Thi công nền móng: là thi công lớp đất nằm dưới móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng từ phần thô cho đến vật liệu hoàn thiện nhà xây thô của công trình, còn được gọi là đất nền.
Thi công xây dựng móng “đơn giá” bao gồm giá thành xây dựng các cấu kiện tường móng, đỉnh móng và gò móng, gối móng, đáy móng vả lớp đệm, chiểu sâu chôn móng.
Lập đơn giá và thi công móng bộ phận trong xây dựng phần thô được cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình nằm ngầm dưới mặt đất. Thông qua móng, toàn bộ tải trọng của công trình được truyền đều xuống đất nền chịu tải.
Thi công các bộ phận của móng gồm: tường móng, đỉnh móng, gờ móng, gối móng, lớp đệm, chiều sâu chôn móng.
Giá thành xây dựng tường móng: Là giá thành gổm nhân công và vật liệu thi công bộ phận có tác dụng chuyển lực từ trên xuống chống lực đạp của nền nhà hoặc lực đẩy ngang của khối đất và nước ngầm bao quanh tầng hầm. Thường được cấu tạo dầy hơn tường nhà nên nhô ra hơn chân tường nhà, tạo cảm giác chắc chắn và bề thế cho nhà.
Đỉnh móng và gò móng.
Đỉnh móng là mặt tiếp xúc giữa móng với tường móng hoặc kết cấu công trình.
Gờ móng là một phần bề mặt của đỉnh móng giới hạn từ mép ngoài của đình móng đến đáy công trình, tạo điều kiện thi công phần trên được chính xác thon vị tri’ thiết kế.
Gối móng: Là bộ phận chịu lực chính của móng dược cấu tạo theo tiết diện chữ nhật hoặc hình tháp hay dậc bậc nhằm tác dụng giảm dần áp suất truyền tải đến đáy móng. Đồng thời với yêu cầu đáy móng phải mở rộng hơn nhiều so với phần công trình tiếp xúc với móng và cường độ của đất nền thường nhỏ hơn nhiều so với vật liệu xây dựng công trình.
Đáy móng vả lớp đệm:
di: Đáy móng: Mặt tiếp xúc nầm ngang giữa móng và đất nền.
d.2: Lớp đệm: Lớp có tác dụng làm chân đế, làm phẳng nhằm phân đều áp sụất dưới đáy móng. Vật liệu được dùng là: bê tông gạch vỡ hoặc đá có mác 25# ; 50#, 75# dầy 10cm - 15cm hoặc là lớp cát đầm chặt.
Chiều sâu chôn móng: Là khoảng cách từ đáy móng tới mặt đất thiên nhiên hoặc mặt đất thực hiện. Trị số được chọn sẽ tùy thuộc tình hình đất đai, tính chất cùa nước ngầm, khí hậu, lực tác động từ ngoài, đặc điểm của bản thân công trình, kết cấu móng và phương pháp thi công cùng tình trạng của các công trình kế cận nếu có.
Phân loại và trường hợp thi công xây dựng.
Phân loại:
1. Nền móng: Căn cứ vào tài liệu thăm dò địa chất và thử nghiệm cùng tính toán từ đó Phương Nam có đơn giá để thi công xử lý nền móng, đất nền được chia làm 2 loại: đất nền tự nhiên và đất nền nhân tạo để lập báo giá thi công phần thô.
1: Đất nền tự nhiên: Loại đất nền có đủ khả năng chịu lực, các lớp đất dưới đáy móng vẫn nằm nguyên với thế nằm của chúng khi chịu tải. Với loại đất nền này, việc thi công sẽ đơn giản, nhanh giá thành hạ, chỉ cần đào rảnh móng hoặc hố móng phẳng, hoặc hình thang hơi dốc và trải ìhột lớp cát đệm dưới móng.
2: Đất nền nhân tạo: Loại đất nền yếu, không đủ khả năng chịu lực, cần cải tạo, gia cố để nâng cao cường độ, sự ổn định, đồng thời giảm tính thấm nước của đất nền, bảo đảm yêu cầu chịu tải từ móng xuống.
Tùy thuộc cơ cấu địa chất và các điều kiện địa chất thủy văn, đất nền nhân tạo được gia cố theo 5 phương pháp.
a- Phương pháp nén chặt đất
a¡: Đầm nện: Dùng các loại đầm hoặc các tấm nặng để đầm chặt đất ở hố móng. Có thể trải thêm đá sỏi, đá dăm để tăng cường khả năng chịu lực của đất nền.
a2: Nén chặt bằng cọc đất: áp dụng cho trường hợp đầm chặt đất lún ướt dưới sâu, được thực hiện bằng cách đóng lỗ, nhờ đó tạo ra quanh lỗ vùng nén chặt, tiếp sau là đất được nhồi vào lỗ và đầm chặt.
a3: Hạ mực nước ngầm: Dùng bơm hút nước từ một hệ thống giếng thu nước hoặc từ hệ thống ống tiêu nước có cấu tạo đặc biệt "ống châm kim". Đất trong phạm vi thay đổi của mực nước ngầm sẽ được nén chặt lại do áp lực nén tăng lên một cách tương đối, đồng thời đất cũng sẽ được chặt thêm do áp lực của thuỷ động theo hướng đi xuống.
b- Phương pháp thay đất
Lớp đất yếu sẽ được bốc dời đi để thay bâng một lớp đất khác như sỏi, cát. Áp dụng khi lớp đất yếu ở trong phạm vi không quá lớn với độ sâu nhỏ.
c Phuong pháp keo kết: Áp dụng đối với tầng đất có khả năng thẩm thấu nhất định và bằng phương cách dủng các vật liệu liên kết bơm phụt vào trong đất, để nâng cao khả năng chịu lực của đất, đồng thời làm cho đất không thấm nước.
d: Phương pháp ximăng hỏa, sét hóa và biturn hóa: là phương pháp phụt vữa ximăng vào đất để gia cố đất riền cát, đất cuội sỏi, đất nền nứt nẻ, đồng thời để xây dựng các màn chống thấm. Để tăng cường nhanh quá trình đổng kết hóa cứng của dung dịch ximăng, dùng thủy tinh lỏng và Clorua Canxi, để tăng cường ổn định dùng betonít. Ngoài ra còn dùng phương pháp bơm bitum nóng là biện pháp phụ trợ để lấp nhét các khe nứt lớn trong đá cứng để ngăn chận sự rửa của các dung dịch ximăng và sét khi tốc độ chảy của nước dưới đất lớn.
Phương pháp Silicát hóa và nhựa hóa: Phương pháp được áp dụng để gia cố và tạo các màn chống thấm trong các loại đất nền có cát, đất hoàng thổ và đất lún ướt. Thường dùng hai dung dịch là Silicat Natri và Clorua Canxi cho loại đất có hệ số thấm cao, dùng một dung dịch Silicat Natri cho loại đất có hệ số thấm thấp.
d Phuong pháp đóng cọc: Dùng cọc bằng gỗ, tre, thép hoặc bêtông cốt thép và củng cố khi dùng cọc cát để đóng xuống đất nền làm cho đất nén chặt hoặc do ma sát giữa cọc và đất làm cho mức chịu tải của đất nền tăng thêm.
Tùy theo cách làm việc của cọc ta phân thành 2 loại:
Cọc chống: Là loại cọc được đóng xuyên qua lớp đất mềm bên trên và trực tiếp truyền tải trọng lên lớp đất cứng ở phía dưới.
Cọc ma sát. Là loại cọc được đóng đến vị trí lưng chừng trong lớp đất mềm, tác dụng chủ yếu của cọc là lực ma sát giữa thân cọc và đất để chống đỡ công trình hoặc làm chặt đất. Trong các công trình dân dụng ở nước ta, thường dùng cọc tre, tràm theo mật độ trung bình 25 cọc/M2, 80 - 100MM với chiều dài 2,50m cho cọc tre và 4 - 5m cho cọc tràm.
Phuong pháp điện và nhiệt: Là phương pháp ứng dụng hiện tượng điện thấm để tập trung nước mà bơm hút cho thoát làm khô đất, đồng thời đưa dung dịch hóa chất vào để làm chấc đất.
dị: Hạ mực nước ngầm: Dưới tác dụng của lực điện thấm xuất hiện khi cho qua một dòng điện một chiều trong đất nền khó thấm và có hệ số thấm 0,05m/ngày đêm như đất chứa nhiều hàm lượng sét hoặc đất cát bồi tích. Nước ngầm sẽ được bơm rút cho thoát từ hệ thống giếng hoặc ống châm kim.
Điện thấm Silicat hóa: Áp dụng cho những loại đất có tính thấm nhỏ như đất dính, đất bùn. Dưới tác dụng của áp lực bơm phụt và hiện tượng điện thấm, dung dịch Silicat Natri được thấm vào đất nên dễ dàng.
Phương pháp nhiệt: Áp dụng hiện tượng phát nhiệt của điện năng để nung đất nền thành những cọc đất nung dưới móng. Hoặc bằng cách bơm hơi nhiệt độ cao vào các lỗ đá khoan sầu, áp dụng chủ yếu với đất nền lún ướt, ít ẩm có tính thấm vừa phải, và sau khi công việc kết thúc, các lỗ khoan được trám kín bảng bêtông hay đắp đất.
Về phân loại móng thì hiện nay có nhiều cách và tiêu chuẩn để phân loại như sau:
1: Theo vật liệu:
a Móng cứng; Là loại móng được cấu tạo với vật liệu chịu lực nén đơn thuần như móng gạch, móng khối đá hộc, mómg bêtông đá hộc và bêtông. Theo qui ước tỉ số giữa chiều cao khối móng với chiều rộng > 1/3 và tải trọng tác động từ trên xuống, sau khi truyền qua móng cứng sẽ được phân phối lại trên đất nền. Loại móng này được dùng nơi nước ngầm ờ dưới sâu.
b Móng mểm. Móng được cấu tạo với vật liệu chịu lực kéo, nén và uốnẵ Tải trọng tác động trên đỉnh móng bao nhiêu thỉ ở dưới đáy móng cũng vẫn bấy nhiêu. Móng mềm biến dạng gần như nền, không làm nhiệm vụ phân phối lại áp lực. Móng bêtông cốt thép là loại móng vừa bị biến dạng khá nhiều lại vừa có khả năng phân bố lại áp lực trong đất nền, có cường độ cao, chống xâm thực tốt. Cấu tạo theo yêu cầu tạo hình bất kỳ, tiết kiệm vật liệu, thi công nhanh khi dùng giải pháp thi công lắp thép.
2: Theo hình thức chiu lưc:
a Móng chịu tải đúng tâm: Loại móng đảm bảo hướng truyền lực thẳng đứng từ trên xuống trùng vào phần trung tâm của đáy móng đáp ứng được yêu cầu chịu lực tốt nhất cùng sự phân phối lực đều dưới đáy móng.
b Móng chịu tải lệch: Hợp lực của các tải trọng không đi qua trọng tâm của mặt phẳng đáy móng, loại móng có kết cấu phức tạp. Ap dụng ở vị trí đặc hiột như ở khe lún, giữa nhà cú và nhà mới...
3: Theo hình thể móng:
a Móng chiếc (móng côi): Là loại móng riêng biêt, chịu tải trọng tập trung, gối móng được chế tạo theo khối lập phương, tháp cụt, dật cấp, với vật liệu bằng gạch, đá, bêtông hoặc bêtông cốt thép.
b Móng băng: Loại móng được cấu tạo chạy dài dọc dưới chân tường hoặc tạo thành dãi dài liên kết các chân cột, chiều dài của móng là rất dài so với chiều rộng của nó. Áp dụng cho các công trình dân dụng nhiều tầng kiểu khung và công trình công nghiệp.
C Móng bè (móng toàn diện): Khi sức chịu tải của đất nền quá yếu kém so với tải trọng công trình và bề rộng của các đáy móng chiếc hoặc móng băng gần sát nhau, gây nên hiện tượng chồng áp suất trong đất nền. Diện tích đáy móng bàng diện tích xây dựng.
4: Theo đặc tính chịu tải:
a Chịu tải trọng tĩnh: Là loại móng sẽ chịu tác động của tải trọng thường xuyên xuất hiện liên tục khi thi công hoặc khi sử dụng trọng lượng bản thân của các bộ phận và kết cấu công trình, cùng áp lực của đất. Hầu hết các loại móng nhà dân dụng đều được tính toán và chọn lựa để đáp ứng yêu cầu chịu tải trọng tĩnh.
b Chịu tải trọng động: Loại móng chịu tải trọng tạm thời có thể không xuất hiện vào các thời kỳ nhất định như tải trọng gió, áp lực sóng biển, đặc biệt là động đất, và sự rung của móng. Giải pháp móng đặc biệt được chọn áp dụng trong trường hợp này là loại móng máy, móng chống chấn động.
5: Theo phương cách cấu tạo:
a Móng toàn khối. Loại móng được xây hoặc đúc ngay tại hiện trường.
b Móng lăp ghép. Loại móng được láp ghép với các bộ phận được chế tạo trước bằng bêtông cốt thép tại cơ xưởng.
6: Theo phương pháp thỉ công:
a Móng nông: Loại móng được xây hay đúc trong hố móng đào toàn bộ với chiều sâu chôn móng < 5M. Áp dụng cho các công trình kiến trúc nhẹ hoặc trên đất nền có sức chịu tải cao ở ngay trên mặt. Hình thức móng được ứng dụng trong trường hợp này thường là móng băng, móng chiếc, móng bè.
b Móng sâu: Loại móng khi thực hiện thì không cần đào hoặc chỉ đào một phần hố móng và sẽ dùng giải pháp cấu tạo để chuyển tải trọng từ trên xuống thông qua móng vào lòng đất nền, đạt chiều sâu thiết kế như giải pháp móng trên cọc, móng trên giếng chìm. Áp dụng trong trường hợp tải trọng công trình tương đối lớn mà lớp đất nền chịu tải lại ở dưới sâu.
c Móng dưới nước; Móng sẽ được thực hiện trong vùng đất ngập nước như ở ao hồ, sông rạch, biển. Phương pháp tiến hành thực hiện loại móng này là xây dựng những bờ vây kín nước bao quanh vị trí móng công trình để bơm thoát nước làm khô khi thi công móng.