Phương Nam Co LTD
© 26/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Đề án nhập khẩu phan đạm urê Phương Nam năm 2022

Giới thiệu chung về tổng quan về cầu nhập khẩu một số vật tư nông nghiệp nói chung và phân đạm urê nói riêng.

Vật tư nông nghiệp theo nghĩa tổng quát là tất cả các loại nguyên, nhiên, vật liệu, trang thiết bị được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Do đó vật tư nông nghiệp bao gồm rất nhiều chủng loại, tuy nhiên tuỳ theo lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi …) mà vật tư nông nghiệp cũng được hiểu theo nghĩa hẹp cụ thể hơn. Trong nền nông nghiệp sản xuất lúa nước của VN, ông cha ta đã đúc kết lại vai trò của vật tư nông nghiệp quan trọng trong câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Các loại vật tư nông nghiệp được nhập khẩu chính vào nước ta hiện nay là phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, giống lúa lai. Thị trường mà công ty tham gia là nhập khẩu phân bón đạm urê.

Về nhập khẩu phân vô cơ, phân đạm urê. Trước năm 1990, sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu mang tính tự cấp tự túc, lượng phân bón vô cơ nhập khẩu không đáng kể chủ yếu là phân đạm từ Liên Xô (cũ). Sau khi nền kinh tế chuyển đổi vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với sự gia tăng của sản lượng lương thực và năng suất cây trồng, lượng phân bón nhập khẩu cũng không ngừng tăng lên; nếu như năm 1990 lượng nhập khẩu là 2,085 triệu tấn phân bón các loại, trong đó đạm urê là 786.000 tấn, thì năm 2003 có lượng nhập khẩu phân bón cao nhất là 4,135 triệu tấn, trong đó đạm urê là 1,926 triệu tấn. Hiện nay, trong tổng số nhu cầu phân bón vô cơ cần cho sản xuất nông nghiệp khoảng 7,5-7,7 triệu tấn, thì lượng nhập khẩu phân bón khoảng 3,2-3,3 triệu tấn trong đó phân đạm đạm urê 1 triệu tấn, amôn sunphát (SA) khoảng 700.000 tấn, phân lân phức hợp DAP khoảng 750.000 tấn, phân kali 750.000 tấn, và một số loại phân hỗn hợp NPK. Từ 1/4/2000, tuy Chính phủ đã bãi bỏ một phần rào cản thương mại đối với phân bón nhập khẩu nhưng vẫn áp thuế NK 10% đối với lân, 5% đối với NPK và phụ thu chênh lệch giá đối với NPK là 4%. Không áp thuế nhập khẩu và bỏ phụ thu chênh lệch giá đối với các loại phân nhập khẩu chủ yếu như urê, SA, DAP và kali; áp thuế VAT 5% đối với tất cả các loại phân bón nhập khẩu. Chính sách nới lỏng hạn chế thương mại này góp phần đáng kể giảm bớt căng thẳng nguồn cung phân bón vô cơ cho thị trường trong nước. Đạm urê là loại loại phân vô cơ nhập khẩu chủ yếu của VN thời gian qua. Hàng năm chúng ta phải dành tới khoảng 30 triệu USD để nhập khẩu urê. Thị trường đạm urê quốc tế những năm gần đây có nhiều biến động, giá đạm urê tăng mạnh làm cho thị trường đạm urê trong nước luôn mất ổn định làm ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp trong nước và gây thiệt hại cho người sản xuất nông nghiệp. Nguồn số liệu về lượng nhập khẩu, sản lượng trong nước và giá cả đạm urê được cập nhật trong nhiều năm.

Về nhập khẩu hóa chất bảo vệ thực vật. đây là các loại hoá chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp từ sản xuất công nghiệp dùng để phòng chống hoặc tiêu diệt những sinh vật gây hại mùa màng trong nông lâm nghiệp. Căn cứ vào loại sâu hại cần diệt, hóa chất BVTV có các tên gọi tương ứng: Thuốc trừ sâu, Thuốc trừ nấm, Thuốc trừ cỏ, Thuốc trừ chuột... Hiện nay có khoảng 450 hợp chất được sử dụng làm hóa chất bảo vệ thực vật. Hóa chất BVTV tuy rất cần để khống chế sâu bệnh dịch hại cho cây trồng nhưng lại dễ gây hại đối với môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. đây là những hóa chất Nhà nước kiểm soát chặt chẽ khi sử dụng, khi dùng phải đúng đối tượng (cây, côn trùng, bệnh nấm...); đúng liều lượng; đúng nồng độ. Nói chung chúng ta phải sử dụng hạn chế hóa chất BVTV, khuyến khích sử dụng các biện pháp sinh học bảo vệ thực vật thay thế hóa chất BVTV. Tuy Nhà nước không khuyến khích nhập khẩu hoá chất BVTV, nhưng do trong nước chưa sản xuất được nên hàng năm chúng vẫn phải dành một lượng ngoại tệ đáng kể để nhập khẩu một lượng thuốc trừ sâu nhất định; tính riêng năm 2005, con số này là 243 triệu USD và năm 2006 khoảng 299 triệu USD. Nguồn số liệu về giá cả rất nhiều chủng loại hóa chất BVTV không được cập nhật có hệ thống, chỉ có số liệu về tổng kim ngạch nhập khẩu dành cho thuốc trừ sâu (phụ lục PL-1.1).

Về nhập khẩu giống lúa lai. để đảm bảo an ninh lương thực và giữ mức xuất khẩu gạo khoảng 4 triệu tấn/năm trong điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, dân số tiếp tục gia tăng ở mức 1,2-1,1% và diện tích trồng lúa giảm từ 4,02 triệu ha tấn (năm 2004) xuống 3,996 triệu ha (năm 2007) thì năng suất lúa bình quân cả nước cần được năng cao thêm 1 tấn/ha. Ngoài các biện pháp về thuỷ lợi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ..., thì giải pháp cơ bản để tăng năng suất là phải đưa công nghệ sản xuất lúa lai vào sản xuất. Kết quả sử dụng giống lúa lai từ 1991- 2006 cho thấy năng suất bình quân trên diện rộng tăng lên khoảng 10-15 tạ/ha so với lúa thường và tăng ổn định trong thời gian qua, đặc biệt phù hợp với các tỉnh phía Bắc có trình độ thâm canh cao và tập quán cấy lúa dùng ít hạt giống, khoảng 20 kg hạt giống/ha. Cây lúa lai cho năng suất cao ở điều kiện sinh thái vùng núi, nên có thể góp phần xoá đói giảm nghèo và đảm bảo lương thực tại chỗ cho nhân dân vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên; Nhưng hiện nay cây lúa lai chưa phù hợp với điều kiện sản xuất lúa hàng hoá ở đBSCL. Các loại lúa lai hiện nay ở Việt Nam hầu hết là giống nhập khẩu theo từng vụ từ Trung Quốc. đó là các loại lúa lai ba dòng như Bắc ưu 64, Bắc ưu 903, Nhị ưu 838 hoặc hai dòng Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 49.... Giá lúa lai tương đối cao thường trong khoảng 20.000-30.000 VND/kg, mặt khác lại phụ thuộc vào khả năng cung từ Trung Quốc. Hiện nay Nhà nước vẫn phải trợ giá giống lúa lai từ 2.000-5.000 VND/kg cho nông dân để khuyến khích sản xuất.   Năng suất lúa lai bình quân đạt 63 tạ/ha, trên diện tích khoảng 600.000 ha. Sản lượng thóc tăng lên do lúa lai khoảng 0,8-1,0 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản xuất lúa lai trong nước mới đáp ứng 20% nhu cầu. Hàng năm, 80% còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc với số lượng khoảng trên 11.000 tấn, nhưng rất bị động về số lượng, giá cả và chủng loại. Lượng ngoại tệ dành cho nhập khẩu lúa lai lên đến 15-25 triệu USD/năm. Nước ta bắt đầu nghiên cứu giống lúa lai từ những năm 1980, nhưng thực sự phát triển từ năm 1994, khi thành lập Trung tâm lúa lai thuộc Viện Khoa học KTNN Việt Nam. Trung tâm đã điều phối chương trình lúa lai quốc gia cùng với sự tham gia của các viện khác như Viện di truyền NN, đại Học NNI, Viện cây lương thực, Viện lúa đBSCL, Viện bảo vệ thực vật, Viện Kinh tế NN, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống CTTW. Trong thời gian 1994-2001 Nhà nước đã đầu tư khá cao khoảng 18,6 tỉ VND để hỗ trợ cho việc sản xuất hạt giống lúa lai. Các chương trình nghiên cứu lúa lai cũng được sự hỗ trợ quốc tế như hai dự án của FAO VIE/2251, VIE/6614 và Dự án nghiên cứu và phát triển lúa lai Châu Á. Bộ NN& PTNT đã lập dự án đến năm 2010 phấn đấu đạt 1 triệu ha lúa lai, và chủ động cung cấp giống lúa lai trong nước lên đến 70% nhu cầu. Lúa lai được nhập khẩu chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch từ Trung Quốc; thường được nhập về sản xuất thử sau đó mới được khuyến cáo mở rộng dần diện tích, nguồn số liệu về lượng nhập khẩu và giá cả không được cập nhật có hệ thống. Hạn chế cơ bản của lúa lai là chất lương gạo không cao và không thể dùng để sản xuất cho xuất khẩu; địa bàn sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước là ĐBSCL lại không thích hợp để sản xuất lúa lai, [1].