Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Cách tính diện tích phòng đạt chất lượng âm khi xây dựng nhà hát, công trình dân dụng

Thiết kế chất lượng âm giảng đường, phòng họp, nhà dân dụng

Xây dựng giảng đường, phòng họp, nhà dân dụng, câu lạc bộ loại nhỏ, yêu cầu giống nhau về chất lượng âm, chủ yếu đảm bảo độ rõ. Làm giảm độ rõ, trước tiên là mức ồn hoàn cảnh.

Cách tính diện tích xây dựng giảng đường có sức chứa lớn hơn 100 chỗ ngồi phải xét tới chất lượng âm, giảng đường lớn sức chứa 500 - 600 chỗ ngồi.

Đặc điểm âm thanh

Yêu cầu độ rõ, độ rõ âm tiết A ≥  85%, tốt nhất là 90%.

Trong xây dựng công trình giảng đường, phòng họp, nhà dân dụng, câu lạc bộ loại nhỏ này, chủ yếu nghe khẩu âm, công suất âm của người tương đối bé, nói chuyện càng lâu công suất âm càng giảm. Do đó ngoài bảo đảm những yêu cầu chung của phòng khán giả còn chú ý lựa chọn thời gian âm vang hợp lý để đạt được độ rõ. Cách tính diện tích, thể tích xây dựng phòng bé, chỉ tiêu diện tích, thể tích thường chọn trong khoảng 3 - 6m3/người, công trình nhà ở dân dụng nhỏ nên lấy 3 - 4m3/người.

Hình dáng phòng

Ngoài các yêu cầu chung, chú ý tận dụng năng lượng âm trực tiếp, có thể bằng cách nâng cao độ dốc bậc ngồi, tận dụng âm phản xạ lần thứ nhất để tăng cường âm trực tiếp ở những hàng ghế cuối. Có thể giảm chiều cao trần để tránh những âm phản xạ đầu tiên tới những hàng ghế sau quá chậm.

Khoảng cách từ hàng ghế cuối tới bục giảng không nên vượt quá 26m, tỷ lệ (rộng x dài) của mặt bằng nền trong khoảng (1 x 1,5).

Theo tổng kết, độ rõ trong giảng đường kém, chủ yếu do âm phản xạ lần thứ nhất từ trần đến chậm, không có tác dụng tăng cường cho âm trực tiếp, gây nhiều loạn, làm giảm độ rõ, lý do vì trần quá cao, độ nghiêng của trần không chính xác.

Độ dốc mặt nén đảm bảo không che lấp âm trực tiếp, thường thiết kế không nhỏ hơn 8°, tốt nhất trong khoảng 15° - 20°. (hình 6 - 24).

Mặt bằng - Mặt cắt

Trang âm

Tường hai bên bục giảng, toàn bộ trần, nền xử lý cứng, nhăn để phản xạ âm, những bề mặt còn lại nên xử lý hút âm cao hoặc khuếch tán âm.

Thực nghiệm kiểm tra một giảng đường, thể tích V = 1580m3, sức chứa 360 chỗ ngồi, chỉ tiêu thể tích M = 4,4m3/nguỡi. Toàn bộ trần xử lý cứng phản xạ âm. tường bên xử lý khuếch tần âm, tường sau hút âm, độ dốc bậc ngồi 20°. Khi 100% thính giả có mặt T125 = 1,2 giây, T500 = T2000 = 0,86 giây. Chất lượng âm tốt.

Chống ồn

Điều tra nghiên cứu những nguồn ồn hiện có và sẽ có theo quy hoạch, mức độ lan truyền tiếng ồn qua móng, qua không gian tự do vào phòng... từ đó lựa chọn giải pháp xử lý tốt nhất đảm bảo mức ồn trong phòng 35 - 40dB.

Nền đặt những công trình này trong khu vực yên tĩnh, hoặc áp dụng những giải pháp chống ồn trong thiết kế quy hoạch giảm nhỏ mức ồn tới giá trị hợp lý cho phép.

Trong điều kiện khí hậu nước ta, mùa hè các cửa số đều mở để thông thoáng, chú ý chống ồn khi chọn vị trí giảng đường, phòng họp,...

Thiết kế chất lượng âm phòng kịch nói

Phòng kịch nói lớn hay nhỏ đều có những đặc điểm chung: công suất nguồn âm bé, vì khẩu âm tự nhiên của người nhỏ, có khi tới mức thì thầm, do đó muốn nghe rõ tiếng nói của điễn viên phải chọn chỉ tiêu thể tích phòng bé, thời gian âm vang ngắn, đặc tính tần số bằng phẳng, khi phòng trống, thời gian âm vang đối với các giải tần số trong khoảng từ 1.5 - 1,8 giây, khi đầy người từ 0,8 - 1 giây, chỉ tiêu thể tích trong khoảng từ 4 - 4,5 m3/ngưởi.

Để tận dụng được năng lượng âm trực tiếp và âm phản xạ đầu tiên thường thiết kế tường bên nghiêng với trục dọc của phòng một góc từ 8 - 10° (hình 6 - 25).

Theo kinh nghiệm, độ rõ tiếng nói ở khu vực ngồi hai bên phòng khán giả phụ thuộc vào tỷ lệ các kích thước sau:

Tỷ lệ giữa chiều rộng phòng khán giả sát miệng sân khấu với chiều rộng miệng sân khấu (A).

Tỷ lệ “ cách tính” xây dựng giữa điện tích phòng khán giả với điện tích khu vực biểu điễn trên sân khấu (B) nhà hát dân dụng.

Chỉ tiêu thể tích phòng (M).

Theo tổng kết. phòng khán giả kịch nói có chất lượng âm tốt khi:

M = 4 + 4,7 m3/người, B = 3 và A = 0,7 - 0,85

Tỷ lệ B là một chỉ tiêu khá quan trọng, giá trị của B lớn hay nhỏ sẽ gây trở ngại, hay thuận lợi (tới với hiệu quả biểu điễn và chất lượng âm kém hay tốt.

Phòng kịch nói cỡ nhỏ (sức chứa < 500 người)

Phòng khán giả không có ban công. Độ dốc mặt nền có thể tường đối lớn. Toàn bộ trần nền thi công xây dựng vật liệu cứng để phản xạ âm ra phía sau, trần không quá cao tạo âm phản xạ đầu  tiên đến chậm, tường hai bên thiết kế không song song, xử lý tường bảo vệ (từ sàn đôn cao độ 2,1 m) có khả năng phản xạ cao. Tường sau không nên thi công xây dựng cong, có thể thiết kế nhiều hốc cửa giả, ngoài phủ mằn vải để tăng khả năng hút âm và khuếch tần âm.

Phòng khán giả 300 chỗ, V = 1500 m3 ghế mềm dày, hệ số hút âm ở tần số 125 - 250 Hz, α  = 0,2 - 0,3 m2/ghế, ở tần số 500 Hz, α = 0,3 - 0,4 m2/ghế, bảo đảm thời gian âm vang tối ưu.

Thực hiện cách tính thu nhỏ diện tích sân khấu nhà hát dân dụng, xây dựng thể tích sân khấu nhà hát dân dụng quá lớn, năng lượng âm mất nhiều trong sân khấu. Thiết kế phòng màn, bố cảnh và những mặt phản xạ trong sân khấu (trên trân tường) bảo đảm đưa âm thanh thoát ra ngoài sân khấu. Bố cảnh sân khấu bằng gỗ dán hoặc vài sơn hai mặt vừa dễ sử dụng vừa có tác dụng phản xạ khuếch tần tốt.

Sàn sân khấu không nên quá cao. đủ thỏa mãn tẩm nhin, thường cao hơn mặt nền cũa hàng ghế đáư 0,9 - 1 mét.

Cố gắng không sử dụng bể nhạc, nếu bắt buộc phải có bể nhạc, khi không sử dụng dùng ván ép hoặc vải sơn hai mặt đậy miệng mỡ của bể nhạc.

Mức ôn cho phép trong phòng tới 35dB, tốt nhất 30dB, khi đó chất lượng âm rất cao. Muốn đạt được yêu cầu này, lưư ý lựa chọn các giải pháp giảm nhỏ tiếng ổn. Phòng khán giả gán đường giao thông nền có hành lang hoặc phòng đệm cách ly giảm nhỏ tiếng ổn.

Không chế thời gian âm vang trong sân khấu xấp xí thời gian âm vang của phòng khán giả. phòng màn gập thành những nếp sâu, tổng chiếu dài của những nếp gập bằng tổng chiều dài phân không gập để tăng khả năng hút âm đối với tần số thấp.

Phòng khán giả thể tích V = 1200m3, thời gian âm vang tần số 125, 500 và 4100Hz, T = 1 giây, chất lượng âm tốt.

Phòng kịch nói cỡ lớn

Phòng kịch nói cỡ lớn thường không đủ mửc âm, cho nền thiết kế hình dáng phòng để khán giả nhận dù âm trực tiếp và âm phản xạ đầu tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Có thể thiết kế tường bên lêch, trần nghiêng để tăng cuông mức âm cho khán giả phía sau.

Thời gian âm vang trong sân khấu tương đương với thời gian âm vang của phòng khán giả, khi đỏ miệng sân Khấu là một bỗ măt hút âm đối với phòng khán giả, có thể tham khảo số liệu ở bảng 6-3.

Bảng 6 - 3. Hệ số hút âm a của miệng sân khấu dổi với phòng khán giả

Tần số (Hz)= 125; α = 0.3. Tần số (Hz)= 500; α = 0.4. Tần số (Hz)= 2000; α = 0.5.

Không nên thiết kế thi công trần và tường cong lõm, xây dựng trần nghiêng đưa âm phản xạ ra sau có hiệu quả. Ban công đưa ra ngắn, miệng mở ban công cao, nếu thiết kế tường bên lệch sẽ tăng cường năng lượng âm phản xạ ra phía sau (hình 6 - 26). Tường sau xử lý hút âm cao, có thể dùng bông khoáng, ngoài ốp gỗ đán đục lỗ. Tường bên cao, nền xử lý hút âm tần số thấp.

Cố gắng tận dụng bối cảnh kín để đưa âm phản xạ đầu tiên tới khán giả.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT