Phương Nam Co LTD
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Các phong trào kiểu arts and crafts nhà đẹp

Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hóa thế kỷ XIX tại Anh đã tạo ra một trật tự xã hội mới dựa trên sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghiệp cơ khí và kinh doanh. Hàng hóa sản xuất ra rất đa dạng và được phân phối rộng rãi góp phần nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng tươi đẹp mà có cả những điều chưa tốt, đem lại những thất vọng về sự xuống cấp của những giá trị đạo đức và tinh thần. Có nhiều ý kiến lo ngại về sự suy giảm của những tiêu chuẩn nghệ thuật trong những mặt hàng sản xuất hàng loạt theo phương pháp công nghiệp bởi vì những nhà thiết kế ít chú ý đến khía cạnh này do quá quan tâm đến lợi nhuận. Ngoài ra, sự phát triển ổ ạt của công nghiệp Tư bản Chủ nghĩa làm cho chất lượng môi sinh xấu đi trông thấy.

Các giá trị xã hội và chất lượng sản phẩm công nghiệp là hai vấn đề cốt lõi của các phong trào kiến trúc kiểu mẫu Arts and Crafts nhà đẹp thịnh hành ở Anh trong những năm 1850 - 1900 và ở Mỹ (1876- 1916).

John Ruskin (1819 - 1900), một nhà phê bình nghệ thuật và xã hội, được nhìn nhận như người khởi xướng các kiểu mẫu thiết kế arts and crafts nhà đẹp. Theo quan điểm của Ruskin, cuộc Cách mạng Công nghiệp là một sai lầm nghiêm trọng. Nó phát huy những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội. Ruskin chỉ mong muốn trở lại thời kỳ thủ công, những năm tháng mà mỗi sản phẩm đều mang đậm nét dấu ấn bàn tay lao động sáng tạo của người thợ và những dụng cụ chế tác thô sơ thời Trung thế kỷ. Cũng giống như Pugin trước đó, Ruskin liên tưởng những phẩm chất đạo đức cao quý với những phong cách đã đi vào lịch sử mà ống tin rằng có thế tìm được vẻ đẹp đích thực của công trình xây dựng và tỏ ra không đồng tinh với những ai chỉ chuyên truyền đạt cho sinh viên những kỹ năng sáng tác cứng nhắc theo Lối công nghiệp. Ông viết: "Nguồn gấc căn bản của cái xấu là ở sự nồ lực tạo ra trong người học một ý nghĩ kiểm lợi nhuận bằng cách thiết kế cho sản xuất đại trà. Những người như vậy sẽ không thể đóng góp được gì và bản thân cụm từ “Trường dạy thiết kế” đã cho thấy đến mức độ sâu xa nhất của sự sai lầm trong giá trị nghệ thuật. Giảng viên có thể dạy vẽ song chỉ có Chúa Trời mới thực sự tạo ra các thiết kếnd giá trị. Chúa Trời sẽ không chấp nhận bất cứ học giả hay kiến trúc sư nào có ỷ nghĩ bán rẻ các giá trị thiết kế nhà đẹp hay cảm hứng sáng tác".

Trong tác phẩm "The Stones of Venice” (1851 - 1853), Ruskin viết bằng tất cả niềm say mê và sự khéo léo về kiến trúc mà òng quan niệm đó là sự dâng hiến cho công trình xây dựng của những người có tay nghề thiết kế và thi công nhà đẹp. Trong một tác phẩm khác - "The Seven Lamps of Architecture" (1849), ông chỉ rõ những nguyên tắc cơ bản của kiến trúc từ thiết kế nội thất. Ngọn đèn Chân lý đã diễn tả trong đó những phẩm chất đạo đức cần thiết cho những công trình kiến trúc mẫu mực.

Ngọn đèn Sức mạnh làm thông tỏ sức mạnh của cái siêu phẩm và ngọn đèn của vẻ đẹp ca ngợi thiên nhiên như ngọn nguồn của các hình thức kiến trúc, trong khi đó ngọn đèn Trí tuệ biện luận cho sự trường tồn của giá thành kiến trúc nhà đẹp. Cuối cùng, ngọn đèn của sự Tuân thủ nhấn mạnh rằng không nên có những kiểu mẫu phong cách mới của ngôi nhà đẹp mà chỉ có phong cách Rôman Pisa và Gothic vùng Tây Bắc Italia là chuẩn mực.

William Morris (1834 - 1896) là một trong số những người đi sau và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Ruskin, đã hiện thực hóa nhiều tư tưởng lớn của Ruskin. William Morris là người đứng đầu nhóm những người hoạt động vì Arts and Crafts ở Anh. Bản thân Morris là một sinh viên khoa thần học tại Đại học Oxford song từ bỏ chuyên ngành để theo đuổi song song kiến trúc và hội họa. Cùng với Philip Webb (1831 - 1915), William Morris đã thi công căn nhà vườn đẹp nổi tiếng có tên Hồng Ôc (Red House) tại Bexleyheath trong thời gian 1859 - 1860.

Hồng Ôc của William Morris và Philip Webb (1859 - 1860)

Đây là một mẫu nhà vườn đẹp với gạch đỏ mang dáng dấp phong cách kiến trúc thời Trung cổ. Thiết kế mặt bằng nội thất nhà xinh với hình chữ L với vị trí thang đặt rất hợp lý ở chỗ gãy góc. Cách tiếp cận trực tiếp ngôi nhà và sự mạnh dạn trong sử dụng vật liệu cùng những chi tiết trang trí nội thất gây ngạc nhiên cho khách tham quan. Sự thành công của công trình là ở cách sử dụng vật liệu nội thất và sự thể hiện tính bản địa của ngoại thất kiến trúc theo phong cách mẫu nhà thôn quê của nước Anh giữa thế kỷ XIX. Sự chú ý đúng mức đến yếu tố chiếu sáng, thông gió và những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của Morris đã đi trước một bước chủ nghĩa Công năng của thế kỷ XX.

Phong cách nghệ thuật của Morris còn được thể hiện thông qua nhiều loại hình sáng tác khác mang đậm tính chất nghệ thuật thủ công như giấy dán tường, mặt hàng dệt, kính màu, đồ gia dụng, đồ gỗ, thảm, và ông có hẳn một xưởng thiết kế cho mục đích này mang tên Hãng Morris, Marshall, Faulkner thành lập năm 1862. Thông qua hoạt động chuyên môn của công ty, Morris đã khẳng định nhân sinh quan về chân giá trị và niềm vui. Trong thực tế, dây có thể được xem như là một giải pháp thay thế cho lối sáng tác công nghiệp gò bó người công nhân theo dây chuyền sản xuất và người thiết kế theo tiêu chí nhanh và nhiều. Con người không thể có sự sáng tạo và niềm đam mê trong một mói trường như vậy. Ông tin tưởng rằng những sản phẩm thủ công được chế tác bởi những người thợ lành nghề và tài hoa sẽ nâng giá trị của sản phẩm lên một tầm cao mới, hơn hẳn những sản phẩm với mục đích tầm thường là làm ra để đổi lấy thu nhập.

Ông cũng chú trọng lợi ích của người lao động, quan điểm đưa ông xích gẩn đến tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Nikolaus Pevsner, nhà nghiên cứu lịch sử kiến trúc có tên tuổi sau này, nhận xét rằng sự nhận thức về mặt xã hội của Morris là một cơ sở tạo tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa Hiện đại Châu Âu, theo đó kiến trúc sư là một trong số những người tạo sự chuẩn mực khuôn thước cho xã hội. Tuy nhiên, tư tưởng dó trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ chưa thắng thế, và giá thành của mặt hàng thủ cống không cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại làm trên dây chuyến công nghiệp, nên nhiều ý tưởng của Morris chưa trở thành hiện thực. Đánh giá một cách khách quan, đó là một nỗ lực cá nhân rất đáng ghi nhận, có tác dụng cảnh báo những mặt trái của xã hội công nghiệp mà ngày nay loài người vãn còn phải đối mặt và đang tìm cách giải quyết. Những tư tưởng của Morris sau này còn phát huy ảnh hưởng mà một trong số những ngưòi tiếp thu tích cực nhất là Frank Lloyd Wright - một kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ. Richard Norman Shaw (1831 - 1912) cũng là một nhân vật chủ chốt của phong trào Arts and Crafts ở Anh. Cũng như William Morris, thời trẻ, Richard Norman Shaw chịu ảnh hưởng của Pugin theo xu hướng Phục hưng Gothic. Phong cách của Shaw mang đậm nét kiến trúc cổ điển của Anh, đặc trưng bởi những mái rất dốc đầu hồi và những cụm ống khói, nhất là sự sử dụng mạnh dạn những vật liệu xây dựng tự nhiên - thể hiện qua hai tác phẩm tiêu biểu là ngôi nhà Leyswood ở Sussex (1870) và New Zealand Chambers (1871 - 1873) tại London. 36