Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc trong lòng chế độ chiếm hữu nô lệ là nguyên nhân cơ bản làm tan rã và chấm dứt 1 thời kỳ lịch sử kéo dài, trong đó nổi bật đặc điểm 1 nước lớn thống trị nhiều dân tộc và hợp nhất thành 1 nền văn hóa chung- văn hóa cổ đại. chế độ phong kiến thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ. phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương mại đã thúc đẩy xã hội phát triển, thế giới bước sang 1 trật tự kinh tế- xã hội mới với sự xuất hiện những quốc gia phong kiến độc lập ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Khái niệm trung đại chỉ một giai đoạn phát triển tương ứng với giai đoạn lịch sử phát triển hình thái xã hội phong kiến.
Ở Châu Âu, xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ V-XV, ở Châu Á, Phi tồn tại lâu hơn, đến những năm đầu thế kỉ XX. Sự hình thành Nhà nước phong kiến độc lập ở Châu Âu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử trung đại thế giới.
Từ thế kỷ V-XI: thời kì các lãnh chúa phong kiến chinh phục đất đai, củng cố quyền lực. Chiến tranh liên miên làm trì trệ nền kinh tế phong kiến. Các đô thị lớn bị tàn phá, trở thành hoang vắng, không còn là những trung tâm chính trị, kinh tế xã hội quan trọng, nơi tập trung dân cư đông đúc chi phối sự phát triển của vùng lãnh thổ xung quanh như đã tồn tại trong xã hội cổ đại. Đặc điểm đô thị thời kỳ này: sự phân tán rải rác trong cảnh quan nông thôn các đô thị- pháo đài, đô thị dinh thự quy mô nhỏ.
Từ thế kỉ XI trở đi, nhà nước phong kiến độc lập khẳng định vai trò thống trị của mình, hoạt đông sản xuất thủ công có điều kiện phát triển, kéo theo sự phát triển của thương mại, ngoại thương làm cho vai trò kinh tế và chính trị của các đô thị tăng lên, thúc đẩy xã hội phát triển. Nét nổi bật của đô thị thời kì này: các đô thị lớn có lịch sử phát triển từ thời cổ đại, nhất là các đô thị thủ đô, được hồi sinh với sự tham gia tích cực của bộ máy chính quyền phong kiến., của tôn giáo và của tầng lớp giàu có.
Các tổng thể kiến trúc đô thị độc lập có chức năng hành chính, tôn giáo được cải tạo và xây dựng mới để trở thành hạt nhân trung tâm. Thành phố được tổ chức và xây dựng theo các phường hội thủ công chuyên môn hóa. Ngoài cùng là vòng thành lũy, hào nước bảo vệ. số lượng nhiều hay ít cá phường nghề và vòng thành kế tiếp nhau phụ thuộc vào sự phát triển và độ lớn của đô thị.
Một loại đô thị là trung tâm kinh tế thương mại, ngoại thương được hình thành và phát triển ở những vị trí giao thông thuận lợi: đường biển, đường bộ. các trung tâm này có vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển trên nền tảng hợp nhất sản xuất thủ công dưới hình thức công trường thủ công và là tiền đề cho xã hội tư bản sơ khai hình thành ở giai đoạn sau.
Tóm lại, quá trình phát triển đô thị thời kì trung đại, thiếu tính kế thừa truyền thống văn hóa cổ đại, mà chủ yếu khai thác những truyền thống xây dựng địa phương vốn rất khác nhau giữa các vùng và các quốc gia. Nếu văn hóa đô thị cổ đại đã định hình theo 1 mô hình tổ chức đô thị tương đối thống nhất thì văn hóa đô thị trung đại có xu hướng đa dạng hóa trong hình thái tổ chức không thích hợp với những biến động chính trị, kinh tế của xã hội phong kiến, điều kiện địa lý tự nhiên và truyền thống văn hóa địa phương. Do đó, muốn nghiên cứu tính đa dạng của hình thái đô thị trung đại thì cần phải khảo sát nhiều loại hình đô thị, theo các giai đoạn phát triển khác nhau. Từ đó, xác định được 1 số đặc điểm chung của quá trình phát triển đô thị trung đại.