Phương Nam Co LTD
© 20/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Polysorbate 80 công dụng ổn định công thức Tiểu phân nano artesunat

Kết quả đánh giá các đặc tính của Tiểu phân nano ART/PLGA-Polyethylene glycol PEG được trình bày trong bảng 10 ở Phụ lục 1.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

Từ kết quả đánh giá các đặc tính lý hóa của Tiểu phân nano PLGA-Polyethylene glycol PEG , tiến hành phân tích một số hình ảnh các mặt đáp đại diện để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc công thức bào chế đến KTTP, PDI và LC của Tiểu phân nano với kết quả trình bày bên dưới.

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến KTTP của Tiểu phân nano ART/PLGA-PEG

Hình ảnh mặt đáp biểu thị ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến KTTP của Tiểu phân nano ART/PLGA-PEG được trình bày ở hình 3.13.

ình 3.13. Mặt đáp biểu thị ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến KTTP của Tiểu phân nano ART/PLGA-PEG

Nhận xét: Kết quả ở hình 3.13.A. cho thấy khi nồng độ Tween lớn (1,7-2,0%) , KTTP có xu hướng giảm khi tăng tỷ lệ dầu/nước. Khi nồng độ Tween nhỏ (0,5-0,8%) , KTTP có xu hướng tăng khi tăng tỷ lệ dầu/nước. Khi nồng độ Tween từ 0,8-1,7%, ảnh hưởng của tỷ lệ dầu/nước lên KTTP có 2 xu hướng trái ngược nhau: khi tăng tỷ lệ dầu/nước ở mức thấp thì KTTP giảm, khi tăng tỷ lệ dầu/nước ở mức cao thì KTTP lại tăng.

Kết quả ở hình 3.13.B cho thấy khi tỷ lệ dầu/nước nhỏ (5-9%) , KTTP có xu hướng giảm khi giảm tỷ lệ dược chất/polyme. Khi tỷ lệ dầu/nước lớn (12-15%) , KTTP có xu hướng tăng khi giảm tỷ lệ dược chất/polyme. Khi tỷ lệ dầu/nước từ 9- 12%, KTTP có xu hướng giảm nhẹ khi giảm tỷ lệ DC/Polyme, đồng thời, KTTP lại có xu hướng tăng nhẹ khi tăng tỷ lệ dầu/nước.

Kết quả ở hình 3.13.C cho thấy khi tỷ lệ PLGA-Polyethylene glycol PEG nhỏ (10-60%) , KTTP có xu hướng tăng khi tăng tỷ lệ DC/Polyme hoặc giảm tỷ lệ PLGA-PEG. Khi tỷ lệ PLGA-Polyethylene glycol PEG lớn (60-100%) , KTTP có xu hướng tăng khi tăng tỷ lệ DC/Polyme hoặc tăng tỷ lệ PLGA-PEG.

Kết quả ở hình 3.13.D. cho thấy khi tỷ lệ dầu/nước tăng từ 5-10%, với cùng tỷ lệ PLGA-PEG thì KTTP có xu hướng giảm. Khi tỷ lệ dầu/nước tăng từ 10-15%, với cùng tỷ lệ PLGA-Polyethylene glycol PEG thì KTTP lại có xu hướng tăng khi tăng tỷ lệ dầu/nước. Từ đồ thị có thể thấy, KTTP lớn khi cả tỷ lệ dầu/nước và tỷ lệ PLGA-PEG đều đồng thời lớn hoặc đồng thời nhỏ.

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến PDI của Tiểu phân nano ART/PLGA-PEG

Hình ảnh mặt đáp biểu thị ảnh hưởng của nồng độ polysorbate 80 và tỷ lệ PLGA- PEG đến PDI Tiểu phân nano ART/PLGA-PEG được trình bày ở hình 3.14.

Hình 3.14. Mặt đáp biểu thị ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến PDI của Tiểu phân nano ART/PLGA-PEG

Nhận xét:

Kết quả ở hình 3.14.A. cho thấy khi nồng độ Tween 80 tăng và tỷ lệ PLGA- PEG tăng thì PDI tăng. Với cùng lượng Tween 80 khi tăng tỷ lệ PLGA-PEG thì PDI cũng tăng. Khi tỷ lệ PLGA-PEG từ 10-30%, tỷ lệ Tween 80 dưới 1,1% thì với cùng tỷ lệ PLGA-PEG, tăng nồng độ Tween dẫn đến PDI giảm. Khi tỷ lệ PLGA-PEG từ 10-30%, tỷ lệ polysorbate 80 trên 1,1% thì với cùng tỷ lệ PLGA-PEG, tăng nồng độ Tween dẫn đến PDI tăng. Như vậy mức Tween 1,1% là mức giới hạn của 2 xu hướng đối lập về sự tăng giảm PDI với tỷ lệ PLGA-PEG 10-30%. Tương tự như vậy với khoảng PLGA-PEG 30-50%, 50-72%, 72-100% thì mức giới hạn nồng độ Tween 80 lần lượt là 1,0%; 0,90%; 0,80%.

Kết quả ở hình 3.14.B. cho thấy khi tỷ lệ dầu/nước lớn (12-15%) , khi giảm tỷ lệ dầu/nước cùng với tăng tỷ lệ Tween 80 thì PDI giảm. Khi tỷ lệ dầu/nước thấp (5- 8%) , khi tăng tỷ lệ dầu/nước thì PDI có xu hướng tăng. Khi tăng tỷ lệ dầu/nước từ 8-12%, có 2 xu hướng ngược nhau: khi tăng tỷ lệ Tween 80 ở mức thấp thì PDI có xu hướng tăng, ngược lại khi tăng tỷ lệ polysorbate 80 ở mức cao thì PDI có xu hướng giảm.

Kết quả ở hình 3.14.C. cho thấy khi tăng tỷ lệ dược chất/polyme từ 10-30%, PDI tăng nhẹ với cùng tỷ lệ PLGA-PEG, với tỷ lệ PLGA-PEG cao thì PDI cao. Khi tăng tỷ lệ dược chất/polyme từ 30-50%, PDI lại giảm nhẹ với cùng tỷ lệ PLGA- PEG, với tỷ lệ PLGA-PEG cao thì PDI vẫn ở mức cao.

Kết quả ở hình 3.14.D cho thấy khi tỷ lệ dầu/nước trong khoảng 5-11%, khi tăng tỷ lệ dầu/nước thì PDI có xu hướng giảm, đồng thời khi giảm tỷ lệ PLGA-PEG thì PDI giảm. Khi tỷ lệ dầu/nước trong khoảng 11-15%, khi tăng tỷ lệ dầu/nước thì PDI có xu hướng tăng, đồng thời khi giảm tỷ lệ PLGA-PEG thì PDI giảm

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến tỷ lệ nạp thuốc của Tiểu phân nano ART/PLGA- PEG

Hình ảnh mặt đáp biểu thị ảnh hưởng của tỷ lệ PLGA-PEG và tỷ lệ DC/polyme tới tỷ lệ nạp thuốc của Tiểu phân nano ART/PLGA-PEG được trình bày ở hình 3.15.

Hình 3.15. Mặt đáp biểu thị ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến tỷ lệ nạp thuốc của Tiểu phân nano ART/PLGA-PEG

Nhận xét:

Kết quả ở hình 3.15. A, B, C cho thấy tỷ lệ nạp thuốc của Tiểu phân nano ART/PLGA- PEG có xu hướng tăng lên khi tăng tỷ lệ DC/polyme, trong khi hầu như không thay đổi đáng kể với các tỷ lệ PLGA-PEG, tỷ lệ Tween 80, tỷ lệ dầu/nước khác nhau.

Lựa chọn công thức bào chế tối ưu

Tiến hành tối ưu hóa bằng phần mềm MODDE 8.0 với các điều kiện tối ưu.

Kết quả của quá trình tối ưu hóa được trình bày;

Tỷ lệ Tween 80;1,85 (%).

Tỷ lệ DC/Polyme;46 (%).

Tỷ lệ pha dầu/nước; 15 (%).

Tỷ lệ PLGA- Polyethylene glycol PEG; 55 (%).

Kết quả xử lý thống kê về việc lựa chọn công thức tối ưu theo phần mềm MODDE 8.0 với các thông tin trong bảng 11 và bảng 12 ở Phụ lục 1.

Từ các kết quả đó có thể thấy, hệ số tương quan R2, hệ số tương quan hiệu chỉnh R2adjusted đều tương đối cao, mức ý nghĩa p đối với mô hình hồi quy đều nhỏ hơn 0,05, mức ý nghĩa mô hình đầy đủ lớn hơn 0,05 đối với cả 3 biến đầu ra. Kết quả này cho thấy phương trình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa về mặt thống kê đối với cả 3 biến đầu ra.

Các phương trình phù hợp với dữ liệu thu được như sau:

Y1 = 182,315 + 53,511X3X3 + 44,601X1X2 - 87,261X1X3 – 45,339X2X3

Y2 = 0,233 – 0,081X3 + 0,054X4 + 0,102X3X3 + 0,069X1X2 – 0,121X1X3 – 0,058X2X3 Y3 = 18,614 + 10,462X2

Trong đó X1 là tỷ lệ Tween 80, X2 là tỷ lệ dược chất/polyme, X3 là tỷ lệ pha dầu/nước, X4 là tỷ lệ PLGA-PEG (các hệ số với mức ý nghĩa p < 0,05 được đưa vào phương trình) ; Y1, Y2, Y3 lần lượt là các biến đầu ra KTTP, PDI và LC.

Nhận xét: Từ các phương trình trên cho thấy, KTTP (Y1) chịu ảnh hưởng của 3 biến đầu vào X2, X3, X4 cũng như tương tác giữa X2 và X3, X3 và X4, X2 và X4, ảnh hưởng theo bậc hai của X4. Trong khi đó chỉ bố phân bố PDI chịu ảnh hưởng của cả 4 biến đầu vào cũng như tương tác giữa X2 và X3, X3 và X4, X2và X4, ảnh hưởng theo bậc hai của X4. Khả năng nạp thuốc LC (Y3) chỉ chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ dược chất/polyme (X2) .

Công thức tối ưu được bào chế theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.1.2 và tiến hành đánh giá KTTP, PDI, thế zeta, hiệu suất nano hóa, tỷ lệ nạp thuốc của Tiểu phân nano ART/PLGA-PEG thu được thể hiện như bảng 3.11 và hình 4, 5 ở Phụ lục 2.

Bảng 3.11. Một số đặc tính Tiểu phân nano bào chế theo công thức tối ưu (n=3)


Nhận xét: Kết quả cho thấy các đặc tính của Tiểu phân nano về KTTP, chỉ số đa phân tán, tỷ lệ nạp thuốc bào chế thực tế đều gần giống với dự đoán của phần mềm (sai khác dưới 5%) .

Ảnh hưởng của phương pháp tinh chế hỗn dịch nano artesunat

Trong quy trình bào chế bột đông khô pha tiêm tiếp theo, việc thay đổi phương pháp tinh chế hỗn dịch nano ARTESUNAT tạo thành là cần thiết để giúp thuận lợi cho quá

trình đảm bảo độ vô khuẩn cho sản phẩm. Vì vậy, nghiên cứu đã tiến hành tinh chế hỗn dịch nano ART/PLGA-PEG bằng cột lọc tiếp tuyến như mô tả ở mục 2.4.3.1. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phương pháp tinh chế đến quy trình bào chế cũng như các đặc tính của tiểu phân tạo thành, được trình bày ở bảng 3.12 dưới đây.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phương pháp tinh chế hỗn dịch nano ART

Nhận xét: Do đòi hỏi một số lượng thiết bị dùng trong một lần tinh chế (12-18 ống/2-3 máy ly tâm) và quá trình tinh chế hoàn toàn thủ công nên thời gian tinh chế khi sử dụng ống ly tâm chỉ có thể rút ngắn xuống còn 6-8 giờ, vẫn còn gấp 2 lần so với khi sử dụng cột lọc tiếp tuyến. Trong khi đó, việc sử dụng cột lọc tiếp tuyến cho phép tự động hóa được quy trình nhờ sử dụng bơm nhu động, không cần phải phân tán lại bằng thiết bị lắc xoáy. Đồng thời, ngoài việc sử dụng cột lọc tiếp tuyến đã được tiệt khuẩn sẵn thì với khả năng có thể tiệt khuẩn, việc sử dụng cột lọc tiếp tuyến đã đảm bảo độ vô khuẩn cho quá trình bào chế bột đông khô pha tiêm về sau. Mặc dù giá trị KTTP và PDI sau khi tinh chế bằng cách sử dụng ống ly tâm màng và cột lọc tiếp tuyến khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) , tuy nhiên với các ưu điểm kể trên, cột lọc tiếp tuyến được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc bào chế bột đông khô pha tiêm chứa Tiểu phân nano ART/PLGA-Polyethylene glycol PEG.