCM: Cremophore RH40: Transcutol HP)

Bảng 3: Độ ổn định sau khi pha loãng trong các môi trường pH 1,2; pH 4,5; và pH 6,8 của các CT SMEDDS chứa RSV với tỷ lệ tải 12,5; 15; 17,5 và 20%

Đ: đục; t: trong; -: không thực hiện do không đạt điều kiện pha loãng trong nước

Bảng 4: Độ bền nhiệt động của các CT SMEDDS tiềm năng khảo sát

Bảng 5: Kết quả lặp lại thử nghiệm tải hoạt chất, độ ổn định trong các môi trường pH, độ bền nhiệt động, độ truyền qua, phân bố kích thước giọt và thế zeta của CT F4 -15% và F5 – 15%

Xây  dựng  qui  trình  bào  chế  SMEDDS rosuvastatin cỡ lô 200 g của CT F4 – 15%

Qui trình điều chế như sau: Cân lần lượt Capmul MCM (17,4 g), Cremophore RH 40 (87,0g), tá dược tween polysorbate 80 và Transcutol HP (69,6 g) cho vào lọ thủy tinh, vortex 1 – 2 phút thu SMEDDS nền đồng nhất. Cân rosuvastatin calcium (26,0 g) cho tiếp vào SMEDDS nền, vortex 2 – 3 phút, siêu âm 30 phút thu SMEDDS RSV đồng nhất. Kiểm tra sản phẩm tạo thành. Các tính chất của SMEDDS RSV cỡ lô 200 g không thay đổi so với khi điều chế với lượng nhỏ chứng tỏ quy trình điều chế SMEDDS RSV có thể nâng cỡ lô dễ dàng, thực chất chỉ là hòa tan đơn giản.

Sử dụng phương pháp UV để định lượng RSV trong SMEDD RSV lô 200 g. Kết quả cho thấy hàm lượng TB RSV calcium là 14,88% ± 0,14 so với lý thuyết là 15%.

Qui trình định lượng RSV bằng phương pháp UV tại bước sóng λmax 243 nm đã được thẩm định với kết quả đạt yêu cầu của một quy trình phân tích (không trình bày dữ liệu).

Sơ bộ đánh giá khả năng thấm và khả năng GPHC của SMEDDS rosuvastatin qua ruột

chuột nhắt cô lập so với thuốc đối chiếu

Sơ bộ đánh giá khả năng thấm của SMEDDS rosuvastatin qua ruột chuột nhắt cô lập

Kết quả thử nghiệm độ thấm qua ruột chuột nhắt cô lập của hệ SMEDDS chứa RSV 10% (dạng acid) được thể hiện trong Bảng 6.

Dữ liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0. Dùng phép phân tích kiểm chuẩn Kolomogorow – Smirnow, các số liệu đều thuộc phân phối chuẩn và kết quả được biểu diễn dưới dạng M ± SEM. So sánh giá trị TB giữa các lô bằng phân tích One-way ANOVA với phép kiểm LDS hoặc Dunnett´s T3 để so sánh sự khác biệt giữa lô. Với các số liệu không phân phối chuẩn, phân tích thống kê bằng test Kruskal Wallis và Mann – Whitney U test để so sánh kết quả giữa các lô. Sự khác biệt giữa các lô có ý nghĩa khi p < 0,05. Kết quả cho thấy độ hấp thu lô trắng và lô thử khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Độ hấp thu lô trắng và lô chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,003). Độ thấm giữa lô thử và lô chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,021). Độ thấm tương đối của thuốc thử và thuốc chứng lần lượt là 7,31 ± 0,84 μg/cm2 và 4,27 ± 0,81 μg/cm2. Như vậy, lô thử và lô chứng có độ hấp thu tăng rõ rệt so với lô trắng. Độ thấm của lô thử tăng rõ rệt so với lô chứng và cao hơn gấp 1,709 lần.

Bảng 6: Kết quả nghiên cứu thử nghiệm độ thấm qua tá tràng chuột nhắt cô lập

(*): độ hấp thu đã nhân với độ pha loãng; LT: Lô thử, LC: Lô chứng, Ltr: Lô trắng

Đánh giá độ GPHC của SMEDDS rosuvastatin so với viên đối chiếu

Kết quả GPHC của SMEDDS RSV trong các môi trường pH, tá dược tween polysorbate 80 khác nhau so với viên đối chiếu được trình bày trong Bảng 7 cho thấy khả năng GPHC của SMEDDS RSV cao hơn viên đối chiếu. Viên nang cứng chứa SMEDDS RSV sau 10 phút gần như phóng thích 100% hoạt chất trong khi với viên đối chiếu sau 60 phút mới phóng thích khoảng 90%. Kết quả này cùng với khả năng thấm cao, hệ SMEDDS RSV cho thấy có nhiều triển vọng ứng dụng vào thực tiễn trong việc cải thiện sinh khả dụng của RSV.

