Phương Nam Co LTD
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Nhận dạng các loại móng thi công nhà ở dân dụng

Nhận dạng đặc điểm làm việc móng nhà ở dân dụng

Nhận dạng móng đơn nhà dân dụng: Cấu tạo gồm một bản móng đỡ 1 cột.

Nhận dạng móng  hợp khối nhà dân dụng: Cấu tạo gồm một bản móng đỡ 2 cột.

Nhận dạng móng  băng một phương nhà dân dụng: Cấu tạo gồm một bản móng đỡ một dãy cột (từ 3 cột trở lên), hoặc đỡ tường.

Nhận dạng móng băng giao thoa nhà dân dụng: Cấu tạo gồm một hệ các móng băng một phương vuông góc với nhau.

Nhận dạng móng bè nhà dân dụng: Cấu tạo gồm một bản móng đỡ nhiều hàng cột và tường Nhận dạng móng hộp nhà dân dụng: Tổ hợp của nhiều hơn hai bản sàn cùng với các vách ngăn thẳng đứng thi công thành kết cấu không gian gồm nhiều hộp rỗng có độ cứng lớn đỡ nhiều hàng cột và tường.

Nhận dạng móng vỏ nhà dân dụng: Cấu tạo gồm một hoặc một tổ hợp của các bản kiểu vòm ngược, thường là bản đáy của bể chứa.

Móng đơn; Dưới cột; b) Dưới trụ đỡ dầm tường; c) Dưới trụ cầu; d) Dưới trụ điện cao thế

Móng đơn; Dưới cột; b) Dưới trụ đỡ dầm tường; c) Dưới trụ cầu; d) Dưới trụ điện cao thế

Móng hợp khối; Hình chữ nhật; b) Hình thang

Móng hợp khối; Hình chữ nhật; b) Hình thang

Móng băng và băng giao thoa.  a. Móng băng dưới tường nhà; b. Móng băng dưới tường chắn.c. Móng băng dưới dãy cột; d. Mặt bằng móng băng giao thoa dưới nhà khung

Móng băng và băng giao thoa.

a. Móng băng dưới tường nhà; b. Móng băng dưới tường chắn.c. Móng băng dưới dãy cột; d. Mặt bằng móng băng giao thoa dưới nhà khung

Móng bè  Móng bè dạng bản phẳng; b. Móng bè bản phẳng có gia cường mũ cột; c. Móng bè bản sườn trên; d. Móng bè sườn dưới; e. Móng bè dưới lò luyện gang

Móng bè

Móng bè dạng bản phẳng; b. Móng bè bản phẳng có gia cường mũ cột; c. Móng bè bản sườn trên; d. Móng bè sườn dưới; e. Móng bè dưới lò luyện gang

Móng hộp; a. Mặt bằng; b. Mặt cắt

Móng hộp; a. Mặt bằng; b. Mặt cắt

Móng vỏ; a. Vỏ cầu; b. Vỏ trụ; c. Vỏ nón

Móng vỏ; a. Vỏ cầu; b. Vỏ trụ; c. Vỏ nón

Theo độ cứng

Móng cứng: Móng được cấu tạo đủ chiều cao sao cho phản lực nền và nội ứng suất trong móng tại đế móng triệt tiêu nhau để móng không bị uốn (Hình 2.7a). Móng cứng thường là các móng làm bằng vật liệu chịu kéo kém như gạch, đá, bê tông, bê tông đá hộc...

Móng mềm: là móng được cấu tạo cho phép bị uốn (phản lực nền và nội ứng suất trong móng tại đế móng không triệt tiêu nhau). Các loại móng cần tính toán cốt thép để chịu các ứng suất kéo trong móng do mômen uốn gây ra đều là các loại móng mềm.

Cấu tạo móng; a) móng cứng; b) móng mềm

Cấu tạo móng; a) móng cứng; b) móng mềm

Thiết kế kích thước thi công đáy móng nhà ở dân dụng

Móng đơn chữ nhật

Bước 1: Giả thiết một giá trị bề rộng móng b.

Giá trị ban đầu này có thể chọn bất kỳ, với người chưa có kinh nghiệm thiết kế thi công móng nhà ở có thể chọn trong khoảng 1m đến 3m.

Bước 2: Xác định cường độ tính toán trên nền R:

Có 2 cách xác định R: tính theo các chỉ tiêu cơ lý hoặc sử dụng bảng tra.

* Xác định R theo các chỉ tiêu cơ lý:

R = (m1m2/ktc) (Ab gII + B.h. g'II + D.cII + gII .h0 ) (2.1)

m1 - hệ số điều kiện làm việc của nền đất, tra Bảng 2.1. Lưu ý cát pha là đất loại sét (đất dính) do đó m1 tra theo độ sệt II.

m2 - hệ số điều kiện làm việc của công trình trong sự tương tác với nền, tra Bảng 2.1. Lưu ý nhà khung là kết cấu mềm m2 = 1.

ktc hệ số tin cậy.

ktc = 1 Nếu các chỉ tiêu cơ lý được xác định bằng thí nghiệm trực tiếp đối với đất.

ktc = 1,1 Nếu các chỉ tiêu đó tra theo bảng của quy phạm.

A,B,D các hệ số không thứ nguyên, tra Bảng 2.2 theo φII hoặc tính theo công thức giải tích:

A = (0,25 π ) / ( cotg fII + fII – 0,5 π );  B = 1 +  π  / ( cotg fII + fII – 0,5 π ); D = π cotg fII / ( cotg fII + fII – 0,5 π ); (Đơn vị của φII là rad)

fII , cII , φII - trị tính toán của trọng lượng riêng hiệu quả, lực dính đơn vị và góc ma sát trong của đất tại đáy móng  (II = trạng thái giới hạn II).

h; độ sâu chôn móng kể từ đáy móng đến cốt thiên nhiên, xác định như chỉ dẫn ở Hình 2.8. Trường hợp có các tĩnh tải phân bố tác dụng lên mặt nền hai bên móng thì trị số của h cần cộng thêm chiều cao cột đất quy đổi của của các tải trọng đó.

 

g'II trị tính toán trung bình của trọng lượng riêng hiệu quả của đất trong phạm vi h:

g'II = (∑ni=1 gi hi )/h

ho= h - htđh , khi không có tầng hầm ho = 0.

htđhchiều cao cột đất quy đổi từ đáy móng đến mặt trên sàn tầm hầm có xét đến chênh lệch giữa trọng lượng riêng của vật liệu sàn so với g'II ;

htđh = h1 + hs (gs / gII )

h1 chiều dày lớp đất từ đáy móng đến mặt dưới sàn tầng hầm;

hs , gs Chiều dày và trọng lượng riêng của kết cấu sàn tầng hầm

Chú ý: Trọng lượng riêng hiệu quả của đất, lấy bằng trọng lượng riêng tự nhiên cho đất trên mực nước ngầm, trọng lượng riêng đẩy nổi cho đất dưới mực nước ngầm. Riêng đối với đất sét cứng, nửa cứng (IL ≤ 0,25), không thấm nước thì lấy bằng trọng lượng riêng bão hoà.

Có thể áp dụng công thức (2.1) với móng có hình dạng trên mặt bằng bất kỳ. Đối với móng có dạng hình tròn hoặc đa giác đều, trị số "b" lấy bằng √{Am} trong đó Am là diện tích đáy móng.

Khi chiều sâu đặt móng nhỏ hơn 1m, để tính toán R theo công thức (2.1), lấy h = 1m, trừ trường hợp khi nền là cát bụi no nước hoặc đất loại sét có độ sệt IL > 0,5, lúc này chiều sâu đặt móng lấy theo thực tế từ cốt quy hoạch.

 h. g'II = q  còn gọi là áp lực hông mặt bên móng, có tác dụng chống sự đẩy trồi của móng. Trường hợp áp lực hông hai bên móng khác nhau, ví dụ tôn nền không đều..., thì lấy trị số nhỏ hơn đưa vào tính toán.

Khi chiều rộng của tầng hầm lớn hơn 20m: R = m1m2/ktc (Ab gII + B.htc. g'II + D.cII + D .cII )

Sơ đồ tính toán chiều sâu đặt móng nhà khi xác định R

Sơ đồ tính toán chiều sâu đặt móng nhà khi xác định R

Móng không nằm trong phạm vi tầng hầm; b. Móng trong  32

Bảng 2.1 Hệ số m1, m2

Bảng 2.1 Hệ số m1, m2

Chú thích:

Sơ đồ kết cấu cứng là những nhà và công trình mà kết cấu của nó có khả năng đặc biệt để chịu nội lực thêm gây ra bởi biến dạng của nền, muốn thể phải dùng các biện pháp nêu ở điều 3.75 của TCXD 45-78.

Đối với nhà có sơ đồ kết cấu mềm thì hệ số m2 lấy bằng 1.

Khi tỷ số chiều dài trên chiều cao của nhà, công trình nằm giữa các trị số nói trên thì hệ số m2 xác định bằng nội suy.

Bảng 2.2 Hệ số A, B, D xác định cường độ tính toán R của đất nền

Bảng 2.2 Hệ số A, B, D xác định cường độ tính toán R của đất nền