Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Đạo sĩ, La bàn, La kinh, Thiên trì, Phân kim, Địa bàn ,Trung châm , Thiên bàn ,Nhân bàn

Đạo sĩ: Chỉ Phong thủy tiên sinh. Vốn chỉ người theo đạo phương sĩ, tăng lữ, tín đồ Đạo giáo, trong đó phổ biến chỉ tín đồ Đạo giáo. Vì các phép vu thuật, phù chú của Đạo giáo cũng giống như các phương pháp tương tự trong thuật Phong thủy, nên vào một số thời kỳ, ở một số nơi các đạo sĩ cũng tham gia hoạt động Phong thủy, đồng thời các Phong thủy tiên sinh chân chính cũng được người ta gọi là đạo sĩ.

La bàn: Còn gọi là La kinh. Công cụ quan trọng nhất trong thuật Phong thủy. Do Tư nam bàn, Lục nhâm bàn diễn hóa mà thành, xuất hiện như một công cụ định hình chuyên dùng trong thuật Phong thủy vào khoảng cuối đời Đường Năm 1985 đào được một chiếc la bàn bằng gỗ trong tay bức tượng "Trương Tiên. Nhân”thời Nam Tống bằng đất nung. Đến đời Minh, Thanh, la bàn được chế tạo khá lớn, chứa dựng nội dung cũng ngày thêm phức tạp; chiếc la bàn lớn nhất đạt tới hơn 40 lớp, bao gồm vạn tượng kinh vĩ trời đất, tập hợp cái lý của hai khí âm dương, cái chỉ của bát quái ngũ hành, cái số của Hà đồ Lạc thư, cái tượng của thiên văn tinh tú, trình tự của tiết khí bốn mùa, dùng để xác định phương vị, quan sát thiên văn, tính toán ngày lành, dự đoán họa phúc, trở thành công cụ không thể thiếu trong hoạt động Phong thủy, biểu hiện nhận thức và hiệu chỉnh góc lệch địa bàn, đồng thời gợi mở vô số khái niệm mang tính suy lý tổng hợp và liên tưởng triết học. Nhất là khi ứng dụng cho học thuyết Lý pháp thì nó càng thêm huyền bí khó hiểu.

La kinh: Tức La bàn. Thuật Phong thủy dùng nó để thâu tóm vạn tượng, kể cả kinh vĩ trời đất, huyền diệu khó đoán. Xem mục La bàn.

La bàn bát kỳ: Chỉ 8 trạng thái của chiếc kim trên la bàn trong những tình huống khác nhau, đó là: đường, đoái khi, thám, trầm, nghịch, trắc, chính. Đường, chỉ chiếc kim la bàn run rẩy bất định, không trở lại trung tuyến, chứng tỏ dưới đất có đồ cổ. Đoái, nghĩa là đột khởi, chỉ chiếc kim cứ nằm ngang la bàn, không trở về trung tuyến, chứng tỏ dưới lòng đất có khoáng sản hoặc vật bằng sắt. Khi nghĩa là dối trá, chỉ việc dùng sắt nhiễm tử dẫn kim, khiến nó di chuyển không ổn định. Thám, nghĩa là chúi xuống, chỉ chiếc kim nửa nổi nửa chìm, hoặc một đầu nổi, đầu kia chìm. Trầm, nghĩa là chìm, chứng tỏ dưới đất có đồ đồng. Nghịch, nghĩa là không thuận, chỉ kim nổi mà không có trật tự. Trắc, nghĩa là không thẳng, chỉ kim cứ dao động sang hai bên, không trở về trung tuyến. Chính, nghĩa là không tà, chỉ kim ổn định, luôn chỉ hướng Tí Ngọ. Trong bát kỳ, chỉ có Chính là cát; còn 7 trạng thái kia chứng tỏ đất chỗ ấy không lành, không nén làm nhà, xây mộ.

Thiên trì: Trung tâm la bàn, tức lớp thứ nhất. Nói chung, đường kính là 1 thốn 2 phân, tượng trưng 12 tháng trong 1 năm; sâu 3 phân, ví với 1 tháng có 30 ngày. Thiên trì trên la bàn dùng để bố trí kim la bàn chỉ hai hướng nam bắc, cũng có loại vẽ đồ hình Thái cực mà không bố trí kim la bàn.

Phân kim: Phương vị. Tức lấy 60 Giáp Tí phối thuộc ngũ hành, như Giáp Tí, ất Sửu là kim, bính dần, đinh mão là hỏa, mậu thìn, kỷ ty là mộc, canh ngọ, tân mùi là thổ, bính tý, đinh sửu là thủy. Vì ngũ hành lấy kim làm đầu, nên gọi là phân kim. Còn gọi là 60 long, trên la bàn biểu thị phương vị, đồng thời có thể dựa vào đó mà phán đoán sinh khắc cát hung.

Chính châm: Trên la bàn lấy phương vị nam bắc mà kim nam châm chỉ hướng làm Chính châm, thực tế là cực nam châm Tí Ngọ. Thuật Phong thủy dùng các lớp sở thuộc Chính châm để xác định tọa hướng của nhà cửa, phần mộ. Có thuyết nói Chính châm dùng để định ô vuông của Lai long.

Địa bàn: Các lớp sở thuộc Chính châm trên la bàn gọi là Địa bàn, thống nhất ở dưới Chính châm, dùng để xác định tọa hướng. Có thuyết nói vừa để định ô vuông của Lai vừa để định hướng. Xem mục Chính châm.

Trung châm: Trên la bàn lấy 24 sơn sở thuộc Chính châm, ngược chiều kim đồng hồ (hướng sang bên phải) thác khai bán cách (nửa ô vuông) làm Trung châm, thực tế là cực nam châm Tí Ngọ. Nó có tác dụng hiệu chỉnh góc lệch địa bàn, có tính chất khoa học, song thuật Phong thủy giải thích là do tác dụng cảm ứng của khí ngũ hành hoặc hai khí âm dương. Trung châm trên la bàn dùng để định ô vuông Lai long. Vì Lai long là từ ngoài vào trong, từ xa đến gần, nên trước tiên phải xác định tọa hướng của chúng. Có thuyết nói Trung châm dùng để nạp thủy.

Thiên bàn: Các lớp sở thuộc Trung châm trên la bàn gọi là Thiên bàn, thống nhất ở dưới Trung châm. Tác dụng của Thiên bàn là định ô vuông Lai long. Vì long thuộc dương, thiên (trời) cũng thuộc dương, nên gọi là Thiên bàn. Lại vì trời thuộc dương, mà đất thuộc âm, dương động trước mà âm động sau, nên Thiên bàn vận hành trước nửa bước so với Địa bàn. Có thuyết nói Thiên bàn dùng để nạp thủy. Xem mục Trung châm.

Phùng châm: Trên la bàn lấy 24 sơn sở thuộc Chính châm, thuận chiều kim đồng hổ (hướng sang bên phải) thác khai bán cách (nửa ô vuông) làm Phùng châm, thực tế là cột bóng Tí Ngọ, tức là dùng cột bóng để đo bóng nắng mà biết được phương vị nam bắc. Thuật Phong thủy dùng các lớp sở thuộc Phùng châm để thu nạp sa, thủy. Vì sa thủy là tử gần ra xa, tử trong ra ngoài, nên cần vận hành nửa bước mà thu nạp. Có thuyết nói Phùng châm chuyên để tiêu sa.

 

Nhân bàn: Các lớp sở thuộc Phùng châm trên la bàn gọi là Nhân bàn, thống nhất ở dưới phùng châm, dùng để tiêu sa nạp thủy. Vì sa thủy là từ gần ra xa, từ trong ngoài, nên Nhân bàn vận hành sau nứa bước so với Địa bàn. Có thuyết nói Nhân bàn dùng để tiêu sa. Xem mục Phùng châm. 


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDPT