Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 20/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Chiêm trạch, Tướng trạch, Ngoại khí, Nội khí, Long thần

Chiêm trạch: Chiêm, nghĩa là nhìn điềm triệu mà biết cát hung. Chiêm trạch tức là quan sát nhà cửa để đoán cát hung. Thực chất là Phong thủy dương trạch. Hoàng đế trạch kinh: “Chiêm trạch là nhìn hình thế khí sắc, sự biến đổi của cỏ cây mà dự đoán tình hình họa phúc cát hung"

Tướng trạch: Tướng, nghĩa là quan sát, chọn 1ựa, Tướng trạch nghĩa là tiến hành quan sát, lựa chọn, phán đoán cát hung đối với hình dạng, phương vị tọa hướng cùng hình thế xung quanh nhà ở theo học thuyết Phong thủy, đồng thời xác định trình tự và ngày giờ xây dựng nhà cửa cùng hình thức bố trí bên trong ngôi nhà. Thực chất là Phong thủy dương trạch. Tấn thư. Ngụy Thư truyện: "Thư mồ côi từ nhỏ, được bà cô bên ngoại họ Ninh nuôi dưỡng. Khi bà Ninh làm nhà, thày tướng nói: nhà này sẽ có đứa cháu quí hiển". Tùy thư. Kinh tịch chí có chép “Tướng trạch đồ”8 quyển. Tống sử. Nghệ văn chí có chép “Tướng trạch đồ”1 quyển.

1) Sinh khí: Khái niệm cơ bản nhất trong thuật Phong thủy, trung tâm của toàn bộ hệ thống lý luận. Theo cách giải thích của thuật Phong thủy, hai khí âm dương tràn ngập trời đất, hô hấp ắt thành gió, bốc lên ắt thành mây, rơi xuống ắt thành mưa, còn vận hành tiềm ẩn dưới lòng đất tức là sinh khí. Sinh khí vận hành tùy theo lòng đất, hình thức biểu hiện là các ngọn núi của mạch núi nhô cao trên mặt đất. Cho nên nói "Đất có khí tốt, đất tùy khí mà lên, thành hình ở bên ngoài vậy”(Táng kinh dực). Bởi thế tìm sinh khí trước tiên phải quan sát địa hình. Đất là mẹ của khí, có đất ắt có khí. Sinh khí tùy đất mà vận hành, gặp nước thì dừng, gặp gió thổi ắt tản mác ra bốn phía. Cho nên điều quan trọng nhất là tìm được nơi hội tụ sinh khí, có sơn thủy bao quanh, để sinh khí không bị gió thổi tứ tán. Tác dụng của sinh khí là phát tán mà nuôi dưỡng vạn vật. Loài người được nó nuôi dưỡng thì cát, mất sự nuôi dưỡng của nó thì hung. Sự sống của loài người là kết quả hội tụ sinh khí, sinh khí ngưng kết thành cốt cách của con người. Người ta chết đi, máu thịt rứa nát, xương cốt vẫn còn; nếu đem thi thể của tổ tiên cha mẹ mai táng ở nơi sinh khí hội tụ, thì sinh khí sẽ nhập vào xương cốt mà trở thành nuôi dưỡng con cháu của họ, cho nên nói: "Mai táng phải thừa sinh khí vậy”(Táng thư). Đây là cơ sở lý luận của Phong thủy âm trạch. Còn về Phong thủy dương trạch mà nói, vì sinh mệnh của con người do sinh khí hội tụ tạo nên, bởi vậy cũng cần phải tìm được mảnh đất có sinh khí thịnh vượng mà xây dựng nhà ở, để chủ nhà được sinh khí nuôi dưỡng. Nhưng sinh khí dưới lòng đất nuôi dưỡng người từ bên dưới, lực lượng ở sâu mà công hiệu chậm, cho nên khác với âm trạch, dương trạch còn phải có được "thiên hạ”(khí trời). Khí trời trực tiếp sưởi ấm thân thể con người lực lượng ở bên trên mà công hiệu nhanh, cho nên "Dương trạch dưới thì tiếp nhận cát khí của đất, trên thì muốn có vượng khí của trời”(Tướng trạch kinh soạn. quyển 4), bởi vậy khi xây dựng nhà ở phải chú ý hướng mở cổng, cửa, hình dạng ngôi nhà, lựa chọn phương vị, để tiếp nhận vượng khí, loại trừ tà khí.

