Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Báo giá, thiết kế, thi công các loại cửa sổ nhà phố, biệt thự công trình dân dụng

Các công trình kiến trúc nhà ở, nhà phố, biệt thự, nhà dân dụng đều cần có cửa để lấy ánh sáng, thông gió và đi lại. Khi thiết kế cửa, ngoài việc nghiên cứu bảo đảm các chức năng trên. Xét về mặt kinh tế giá thành các chuẩn loại cửa “công trình sử dụng của gỗ, cửa nhôm, cửa sắt” chiến một tỉ lệ cao trong báo giá thi công công trình nhà phố, biệt thự, nhà ở dân dụng, về mặt công năng sử dụng cần bền chắc và mỹ quan, đồng thời chú ý thích đáng tới các yêu cầu khác như giữ nhiệt, cách nhiệt, cách âm, thông gió, phòng mưa, che nắng, phòng cháy, an toàn, đóng mở dễ dàng và làm công tác vệ sinh được thuận tiện. Việc thiết kế cửa còn liên quan đến bố trí hợp lý mặt bằng kiến trúc, xử lý nghệ thuật mặt đứng đẹp.

Trong các công trình kiến trúc dân dụng thông thường, người ta thường thiết kế cửa mở theo chiều thẳng đứng và khuôn cửa bằng gỗ. Ngoài ra tùy theo yêu cầu còn có thể sử dụng khuôn cửa bêtông cốt thép, khuôn thép hoặc cửa không khuôn.

Yêu cầu chung của cửa sổ

Khi thiết kế các cửa sổ cần bảo đảm yêu cầu sử dụng của nó. Một cửa sổ hợp lý cần thỏa mãn các yêu cầu sau: lấy ánh sáng đầy đủ, thông gió tốt, bảo đảm phòng nắng, mưa, chống gió bão, đóng mở linh hoạt thuận tiện, lau chùi dễ dàng và an toàn.

Báo giá thi công cửa sổ nhà phố, biệt thự công trình dân dụng trên diện tích kích thước và vị trí.

Trong thiết kế nhà phố, biệt thự, nhà dân dụng diện tích cửa sổ thường căn cứ vào yêu cầu ánh sáng để quyết định, bao gồm cả diện tích lấy ánh sáng và diện tích thông gió. Đồng thời khi xác định diên tích còn cần chú ý tới vị trí kích thước của cửa. Các thông số về kích thước cửa sổ ta có được phần báo giá thi công cửa sổ nhà phố, biệt thự công trình dân dụng trong bảng tổng dự toán công trình nhà phố, biệt thự, dân dụng.

Diện tích lấy ánh sáng

Căn cứ vào yêu cầu sử dụng để quyết định diện tích lấy ánh sáng. Phương pháp xác định đơn giản thường tính theo hệ số chiếu sáng, là tỷ số diện tích của lỗ cửa trên diện tích mặt nền phòng:

Phòng làm việc, học tập lấy bằng 1/5 - 1/6.

Phòng ở, tiếp khách, giải trí lấy bằng 1/7 - 1/8.

Phòng phụ, xí, tắm, kho lấy bằng 1/10 - 1/12.

Diện tích thông gió

Căn cứ vào điều kiện khí hậu từng nơi để quyết định, nói chung nhỏ nhất bằng 1/2 dién tích lấy ánh sáng, ở vùng khí hậu nóng có thể làm to hơn một chút.

Kích thước và vị trí của cửa sổ

Trên chiều cao của bệ cửa sổ thông thường 0,8 - 1 m chiều cao H của cửa sổ thòng thường 0,9 - 1,8 m. Cửa sổ cao 1,5 - 1,8 m thường có làm cửa lật. Chiều cao của cửa lật 0,35 - 0,55 m. Độ cao mép trên cửa sổ xuống tới nền (H - B) thông thường 1/2 bề sâu của phòng. Mép trên của cửa sổ cách măt trần môt khoảng bằng chiều cao của lanh tô, nói chung không vượt quá 0,30 m, khi cần thiết K - 0. Chiều rộng của cửa sổ do diện tích lấy ánh sáng, độ cao của cửa sổ và hình thức của mặt đứng quyết định.

Báo giá thi công cửa sổ nhà phố, biệt thự công trình dân dụng theo phân loại cửa, số lớp, hình thức đóng mở

Số lớp của cửa sổ chủ yếu căn cứ vào điều kiện khí hậu và yêu cầu sử đụng của nhà quyết định, có thể là cửa sổ một lớp, hai lớp và ba lớp. ở những vùng khí hậu lạnh để bảo đảm trong phòng khí hậu bình thường và trong một số nhà yêu cầu cách âm, cách nhiệt thường dùng hai lớp cửa hoặc ba lớp cửa.

