Phương Nam Co LTD
© 8/5/2024 - Vietnam12h.com Application

Giá trị về thi công xây dựng nhà phố cổ

Nhà phố cổ đơn giản là một loại nhà thi công xây dựng bằng các vật liệu thiên nhiên sẵn có như đà nơm tranh, tre, gỗ cây nhỏ v.v... Đặc điểm của loại nhà này là dễ hỏng, mang tính chất tạm thời. Tuy thế nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề giải quyết nhà tạm. lán trại cho các công, nông, lâm trường. Các nhà phố cổ bình thường, nhà gỗ đơn giản, nhà tạm tranh tre hiện nay còn chiếm vị trí quan trọng, nhất là ở các địa phương tre, gỗ, các vùng nông thôn hẻo lánh.

Trên các công trường xây dựng cũng không thể thiếu các công trình tạm làm kho lán trại. Chúng ta vẫn cần nghiên cứu nhà phố cổ để phát huy triệt để các đặt tính tốt đẹp của chúng không chỉ về mặt xây dựng mà còn cả về mặt nghệ thuật nhằm thực hiện tiết kiệm trong xây dựng phục vụ tốt cho công cuộc kiến thiết trong hoà bình khi đất nước có nơi vẫn còn dồi dào tre nứa gỗ, lại hiếm ximăng, gạch thép, khi chủ trương gìn giữ phát huy bản sắc dân tộc đang được nhấn mạnh. Đặc biệt việc thi công xây dựng nhà phố cổ có giá trị nghệ thuật tại khu du lịch.

Thi công nhà phố cổ có các giá trị về kinh tế cũng như về nghệ thuật: Vật liệu rẻ tiền ở địa phương nào cũng có, xây dựng nhanh chóng, dễ dàng bằng thủ công và thể hiện rõ nét tính địa phương truyền thống, Khuyết điểm-, không bền vững, thường phải sửa chữa và dễ bị cháy, không làm được khẩu độ lớn và nhiều tầng.

Cấu tạo các bộ phận của nhà nhà phố cổ truyền thống

Nhà đơn giản cổ truyền thường gồm hai bộ phận chính: khung nhà và kết cấu bao che

Cấu tạo khung tre gỗ nhà đơn giản truyền thống

Trong những nhà gỗ một tầng người ta thường dùng kết cấu khung làm bộ sườn chiu lực chính của nhà. Khung phải có độ cứng và sức chịu bảo đảm chống được lực gió bão cũng như tải trọng bản thân.

Các bộ phận chính của nhà khung cổ truyền gồm có: Cột, hộ kèo dầm hay vì kèo, xà dọc (giằng) còn gọi là ruỗi và đòn tay (còn gọi là hoành).

 

Tùy theo tính chất và yêu cầu sử dụng của từng ngói nhà có thể phân loại khung thành nhiều hình thức khác nhau: khung không cột giữa, khung một cột giữa, khung hai cột giữa. Trên hình giới thiệu một vài kiểu khung thường dùng ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

Thi công cột nhà phố cổ có giá trị chịu lực

Cột là một bộ phận gánh loàn bộ sức nặng của nhà cũng như chịu tải trọng gió bão. Cho nên cột phải có độ vững và độ cứng cao. Cột có thể làm bằng tre gai, gỗ nhỏ khi có thể thay thế bằng gạch.

Tre hay hương làm cột phải rà và thẳng, đường kính của cột phải lớn hơn hoặc bằng 10cm.

Chiều cao của cột ngoài thường từ 2,.20 đến 3,00m.

Chân cột phải được kê trên đá tảng hay gạch để chống mục mọt. Trong những nhà tạm vài ba năm thì có thể chôn sâu xuống đất 50 - 60 cm sau khi đã được quét hắc ín.

Cột gỗ: Đối với những nhà sử dụng tương đối lâu hơn có thể dùng gỗ hồng sắc để làm cột. Tiết điện cột có thể tròn đường kính lớn hơn hoặc bằng 10 cm hoặc vuông 14x14; 16x 16 cm.

Cột có thể nối ghép bằng mộng hoặc mộng kết hợp với đinh hoặc bulông. Nối mộng đẹp nhưng không chắc chắn bằng kết hợp với bulông.

Để tránh ẩm mục mọt cột được kê trên tảng đá, khối gạch xây hoặc bêtông và dùng bật thép đuôi cá ghìm chặt cột xuống nền. Khi có yêu cầu phòng chống gió lật nhà nên làm gối móng cho cột bằng bêtông gạch vỡ hay bêtông, chôn sẵn bật thép đuôi cá để sau sẽ đùng bulông liên kết cột với bật này. Phần cột gần sát đất phải sơn và quét hắc ín.

Vì kèo đỡ mái

Vị (Cèo dùng để đỡ mái, có thể làm bằng tre gai hay bương vầu hoặc gỗ hồng sắc.

Vì kèo tre: Kết cấu vì kèo tre gai hay bương vầu thường làm theo dạng tạm giác. Khẩu độ thông dụng 5,00 - 9,00m.

Các nút mắt trên vì kèo có khoảng cách không quá 1,50m.

Các lỗ đục không nên nằm ở cùng một đốt tre trong các vì kèo tre.

Khoảng cách giữa các vì kèo không quá 3,60 m. Thường dùng 2,70 - 3,00m.

Vì kèo gỗ: Đối với nhà khẩu độ lớn thường làm vì kèo gỗ. Liên kết giữa vì kèo gỗ và cột gỗ tham khảo thêm phần mái dốc.

Ruỗi hay xà dọc

Ruỗi làm bằng các cây tre nhỏ đường kính 6 - 7 cm, với tác dụng để giằng giữ các vì kèo với nhau. Ruỗi làm bằng gỗ được gọi là xà dọc hay giằng.

Trường hợp cột lớn thì cho ruỗi đi qua cột, trường hợp cột nhỏ thì ốp ruỗi hai bên. Ruỗi liên kết với cột bằng con xỏ (chốt bằng tre). Cấu tạo chi tiết ruỗi liên kết với cột.

Đòn tay hay hoành

Đòn tay thường làm bằng các thanh tre, bương, vẩu... đường kính 8 – 10cm. Khoảng cách của đòn tay 40 - 50 cm. Đòn tay được ghì chặt vào kèo bằng lạt mây và tựa trên con bọ được ốp vào kèo hay liên kết bằng chốt với kèo.

Các thanh đòn tay nối với nhau bằng hai cách: nối lồng ống hoặc nối ốp kề. Thường nối kiểu ốp kề vì dễ nối. Các mối nối nên nối trên nút mắt kèo, tránh nối ở giữa vì dễ sinh ra võng thanh kèo. Chổ nối các đầu đòn tay phải được gối cả hai lên thanh kèo. Đòn tay bằng gỗ tròn còn gọi là hoành.