Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Giá trị độ sệt của đất dính cho thiết kế thi công nhà ở giá rẻ

Theo quan điểm xây dựng nhà ở, khả năng chịu lực (tức độ bền của đất) phụ thuộc vào trạng thái vật lí - độ chắc của đất. Đối với đất hạt mịn, đó là độ sệt của đất, đối với đất hạt thô, đó là độ chặt của đất. Độ đặc sệt của đất hạt mịn (đất dính) và độ chặt của đất hạt thô cho khái niệm về độ chắc của đất. Đất càng chắc thì sức chịu tải càng lớn dẫn đến đơn giá xây dựng phần thô nhà ở rẻ.

Giá trị độ sệt của đất dính cho thiết kế thi công nhà ở giá rẻ

Độ chắc của đất hạt mịn được đánh giá bằng độ sột tương đối B. Độ sệt B còn có tên chỉ số lỏng (liquidly index), kí hiệu IL được định nghĩa theo biểu thức:

B = (W- WP ) / (WL - Wp)  (1-18)

Trong đó w - độ ẩm của đất chế bị đang xét.

Khi B < 0, tức đất có W < Wp đất ở trạng thái cứng, lúc này độ ẩm nhỏ kéo theo lớp nước hấp phụ rất mỏng, các hạt đất sít lại gần nhau làm cho đất chắc thêm. Khi B > 1 tức đất có W > WL, độ ẩm khá lớn làm cho lớp nước hấp phụ dày lên, các hạt đất tách xa nhau làm cho đất kém chắc và có trạng thái gần như lỏng. Khi 0 < B < 1, đất ở trạng thái dẻo.

Đất dính có trị số B càng nhỏ càng chắc và làm nền tốt.

Đất có Ip lớn, ví dụ lớn hơn 7 thì trong phạm vi từ 0 ÷  1, còn chia nhỏ như bảng 1.19.

B < 0 .../... Đất ở trạng thái cứng

0 < B < 0,25  .../...  Đất ở trạng thái nửa cứng

0,25 < B < 0,50 .../...   dẻo cứng

0,50 < B < 0,75 .../...  - dẻo mềm

0,75 < B < 1  .../...  - dẻo chảy

B > 1 .../...  - lỏng

Khi W = WL có B = 1, đất quá độ sang trạng thái lỏng và đất chế bị này được coi là đất mới được thành tạo từ vật trầm tích có trong phù dịch. Độ ẩm W = WL là độ ẩm bão hoà và mật độ hạt đất trong đất là nhỏ nhất.

Với một loại đất, khi xác định tên đất cho thiết kế thi công xây dựng nhà ở dân dụng cần thiết phải nêu rõ trạng thái vật lí nay của đất

Độ chạt của đất hạt thô cho thiết kế thi công nhà ở giá rẻ

Cũng như đất hạt mịn, đất hạt thô cũng có những giá trị giới hạn về độ chắc của đất cho thiết kế xây dựng nhà ở dân dụng. Độ chắc của đá hạt thô quyết định bởi độ chật của đất. Đất hạt thồ có cấp phối càng tốt, có độ chặt càng lớn nên có độ chắc càng lớn. Một loại đất hạt thô có hai giới hạn về độ chắc, một là trạng hái tơi xốp nhất và trạng thái chặt nhất. Đất ở trạng thái tơi xốp nhất, có độ chắc kém nhất rèn khả năng chịu tải kém nhất. Đặt ở trạng thái chặt nhất thì chắc nhất và có sức chịu tải lới nhất. Đất hạt thô trong điều kiện tự nhiên ở trong phạm vi giữa hai giá trị trạng thái giới hạn này cho thi công xây dựng nhà ở giá rẻ.

Độ chắc của đất hạt thô cho thiết kế xây dựng nhà ở được đánh giá định lượng bằng độ chặt tương đối (relative densit/), kí hiệu là D:

D = (emax – e) / (emax  -emin ) (1-19a)

hoặc D = (emax – e) / (emax  -emin ) x 100 (%) (l-19b)

Theo quan điểm này thì các giới hạn vể độ chắc của đất nói chung được tổng quát hóa như ở bảng 1.20.

Thiết kế móng “phần thô” nhà ở tiêu chuẩn Liên Xô kỹ sư xây dựng dùng trạng thái chặt của đất cát để thiết kế và lập báo giá thi công phần thô “móng” cho công trình:

 D .../... Độ chặt của đất

0 < D < 0,33 .../... Xốp (tơi)

0,33 < D < 0,66 .../...  Chặt vừa

0,66

Thiết kế móng “phần thô” nhà ở tiêu chuẩn Hoa Kỳ kỹ sư xây dựng dùng trạng thái chặt, rởi của đất cát để thiết kế và lập báo giá thi công phần thô “móng” cho công trình:

D(%) .../... Độ chặt của đất

0- 15(%) .../... Rất xốp (tơi)

15-35(%) .../... Xốp (tơi)

35-70(%) .../... Chặt vừa

70-85(%) .../... Chặt

85- 100(%) .../... Rất chặt

Cũng có thể xác định độ chặt của đất cát theo hệ số rỗng cát để thiết kế và lập báo giá thi công phần thô “móng” cho công trình:

Loại đất cát:   (Chặt)  (Chặt vừa) (Xốp)

Loại đất cát: Cát lẫn sạn, cát to, cát vừa. (Chặt)   e < 0,55. (Chặt vừa)  0,55 < e < 0,70. (Xốp) e > 0,70

Loại đất cát: Cát nhỏ. (Chặt)  e < 0,60. (Chặt vừa)  0,60 < e < 0,75. (Xốp) e > 0,75

Loại đất cát: Cát bụi. (Chặt)  e < 0,60. (Chặt vừa)  0,60 < e < 0,80. (Xốp) e > 0,80