Theo vật liệu có thể phân cửa sổ thành cửa kính, cửa lưới mất cáo, cửa chớp, cửa panô... Theo hình thức đóng mở của cửa có thể phân ra làm ba loại: cửa mở theo chiều đứng, cửa sổ lât, cửa sổ trượt.

Cửa mở theo chiều đứng

Trục quay của cánh cửa theo chiều thẳng đứng, có hai loại:

Trục quay ở bên cạnh là loại ứng dụng rộng rãi nhất trong kiến trúc. Đối với cửa sổ một lớp còn phân thành mở ra phía ngoài hoặc mở vào phía trong nhà. Đối với cửa hai lớp có thể vừa mở ra phía ngoài vừa mở vào phía trong. Đối với cửa ba lớp Thông thường hai cánh mở ra phía ngoài và một cánh mở vào phía trong nhà.

Ưu điểm của việc mở ra phía ngoài là: khi mở cửa không chiếm không gian trong nhà, không trở ngại đến các hoạt động trong phòng.

Nhược điểm là: tháo lắp, sửa chữa lau chùi đều không thuận tiện, trực tiếp chịu ảnh hướng của mưa nắng, do đó dễ mục nát, không an toàn.

Cửa mở vào phía trong nhà ưu điểm là lắp ráp, sửa chữa, lau chùi, an toàn thuận tiện. Khuyết điểm là mở cửa chiếm không gian trong nhà.

Trực quay ở giữa cánh cửa : sau khi đóng mở, một bộ phận cửa nằm ở phía trong nhà và một bộ phận phía ngoài nhà. Ưu điểm của kiểu mở này là lau chùi thuận tiện, khuyết điểm là xử lý không tốt nước mưa dễ lọt vào nhà.

Cửa sổ lật (cửa quay ngang)

Trục quay của cánh cửa theo chiều nằm ngang, trục quay có thể ở phía trên, dưới hoặc ở giữa. Loại này có thể dùng độc lập, cũng có thể kết hợp làm bộ phận của cửa lật trôn loại cửa mở theo chiều đứng.

Cửa sổ trượt

Có hai loại: trượt ngang và trượt thẳng đứng. Ưu điểm của loại cửa này là đóng mỏ không tốn diện tích và không gian trong nhà.

Cửa sổ trượt ngang nói chung thường làm cửa kiểu ghim dùng đưa đổ vật trong nhà.

Của sổ trượt theo hướng thẳng.

Cấu tạo cửa sổ

Cấu tạo cửa kính theo chiều đứng

Các bộ phận cửa sổ

Cửa sổ do ba bọ phận chinh hợp thành: khuôn cửa, cánh cửa và các bộ phận kim loại (phụ tùng cửa). Khuôn cửa nói chung được làm bằng gỗ, gồm có hai thanh dứng, Thanh nằng trên và thanh nằng dưới. trong các cửa cao thường có cửa thông hơi do đó có thêm thanh nằng giữa. Để tiết kiêm gỗ có thể làm khuôn bằng bêtông cốt thép, kim loại, chất dẻo hoặc không khuôn (tùy theo yêu cầu cụ thể).

Cánh cửa thông thường cấu tạo từ gỗ ván làm thành những khung cánh bên trong có lắp kính, lưới thép mắt cáo, nan chớp v.v... Nếu cánh cửa sổ quá lớn, cần làm thêm những đố ngang và đố dọc để giữ cho kính khỏi vỡ. Cũng như khuôn cánh cửa có thể còn được làm bằng kim loại nhẹ và chất dẻo.

Khuôn cửa sổ

Hình thức tiết diện khuôn cửa. Chỗ tiếp giáp giữa cánh cửa và khuôn cửa đều làm hèm, có tác đụng khi cửa đóng ngăn không cho gió, ánh sáng lọt vào trong nhà. Độ sâu của phần lõm vào khoảng 10 - 15mm, độ rộng hèm cửa do chiều dày của khung cánh cửa quyết định.

Liên kết khuôn cửa vào tường gạch

Liên kết khuôn cửa vào tường gạch có hai phương pháp. Hai phương pháp này tuần tự thi công và cấu tạo đều khác nhau, đều có những ưu khuyết điểm khác nhau:

Lắp khuôn cửa trước khi xây lỗ cửa

Khi xây gạch tới bệ cửa sổ đặt khuôn cánh cửa vào vị trí, sau đó tiếp tục xây tường. Thanh ngang trên và thanh ngang dưới của khuôn cửa đều nhô ra một đoạn khoảng 110 mm và hai bên thanh đứng cách một khoảng nhất định có gắn viên gỗ để liên kết khuôn cửa vào tường gạch được chặt hơn. Một cách khác, có thể dùng thép tròn đuôi cá hay bật thép để liên kết. Bật thép được bắt xiên vào tim tường và nằm ở chỗ bản lề.

Ưu điểm của cách làm này: liên kết giữa tường và khuôn cửa chặt sít bền lâu.

Khuyết điểm: lắp khuôn cửa ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây tường, trong quá trình thi công rất dễ sinh ra các hiện tượng va chạm làm hỏng khuôn cửa hoặc xê dịch vị trí của khuôn cửa.

Xây lỗ cửa trước lắp khuôn cửa sau

Khi xây tường để lại lỗ cửa sổ, hai bên tường gạch cứ khoảng 10-12 lớp gạch lại chôn một viên gạch gỗ bằng 1/2 viên gạch đã có tẩm thuốc chống mục (mỗi một thanh đứng của khuôn không được ít hơn hai viên). Khi xây xong thì lắp khuôn cửa vào lỗ cửa và dùng đinh liên kết (đinh đường kính 4,5 mm, dài 125 mm) để cố định khuôn cửa vào tường. Khi dùng phương pháp này tất nhiên giữa tường và khuôn cửa phải để một lỗ hở 15-20 mm để khi lắp khuôn cửa vào lỗ cửa được dễ dàng. Khe hở về phía trong nhà có thể dùng vữa trét cho kín, khe hở ngoài nếu tường không trát dùng nẹp gỏ bịt lại, có thể lợi dụng những thanh nẹp này làm bệ cửa sổ.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể tăng tiến độ thi công.

Để khuôn cửa và mạch vữa trát mặt tường phía trong nhà được che kín và tạo mỹ quan thường đóng thêm nẹp gỗ vào khuôn cửa.

Cánh cửa

Kích thước tiết diện khung cánh cửa thường dày 40 - 45 mm, rộng 60 - 80 - 100 min, đố ngang. đố dọc vào khoảng 25 - 30 mm.

Hình dáng tiết diện của khung cánh cửa

Khung cánh cửa, đố cánh cửa mặt hướng ra phía ngoài đều soi thành những hèm để lắp kính. Các hèm sâu vào khoáng 10 - 16 mm, rộng 8-12 mm. Mặt phía trong thường chỉ để giảm bớt khả năng che ánh sáng và tăng vẽ đẹp cho cửa.

Lắp kính

Thường người ta dùng kính dày 3 mm, khi cánh cửa diện tích tương đối lớn có thể dùng kính dày 5 mm, cố định kính vào cửa sổ có hai cách: trước hết người ta dùng đinh để cố định tạm kính, sau đó dùng matit trát đều xung quanh mép kính; một cách khác có thể dùng nẹp gỗ để cố định kính.

Chỗ tiếp giáp giữa hai cánh cửa nên làm thành hình răng cửa để ngăn gió lọt vào trong nhà, nhưng cần chú ý tới phương hướng của khe và cần làm dốc để đóng mở được đễ dàng.

Cấu tạo gờ hắt nước

Khi trời mưa, do tác dụng của gió làm cho nước mưa có thể xuyên qua các khe cửa sổ mà chảy vào trong nhà. Để nước mưa thoát ra ngoài được dễ dàng, không ngấm vào trong hoặc ứ đọng trên khuôn cửa cần làm gờ hắt nước và rãnh thoát nước. Các rãnh được làm trên khuôn cửa theo hướng dọc ngang, khi nước mưa hắt vào nước chảy theo rãnh đứng vào rãnh ngang và chảy ra ngoài, thanh dưới khung cánh cửa làm một bàn chắn nước gọi là móc nước. Trình bày hai phương án cấu tạo thoát nước. Đối vớI cửa mở vào phía trong nhà, cần đặc biệt chú ý vấn đề này.

Cấu tạo cửa quay (cửa lật):

Mép trong và ngoài khuôn cửa cần làm gờ để khi mở cửa quay đạt tới một độ nghiêng nhất định.

Thanh giữa của khuôn cửa sổ với khuôn bốn xung quanh dày hơn, rộng hơn một chút và lồi ra phía ngoài làm thành thanh chắn nước, dọc phía dưới thanh làm móc nước để đồ phòng nước mưa chảy qua cửa sổ vào trong nhà.

Cấu tạo cửa chớp

Tác dụng chính là thông gió, che nắng, che bớt ánh sáng, về cấu tạo, trong khung cánh cửa người ta lắp những lá chớp bằng gỗ mỏng, cũng có khi làm bằng kính (hình 8.18). Khi bỏ trí lá chớp cán chú ý:

Bố trí lá chớp từ trên xuống dưới phải bằng nhau.

Góc nghiêng của lá chớp 45 - 60°, góc dốc càng lớn thông gió càng kém, nhưng che nắng mưa càng tốt, ngược lại góc dốc nhỏ thông gió tốt nhưng nước mưa dễ hắt nước vào trong nhà.

Cửa chớp ở vùng khí hậu nóng dùng để che nắng hoặc thông gió. Thường đùng lắp ở ngoài nếu là hai lớp, ở tường đầu hồi, gác xép...

Để sử dụng một cách linh hoat hơn người ta còn làm các loại cửa chớp lật.

Cấu tạo cửa sổ khuôn khung kim loại (nhôm)

Cửa khuôn kim loại và khuôn gỗ nói chung có cấu tạo giống nhau, có thể làm thành cửa một lớp, cửa hai lớp, cửa cố định hoặc cửa đóng mở v.v... nhưng chỗ tiếp giáp giữa hai cánh cửa cần có một thanh thép đứng.

Thép khuôn và thép khung cánh cửa đều là thép định hình (chữ z, L, T) hàn lại với nhau mà thành. Thể hiện cấu tạo cửa khung kim loại (nhôm) mở theo chiều đứng. Để liên kết khuôn cửa vào tường khi xây bốn bên tường gạch người ta để các lỗ trông. Khi lắp cửa trước tiên các thanh thép góc được chôn vào lỗ tường, dùng bulông vít chặt khuôn cửa vào thép góc, sau đó dùng vữa ximăng nhét đầy các lỗ hở để cố định khuôn cửa, cuối cùng dùng vữa ximăng chèn khe bốn xung quanh cửa.

Cửa sổ khuôn kim loại (nhôm) giá thành tương đối cao, chế tạo có yêu cầu kỹ thuật cao. Nhưng cửa khuôn kim loại này có rất nhiều ưu điểm: kiên cố, bền lâu, đóng mở kín, phòng cháy, phòng ẩm tốt, không bị biến hình, hơn nữa thép tiết diện nhỏ, do đó diện tích lấy ánh sáng của cửa sổ với khuôn khung gỗ lớn hơn nhiều.

Cấu tạo của cửa sổ nhiều lớp và cửa lưới thép mắt cáo

Cửa sổ hai lớp mở ra phía ngoài hoặc phía trong chỉ cần làm khuôn kép, hai bên trong và ngoài đều có hèm để lắp cánh cửa.

Cửa sổ hai lớp đều mở vào phía trong có thể làm một khuôn cửa (khuôn kép), có hai hèm đều hướng về phía trong nhà với đặc điểm của loại này là cửa trong lớn hơn cửa ngoài. Khi khoảng cách giữa hai cửa tương đối lớn có thể làm hai khuôn cửa rời nhau.

Cửa lưới thép mắt cáo có thể hãm cố định hoặc đóng mở, có thể lắp phía trong hoặc phía ngoài cửa kính dưới mất cáo có thể là lưới thép, đồng hoặc chất dẻo. Cửa này trọng lượng nhẹ, chịu lực nhỏ cho nên tiết diện và kích thước của khuôn và khung cánh cửa tương đối nhỏ, kích thước thường dùng là dày 20 - 30 mm, rộng 45 - 50 mm.

Cấu tạo cửa không khuôn

Để tiết kiệm gỗ, cửa sổ có thể được làm không khuôn. Bản lề được chôn vào gạch bêtông đúc sẵn kích thước 55 x 105 x 220 mm, hoặc chôn trực tiếp vào tường gạch. Phần tường xung quanh khung cửa đặc biệt phần xây bao quanh gạch bêtông bản lề không được dùng vữa thường mà phải dùng vữa ximăng mác 50. Hèm cửa phải trát thật phẳng và thẳng, để khi lắp cửa không bị vênh và chú ý phải dùng vữa ximăng mác 50.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT