Phương Nam làm thí nghiệm tìm hiểu về tác dụng của phân bón ure tại đồng ruộng được thực hiện vào vụ đông xuân tại xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Một số đặc tính vật lý, hóa học ban đầu của đất thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 1, mẫu đất được phân tích ở bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Bảng 1. Các đặc tính vật lý, hóa học của đất thí nghiệm đầu vụ tại xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
Ghi chú : pHH2O được trích ở tỷ lệ 1:2,5 (đất:nước); N tổng số được xác định bằng phương pháp chưng cất Kjeldahl. Xác định P dễ tiêu bằng phương pháp Bray 2. Chất hữu cơ được xác định bằng phương pháp Walkley Black. Sa cấu được xác định bằng phương pháp ống hút Robinson.
Giống lúa được sử dụng là OM5451 có thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày.
Phương pháp
Thí nghiệm thừa số hai nhân tố trong bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong đó, nhân tố 1 là các mức bón đạm (0, 80, 120 kg N ha-1) và nhân tố 2 là các phương pháp bón đạm (CF: bón đạm theo truyền thống; PA1: bón thấm urê và tái ngâp̣ ngay sau đó ; và PA2: bón thấm urê và tái ngập sau một ngày) được mô tả chi tiết ở Bảng 2, với 4 lần lặp lại trên diện tích mỗi lô thí nghiệm là 36 m2 (dài 6 m x 6 m).
Bảng 2. Các nghiệm thức của thí nghiệm đồng ruộng tại xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
Liều lượng N (kg N ha-1); 0.
Phương pháp bón đạm; Bón truyền thống (CF), Bón thấm (PA)
Biện pháp kỹ thuật; Không bón phân đạm
Liều lượng N (kg N ha-1); 80
Phương pháp bón đạm; Bón đạm theo truyền thống (CF)
Biện pháp kỹ thuật; Sau khi sạ khoảng 1 tuần cho nước vào ruộng và giữ ở mức 5 - 7 cm cho đến khi sắp thu hoạch lúa, rút cạn vài ngày và sau đó thu hoạch.
Liều lượng N (kg N ha-1); 80
Phương pháp bón đạm; Bón thấm 1 (PA)
Biện pháp kỹ thuật; Để nước trong ruộng cạn vài ngày trước khi bón phân cho đến khi đất “nứt chân chim” (ẩm độ đất khoảng 65%), bón urê và sau đó cho nước thấm vào ruộng và giữ ở mực nước 5 cm.
Liều lượng N (kg N ha-1); 80
Phương pháp bón đạm; Bón thấm 2 (PA’)
Biện pháp kỹ thuật; Để nước trong ruộng cạn vài ngày trước khi bón phân cho đến khi đất “nứt chân chim” (ẩm độ đất khoảng 65%), bón urê và sau đó cho nước thấm vào ruộng và giữ ở mực nước khoảng 0 cm, sau 1 ngày cho nước vào ruộng và giữ ở mực nước khoảng 5 cm.
Liều lượng N (kg N ha-1); 120
Phương pháp bón đạm; Bón truyền thống thố ng (CF)
Bón thấm 1 (PA)
Bón thấm 2 (PA’)
Biện pháp kỹ thuật; Phương pháp bón đạm giố ng như phương pháp bón ở mức đạm 80 kg N ha-1
Đất “nứt chân chim” được thể hiêṇ ở Hı̀nh 1a. Các lô của thı́ nghiêṃ được quản lı́ nước sao cho các nghiêṃ thức bón thấm urê và tái ngâp̣ ngay sau đó không thấm qua laị ô tái ngâp̣ sau môṭ ngày (Hı̀nh 1b)
Công thức phân bón áp dụng là: (0, 80 và 120) kg N – 60 kg P2O5 – 30 kg K2O ha-1.
Hình 1. Thı́ nghiêṃ đồng ruôṇ g (a) đất “nứt chân chim” (ẩm độ của đất thí nghiệm khoảng 65%) vào thời điểm 9 ngày sau sa ̣ và (b) đất bón thấm urê và tái ngâp̣ ngay sau đó (PA) – đang được tái ngâp̣ và đất được bón thấm urê và tái ngập sau một ngày (PA’) taị xã Bınh Minh, tỉnh Vıñ h Long
Chỉ tiêu theo dõi
Xác đinh sinh trưởng gồm chiều cao và số chồi
Xác định chiều cao lúa vào thời điểm 10, 20, 45, 65 và 90 ngày sau sạ (NSS). Chiều cao cây được đo từ sát mặt đất lên tới chót lá hoặc chót bông cao nhất trên cùng. Đo 20 cây mỗi khung (0,25 m2 x 2 khung).
Xác định số chồi lúa vào thời điểm 20, 45, 65 và 90 NSS. Đếm tổng số chồi trên mỗi khung (0,25 m2 x 2 khung).
Xác định thành phần năng suất
Số bông/m2: Đếm tổng số bông trong mỗi khung (0,25 m2 x 2 khung) x 2.
Số hạt/bông: Tổng số hạt thu được/tổng số bông thu được trên đơn vị diện tích.
Tỷ lệ hạt chắc: (Tổng số hạt chắc/tổng số hạt) x 100%.
Trọng lượng 1000 hạt: Cân và quy đổi trọng lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14% của mỗi nghiệm thức.
Năng suất thực tế: Năng suất được xác định vào thời điểm thu hoạch trên diêṇ tı́ch 5 m2 ở ẩm độ 14%.
Chỉ số thu hoạch HI (Harvest Index): khối lượng hạt chắc/ tổ ng sinh khối trên bề măṭ đất, ở cùng ẩm độ.
Hiệu quả nông học của phân N (AEN) = (GY+N – GY0N) / FN
Trong đó: GY+N: năng suất ở lô bón N;
G0N: năng suất ở lô 0 N;
FN: lượng phân N bón vào.