Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 26/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Đô thị việt nam:

                 Nội dung triết học phương Đông trong cấu trúc đô thị cổ Việt Nam:

                Việt Nam là nơi giao thoa của 2 nền văn minh lớn thịnh hành thời đó là: Nho giáo từ Trung quốc, Phật giáo từ Ấn Độ.  Việc chọn vị trí xây dựng đô thị, ngoài những yếu tố về kinh tế giao thông thuận tiện, yếu tố về quốc phòng, đó là” Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, thuyết lý Tam Tài “THIÊN, ĐỊA, NHÂN”.

                Ứng dụng những nguyên tắc của Thuật Phong thủy:

                Thanh long: bên tả có nước chảy Bạch hổ: bên hữu có đường dài Chu tước: đằng trước có ao, hồ

                Huyền vũ: đằng sau có gò, đống, núi non.

                Lịch sử hình thành phát triển đô thị Việt Nam:

                Thời kì sơ khởi hình thành đô thị:

                Vùng Việt Trì có trung tâm hành chính kinh tế và quần cư của nước Văn Lang, đồng thời là trạm dịch đầu tiên của người Việt Cổ. Trạm dịch có vị trí thuận lợi ở ngã ba sông Đà, sông Hồng, sông Lô, điểm nối giữa vùng đồi núi có tài nguyên khoáng sản và vùng đồng bằng cấy lúa, tập trung đông dân cư.

                Cổ Loa là đô thị kinh thành của nhà nước Âu Lạc cổ đại, đồng thời là đô thị trạm dịch ở giáp ranh giữa trung du và châu thổ đồng bằng sông Hồng,

                Cùng với sự ra đời của nền văn hóa Sa Huỳnh, 1 số cảng thị phát triển gắn liền với việc mua bán bằng đường biển với nước ngoài như Chiêu Cảng (Hội An), Ốc Eo (An Giang) theo tuyến đường ven biển từ bờ biển Đông Nam Trung Quốc qua vịnh Bắc Bộ, dọc bờ biển miền Trung đến vịnh Hà Tiên, vịnh Thái Lan. Các cảng thị sớm hình thành và phát triển  do Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho tàu thuyền quá cảnh và kết hợp thu mua lâm hải sản phong phú, quý hiếm.

                Đô thị hóa dưới thời phong kiến:

                Năm 679 thời nhà Đường chinh phục lại nước ta. Khi nước Đại Việt ta giành lại tự chủ, trung tâm kinh đô chính trị được dịch chuyển nhiều nơi từ Cổ Loa đến Hoa Lư (nhà Đinh), đến Thiên Trường (nhà Trần), Tây Đô (nhà Hồ), Phú Xuân- Huế (nhà Nguyễn) và Thăng Long- Đông Đô- Kẻ Chợ trên cơ sở Tống Bình, đô thị cổ Đại La và Thăng Long.

                Các đô thị thương mại trạm dịch vẫn tiếp tục được hình thành như Vĩnh Bình (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh) thế kỷ XI-XIV, cảng thị Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Đà Nẵng), Sài Gòn- Gia Định thế kỷ XVII-XVIII, Hải Phòng, Đà Nẵng thế kỷ XIX.

                Ở các triều đại phong kiến tự chủ, nông nghiệp phát triển, nhưng do chính sách trọng nho sĩ mà coi thường công thương nghiệp (sĩ, nông, công, thương) đồng thời lại bài ngoại, bế quan tỏa cảng, bảo tồn 1 nền kinh tế tiểu nông, tự cung, tự cấp nên đã kìm hãm sự phát triển kinh tế đô thị.

                Cố đô Huế- Mặt bằng Đại Nội

                Đô thị hóa dưới thời Pháp thuộc:

                Vị trí thành Huế

                Chính sách thuộc địa nhằm chủ yếu vơ vét tài nguyên thiên nhiên quý giá và bóc lột công nhân bản xứ rẻ mạt. Thực dân Pháp dùng chính sách “chia để trị” với tổ chức các huyện, tỉnh quy mô nhỏ. Một mạng lưới đô thị hành chính nhỏ “lỵ sở” kèm theo đồn trú được hình thành rãi đều khắp lãnh thổ đất nước, tuy cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, kém phát triển. Một số ít đô thị khai khoáng hình thành ở miền Bắc, 1 số xí nghiệp công nghiệp nhẹ cung cấp sản phẩm tiêu dùng trong nước, 1 số xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm được xây dựng như than Quảng Ninh, dệt Nam Định, cơ khí bia rượu Hà Nội, Sài Gòn, xay xát gạo Hải Dương, Mỹ Tho, Cần Thơ, nước mắm Phan Thiết, Nam Ô, Cát Hải, đồ gốm Thanh Hóa, Bát Tràng, đường Biên Hòa, sửa chữa toa xe Vinh, cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, cao su Đồng Nai, sơ chế kẽm Quảng Yên, xi măng Hải Phòng . . .

                Đến năm 30 của thế kỷ XX, nổi lên vài đô thị trung bình như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Đà Nẵng, tách biệt khỏi nông thôn. Còn lại hầu hết là đô thị hành chính nhỏ, đô thị đồn trú dọc biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai. Dân số đô thị chỉ đạt dưới 10% so với tổng dân số cả nước.

                Đô thị hóa sau Cách mạng Tháng 8/1945:

                 T hờ i  kỳ  1945-1975: miền Bắc gia tăng tốc độ đô thị hóa, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đi đôi với hợp tác hóa, cơ khí hóa, thủy lợi hóa.  Tại các đô thị lớn nhỏ, chính quyền các cấp xây dựng 1 hệ thống công trình phúc lợi công cộng khá hòan chỉnh: nhà trẻ, trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tồn . . .

                Miền Nam, dân cư nông thôn dồn vào ấp chiến lược, xây dựng hệ thống đường giao thông và sân bay chiến lược. tốc độ đô thị hóa  nhanh (những năm 60) thông qua việc mở rộng đô thị cũ (Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Buôn Mê Thuột, Pleiku . . .) hình thành những đô thị mới bên cạnh các căn cứ quân sự (Cam Ranh, Trà Nóc, Vị Thanh, Mộc Hóa, Đắc Tô, Xuân Lộc, Chu Lai, Phú Bài . . .) và các ấp chiến lược theo kiểu “thị tứ” dọc các đường huyết mạch. Tỷ lệ dân số đô thị so với tổng dân số miền Na, từ 10% tăng lên 30%, hệ thống đô thị phát triển nhanh, nhưng mục tiêu chủ yếu là phục vụ chiến tranh. Cho nên, hầu hết các đô thị mang tính chất dịch vụ chứ không mang tính sản xuất. hình thành khu công nghiệp Biên Hòa.

                Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tập trung hoàn thiện chủ yếu ở TP Sài Gòn dự kiến chọn làm thủ phủ của cả miền Nam. Còn lại các đô thị khác đều là bán vĩnh cửu và tạm thời, nhất là hệ thống xử lý chất thải đô thị, và nhà ở của tầng lớp lao động. các công trình lợi ích công cộng phục vụ đông đảo nhân dân thiếu nhiều. Ở tất cả đô thị chỉ nổi nhất là hệ thống khách sạn, tiêm nhảy, khu ăn chơi giải trí phục vụ quân đội viễn chinh.

                Để bảo vệ các căn cứ quân sự, chiến lược phân bố dân cư vào các đô thị, thị tứ là xây dựng các khu gia binh xung quanh các sân bay, kho bom đạn, kho nhiên liệu và xây dựng dọc các tuyến giao thông chiến lược các thị tứ cho những người di cư từ miền Bắc vào. Cấu trúc đô thị miền Nam bao gồm các khu chức năng:

                Khu công sự, kho quân khí, quân lương, sân bay, đồn tru` và khu gia binh, tách biệt thành 1 khu riêng.

                Khu của giới thượng lưu với những công sở, cao ốc phố khang trang cho thương mại, vui chơi giải trí, ngân hàng, khách sạn, biệt thự.

                Khu ở người thu nhập thấp và lao đông nghèo, khu nhà ổ chuột, thiếu tiện nghi tối thiểu ở ven đô hoặc các hẻm.

                Những điểm yếu kém đô thị miền Nam thời kỳ này:

                Thiếu các cơ sở sản xuất.

                Thiếu các công trình lợi ích công cộng phục vụ quảng đại quần chúng.

                Môi trường vệ sinh công cộng và kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn chắp vá và tạm thời.

                 T hờ i  kỳ  sau  năm 1975:   sau giải phóng, chúng ta có 2 hệ thống đô thị mà cấu trúc không hoàn toàn giống nhau, cần điều chỉnh cho đồng nhất, từ phân vùng kinh tế, phân bố công nghiệp cho đến phân bố dân cư trên lãnh thổ.

                Cần tăng cường hạ tầng cơ sở đô thị để tạo khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng 1 số cảng biển xuất nhập khẩu, 1 số cửa khẩu biên giới để hòa nhập vào thị trường khu vực, quốc tế, kết hợp chiến lược phát triển mở rộng du lịch, nghỉ dưỡng, giao tiếp đón khách quốc tế.