Bảng 7: Kết quả GPHC SMEDDS RSV và viên đối chiếu trong các môi trường pH

Bànluận

Rosuvastatin là hoạt chất thuộc nhóm II BCS nên có độ tan và sinh khả dụng thấp (khoảng 20%). Trong nghiên cứu này, SMEDDS được ứng dụng để cải thiện độ tan, cải thiện sinh khả dụng của RSV. Với SMEDDS RSV, yêu cầu đặt ra là hệ phải tải được lượng dược chất với tỷ lệ cao, tá dược tween 80 và tween 20 cao, bền trong các môi trường pH, bền về nhiệt động, có độ truyền qua, kích thước giọt và thế zeta đạt yêu cầu của hệ tự nhũ. Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ có thể tải được từ 12,5% đến 20% RSV. Tuy nhiên khi khảo sát độ ổn định sau khi pha loãng trong 3 môi trường pH 1,2; 4,5; và 6,8 của các CT SMEDDS tải RSV (12,5 – 20%) tiềm năng (Bảng 3) cho thấy với môi trường pH 1,2 chỉ các CT F4; F5 và F12 (cùng tải 12,5%), F4 và F5 (cùng tải 15%) đạt yêu cầu do tạo được vi nhũ tương trong suốt hoặc trong mờ và ổn định sau12 giờ pha loãng. Ở môi trường pH 4,5 hầu hết các CT đều đạt yêu cầu ngoại trừ các CT F14 với cả 3 tỷ lệ tải hoạt chất (12,5; 15 và 17,5%) và CT F17 (12,5%) không đạt. Tương tự môi trường pH 6,8 hầu hết các CT đều đạt ngoại trừ các CT F4, F5 và F13 cùng tải 20% hoạt chất. Sự khác biệt về độ ổn định SMEDDS RSV trong các môi trường pH khảo sát là do RSV có độ tan tăng dần theo pH nên với tỷ lệ tải cao, trong môi trường pH cao thì hệ sẽ bền hơn môi trường pH thấp do hoạt chất tan được phần nào, ít gây tủa. CT F4 - 15% và CT F5 – 15% là 2 CT SMEDDS tốt nhất tải được 15% RSV (kl/kl), bền trong cả 3 môi trường pH. Cả 2 CT này có kích thước giọt (12,94 và 13,03 nm) và thế zeta (-15,5 và -14,8 mV) tương tự nhau tuy nhiên chỉ số PDI của CT F4 – 15% là 0,093 khá nhỏ so với CT F5 – 15% (0,194) nên CT F4 – 15% được chọn. Ngoài ra, tỷ lệ tải 15% là một tỷ lệ tải cao đối với SMEDDS nói chung (thường từ 1 –8%) cho thấy CT này có nhiều thuận lợi trong việc đóng nang mềm (sử dụng lượng SMEDDS RSV nhỏ) hoặc dễ hóa rắn do sử dụng lượng tá dược thấm hút ít, thuận tiện cho đóng nang cứng, dập viên để ứng dụng cho các dạng bào chế rắn chứa RSV có độ hòa tan cao. Hệ SMEDDS RSV bền, đạt các chỉ tiêu cơ lý theo yêu cầu. Qui trình bào chế đơn giản, dễ dàng nâng cỡ lô do chỉ là hòa tan đơn giản và đặc biệt là khả năng thấm qua ruột chuột cô lập cao hơn thuốc đối chiếu 1,7 lần cùng với khả năng hòa tan nhanh cho thấy có triển vọng hấp thu nhanh, cải thiện sinh khả dụng, có thể giảm liều như các nghiên cứu về ưu điểm của SMEDDS đã được công bố và nhiều triển vọng ứng dụng vào thực tiễn.

Kết luận

SMEDDS RSV đã được xây dựng và bào chế thành công ở qui mô 200 g. Hệ bền, đạt các chỉ tiêu cơ lý hóa theo yêu cầu SMEDDS, có độ thấm qua ruột chuột cô lập và độ hòa tan cao so với viên đối chiếu. Qui trình bào chế có tính lặp lại và có triển vọng áp dụng vào thực tiễn.