Phương Nam Co LTD
© 16/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Thiết kế kết cấu bêtông bảo vệ cốt thép nhà phố

Lớp kết cấu bêtông bảo vệ cốt thép nhà phố

Lớp kết cấu bêtông bảo vệ cốt thép được thiết kế tính toán từ mép ngoài của kết cấu bêtông đến mép ngoài gần nhất của cốt thép (hình 8. 17). Kết cấu cốt dọc và cốt đai đều cần một lớp bêtông nhà phố đủ dày để bảo vệ chúng tránh được ảnh hưởng của môi trường đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa bê tông và thép. Lớp bêtông bảo vệ càng dày tính chất bảo vệ càng cao nhưng lại làm giảm khả năng làm việc của tiết  diện. Bởi vậy lớp bêtông bảo vệ nên lấy càng gần hoặc bằng giá trị nhỏ nhất theo qui định. Gọi Cb là lớp bảo vệ cho cốt thép, trong mọi trường hợp Cb không được nhỏ hơn đường kính thanh thép cần bảo vệ đồng thời không nhỏ hơn giá trị C0b lấy theo TCVN 5574 : 1991.

Với cốt dọc chịu lực

C0b = 15mm Trong bản và vỏ có chiều dày dới 100mm

C0b =  10mm Trong bản và vỏ dày trên 100mm hoặc trong các dầm có chiều cao tiết diện h dới 250mm.

C0b =  20mm Khi dầm có h ≥ 250 mm và trong cột.

C0b =  30mm Trong móng lắp ghép và dầm móng.

C0b =  35mm Trong móng đổ tại chỗ nếu có lớp bêtông lót.

C0b =  70mm Trong móng đổ tại chỗ không có lớp bêtông lót.

Với cốt đai và cốt dọc cấu tạo, cốt phân bố

C0b =10mm khi h<250mm.

C0b =15mm khi h ≥ 250mm

Trong vùng chịu ảnh hưởng của hơi nước mặn cần lấy tăng chiều dày lớp bê tông bảo vệ lên 5mm.

Chọn lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo biểu thức:

Cb  ≥ {ϕ và C0b }trong đó ϕ  là đường kính thép cần bảo vệ.

Ngoài ra cần chú ý: Đầu mút của cốt dọc chịu lực (hình 8. 18) phái cách mút của cấu kiện một đoạn không nhỏ hơn các trị số sau:

Với kết cấu đổ tại chỗ:

15 mm khi đường kính cốt thép từ 30 mm trở xuống.

20 mm khi đường kính cốt thép từ 32 mm trở lên.

Thiết kế kết cấu cốt thép và khoảng cách của cốt thép cho cấu kiện nhà phố

Kết cấu Cốt thép chịu lực có thể thiết kế đặt

một lớp, 2 lớp, cũng có thể đặt ghép đôi liền nhau theo phương đổ bêtông, cốt thép cũng có thể đặt ngang (dầm, bản sàn) đặt nghiêng (bản thang, cốn thang…) hay đặt đứng (cột…). Dù đặt kiểu gì thì cũng phải đảm bảo khoảng cách giữa các cốt thép đủ để vữa bêtông dễ dàng lọt qua đồng thời đảm bảo xung quanhư mỗi cốt thép có lớp bêtông đủ dày để thoả mãn điều kiện về lực dính.

Thiết kế kết cấu khoảng hở giữa các thanh thép trong thi công nhà phố

Đối với các thanh nằm ngang (như dầm) hoặc nghiêng (như trong bản đan thang) thì:

Khoảng hở giữa các thanh thép lớp dới kí hiệu là e lấy theo điều kiện

e ≥ {ϕ và 25 mm} trong đó ϕ là đường kính thép. (Hình 8. 19a)

Khoảng hở giữa các thanh thép lớp trên kí hiệu e’ lấy theo điều kiện

e' ≥ {ϕ và 30 mm} trong đó ϕ là đường kính thép (Hình 8. 19a)

Khi phía dới đặt nhiều lớp thép, trừ hai lớp cuối cùng đã được lấy theo điều kiện

e ≥ {ϕ và 25 mm} còn các lớp trên khe hở lấy theo điều kiện

e ≥ {ϕ và 50 mm} (Hình 8. 19b).

Trong trường hợp kích thước tiết diện hạn chế mà buộc phải đặt nhiều lớp cốt thép thì cho phép đặt cốt thép thành từng đôi, ghép sát nhau theo phương chuyển động của vữa bê tông khi đổ, lúc này khe hở giữa các đôi cốt thép e phải thoả mãn e ≥ 1,5d (Hình 8. 19c).

Đối với các thanh đứng khi đổ bê tông (cột) khe hở lấy theo điều kiện

e ≥ {ϕ và 50 mm}

Khảng cách giữa trục các cốt thép

Theo TCVN 5574 : 1991 khoảng cách giữa các trục cốt thép (kí hiệu t) không được lớn quá 400mm. Ngoài ra với cốt chịu lực trong bản tại những vùng có nội lực lớn khoảng cách đó không lớn hơn:

200 mm khi chiều dày bản h ≤  150 mm.

1, 5h khi h> 150mm.

Câu hỏi

Nêu các ưu nhược điểm của bê tông cốt thép ?

Thế nào là mác bê tông, nhóm thép kể tên các mác bê tông, nhóm thép được qui định ?

Nêu qui định về lớp bê tông bảo vệ cốt thép Cb và khoảng cách giữa các thanh thép e, e’.