2) Phương vị. Chỉ khi xây dựng hoặc tu sửa nhà ở, một phương vị cố định nào đó đối lập với "tử khí". Nếu tiến hành xây dựng, tu sửa ở phương vị sinh khí này, ắt sẽ thu được hồng phúc lớn lao. Phương vị có sinh khí không giống nhau trong một năm: tháng giêng ở Tý, Quý (tức chính bắc và phương bắc dịch sang đông 15 độ, Xem mục nhị thập tứ sơn); tháng 2 ở Sửu, Cấn; tháng 3 ở Dần, tháng 4 ở Mão, ất; tháng 5 ở Thìn, Tốn; tháng 6 ở Tỵ, Bính; tháng 7 thân, Canh; tháng 8 Mùi, Khôn; tháng 9 ở Thân, Canh; tháng 10 ở Dậu, Tân; tháng 11 ở Tuất, Khôn; tháng 12 ở Hợi, Nhâm. Trong 1 năm, bắt đầu từ phương chính bắc, thuận theo chiều kim đồng hồ mà xoay 1 vòng.

3) Tức sao Sinh khí. Xem mục Sinh khí tinh.

4) Chữ "khí”ở đây theo quan niệm của cổ nhân khác với "không khí", nó là một chất đặc biệt trong vũ trụ hoặc trong cơ thể người.

Ngoại khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ dòng nước chảy trên mặt đất. Nước chảy trên mặt đất gọi là Ngoại khí. Thứ khí này mềm. Ngoại khí chuyển tải, chỉ nội khí mới có thể tụ lại, nên Long vận hành mà sinh khí tùy theo, thủy (nước) ngăn lại mà nội khí tụ.

Nội khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ sinh khí trong đất. Sinh khí vận hành trong lòng đất, nên gọi là nội khí. Thứ khí này cứng.

 

Long thần: Tức sinh khí. Thuật Phong thủy cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất, biểu hiện là long mạch, thần diệu khó đoán, chủ mọi cát hung, nén dùng hai chữ "Long thần”để biểu thị sự kỳ diệu của nó. 


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDPT
 Chiêm trạch, Tướng trạch, Ngoại khí, Nội khí, Long thần

Chiêm trạch: Chiêm, nghĩa là nhìn điềm triệu mà biết cát hung. Chiêm trạch tức là quan sát nhà cửa để đoán cát hung. Thực chất là Phong thủy dương trạch. Hoàng đế trạch kinh: “Chiêm trạch là nhìn hình thế khí sắc, sự biến đổi của cỏ cây mà dự đoán tình hình họa phúc cát hung"

Tướng trạch: Tướng, nghĩa là quan sát, chọn 1ựa, Tướng trạch nghĩa là tiến hành quan sát, lựa chọn, phán đoán cát hung đối với hình dạng, phương vị tọa hướng cùng hình thế xung quanh nhà ở theo học thuyết Phong thủy, đồng thời xác định trình tự và ngày giờ xây dựng nhà cửa cùng hình thức bố trí bên trong ngôi nhà. Thực chất là Phong thủy dương trạch. Tấn thư. Ngụy Thư truyện: "Thư mồ côi từ nhỏ, được bà cô bên ngoại họ Ninh nuôi dưỡng. Khi bà Ninh làm nhà, thày tướng nói: nhà này sẽ có đứa cháu quí hiển". Tùy thư. Kinh tịch chí có chép “Tướng trạch đồ”8 quyển. Tống sử. Nghệ văn chí có chép “Tướng trạch đồ”1 quyển.

1) Sinh khí: Khái niệm cơ bản nhất trong thuật Phong thủy, trung tâm của toàn bộ hệ thống lý luận. Theo cách giải thích của thuật Phong thủy, hai khí âm dương tràn ngập trời đất, hô hấp ắt thành gió, bốc lên ắt thành mây, rơi xuống ắt thành mưa, còn vận hành tiềm ẩn dưới lòng đất tức là sinh khí. Sinh khí vận hành tùy theo lòng đất, hình thức biểu hiện là các ngọn núi của mạch núi nhô cao trên mặt đất. Cho nên nói "Đất có khí tốt, đất tùy khí mà lên, thành hình ở bên ngoài vậy”(Táng kinh dực). Bởi thế tìm sinh khí trước tiên phải quan sát địa hình. Đất là mẹ của khí, có đất ắt có khí. Sinh khí tùy đất mà vận hành, gặp nước thì dừng, gặp gió thổi ắt tản mác ra bốn phía. Cho nên điều quan trọng nhất là tìm được nơi hội tụ sinh khí, có sơn thủy bao quanh, để sinh khí không bị gió thổi tứ tán. Tác dụng của sinh khí là phát tán mà nuôi dưỡng vạn vật. Loài người được nó nuôi dưỡng thì cát, mất sự nuôi dưỡng của nó thì hung. Sự sống của loài người là kết quả hội tụ sinh khí, sinh khí ngưng kết thành cốt cách của con người. Người ta chết đi, máu thịt rứa nát, xương cốt vẫn còn; nếu đem thi thể của tổ tiên cha mẹ mai táng ở nơi sinh khí hội tụ, thì sinh khí sẽ nhập vào xương cốt mà trở thành nuôi dưỡng con cháu của họ, cho nên nói: "Mai táng phải thừa sinh khí vậy”(Táng thư). Đây là cơ sở lý luận của Phong thủy âm trạch. Còn về Phong thủy dương trạch mà nói, vì sinh mệnh của con người do sinh khí hội tụ tạo nên, bởi vậy cũng cần phải tìm được mảnh đất có sinh khí thịnh vượng mà xây dựng nhà ở, để chủ nhà được sinh khí nuôi dưỡng. Nhưng sinh khí dưới lòng đất nuôi dưỡng người từ bên dưới, lực lượng ở sâu mà công hiệu chậm, cho nên khác với âm trạch, dương trạch còn phải có được "thiên hạ”(khí trời). Khí trời trực tiếp sưởi ấm thân thể con người lực lượng ở bên trên mà công hiệu nhanh, cho nên "Dương trạch dưới thì tiếp nhận cát khí của đất, trên thì muốn có vượng khí của trời”(Tướng trạch kinh soạn. quyển 4), bởi vậy khi xây dựng nhà ở phải chú ý hướng mở cổng, cửa, hình dạng ngôi nhà, lựa chọn phương vị, để tiếp nhận vượng khí, loại trừ tà khí.

2) Phương vị. Chỉ khi xây dựng hoặc tu sửa nhà ở, một phương vị cố định nào đó đối lập với "tử khí". Nếu tiến hành xây dựng, tu sửa ở phương vị sinh khí này, ắt sẽ thu được hồng phúc lớn lao. Phương vị có sinh khí không giống nhau trong một năm: tháng giêng ở Tý, Quý (tức chính bắc và phương bắc dịch sang đông 15 độ, Xem mục nhị thập tứ sơn); tháng 2 ở Sửu, Cấn; tháng 3 ở Dần, tháng 4 ở Mão, ất; tháng 5 ở Thìn, Tốn; tháng 6 ở Tỵ, Bính; tháng 7 thân, Canh; tháng 8 Mùi, Khôn; tháng 9 ở Thân, Canh; tháng 10 ở Dậu, Tân; tháng 11 ở Tuất, Khôn; tháng 12 ở Hợi, Nhâm. Trong 1 năm, bắt đầu từ phương chính bắc, thuận theo chiều kim đồng hồ mà xoay 1 vòng.

3) Tức sao Sinh khí. Xem mục Sinh khí tinh.

4) Chữ "khí”ở đây theo quan niệm của cổ nhân khác với "không khí", nó là một chất đặc biệt trong vũ trụ hoặc trong cơ thể người.

Ngoại khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ dòng nước chảy trên mặt đất. Nước chảy trên mặt đất gọi là Ngoại khí. Thứ khí này mềm. Ngoại khí chuyển tải, chỉ nội khí mới có thể tụ lại, nên Long vận hành mà sinh khí tùy theo, thủy (nước) ngăn lại mà nội khí tụ.

Nội khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ sinh khí trong đất. Sinh khí vận hành trong lòng đất, nên gọi là nội khí. Thứ khí này cứng.

 

Long thần: Tức sinh khí. Thuật Phong thủy cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất, biểu hiện là long mạch, thần diệu khó đoán, chủ mọi cát hung, nén dùng hai chữ "Long thần”để biểu thị sự kỳ diệu của nó. 


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDPT