Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 26/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Khí hậu việt nam và thiết kế thi công nhà ở theo từng vùng

Theo cách phân loại khí hậu nhiệt đới của Atkinson nêu trên, có thể thấy lãnh thổ Việt Nam thuộc dạng khí hậu nhiệt đới ấm - ấm (kiểu 1) với nhiều chỉ tiêu cơ bản tương đồng. Bên cạnh đó, khí hậu Việt Nam lại có một số điểm sai lệch so với các tiêu chí khí hậu điển hình do vị trí địa lý của lãnh thổ chịu sự chi phối của các khối gió mùa và ảnh hường của địa hình tạo ra. Vì vậy một số nhà khí hậu học nước ta gọi đó là kiểu khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có gió mùa dị thường.

Dưới đây Phương Nam phân tích kỹ hơn về những tiêu chí tương đồng mang đặc điểm chung toàn lãnh thổ và những nét dị thường có tính không gian và thời gian, cùng với nó là biện pháp thiết kế thi công từ phần thô cho đến hoàn thiện nhà xây thô hiệu quả.

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt Nam (tiêu chí tương đồng)

Nhiệt độ không khí:

Trừ các vùng núi cao (như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt), nhiệt độ trung bình năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam dao động trong phạm vi 21 - 27 °C. Nhiệt độ trung bình cực đại ban ngây 26 - 33 °C, trung bình cực tiểu ban đêm 17 - 25 °c. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình ngây nhỏ, khoảng 6-10 °C. Nhiệt độ cực đại tuyệt đối (ban ngày) tại các địa phương dao động từ 37 - 38 °C (Phan Thiết, Vũng Tàu) đến 42 - 43 °C (Lai Châu, Lào Cai, Hoà Bình, Thanh Hoá, Vinh). Nhưng nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối (ban đêm) ở các địa phương phía Bắc có thể hạ thấp tới -1,0 -> - 2,0 °C (Cao Bằng, cao 258 m; Lạng Sơn, cao 259 m; Điện Biên, cao 550 m; Sơn La, cao 676 m), trong khi tại các địa phương miền Nam là 11 - 16 °c (Đà Nẵng, Lộc Ninh, Vĩnh Long, Sóc Trăng).

Độ ẩm:

ĐATĐ trung bình năm của không khí trên gần khắp lãnh thổ dao động trong phạm vi 80 - 87 %. Độ ẩm trung bình của tất cả các tháng trong năm trên toàn quốc, ké cả những tháng mùa khô, hoặc các tháng chịu ảnh hưởng của gió Tây.khô nóng (vùng Trung bộ) ĐATĐ cũng trong khoảng 75 - 90%. Tuy nhiên trong một số thời điểm của mùa khô, hoặc do ảnh hưởng của gió Tây, ĐATĐ cực tiểu tuyệt đối có thể hạ thấp từ 5 - 8% đến 15 - 20%. Áp suất hơi nước thay đổi trong phạm vi 2000 - 3000 N/m2.

Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn quốc đều trên 1000 mm, phần lớn các địa phương dao động trong phạm vì 1500 - 2600 mm/năm, trong đó Huế là địa phương mưa nhiều nhất Việt Nam, 3000 mm/năm, và là nơi có mưa trái mùa so với toàn quốc (tháng X, XI, XII).

Trên toàn quốc, mùa mưa xẩy ra vào tháng VII, VIII, IX, lượng mưa trung bình trong những tháng này đạt 300 - 500 mm/tháng. ở Huế đạt 744 mm (tháng X).

Lượng mưa cực đại trong một giờ tại nhiều địa phương có thể đạt 70 - 90 mm, thậm chí 110 - 120 mm (Hưng Yên, Rạch Giá), hay cao nhất tới 140 mm (Thanh Hoá, Đà Nẵng).

Lượng mưa cao nhất trong 10 phút đạt 30 - 40 mm tại nhiều địa phương: Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Móng Cái, Hà Nội, Hưng Yên, Hoà Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Quảng Ngăi, Quy Nhơn, Plâycu.Tuy Hoà. Nha Trang, Bảo Lộc, Cà Mau, t/p Hồ Chí Minh. Các trị số cao nhất gặp ở Đà Nang (tháng X), Buòn Ma Thuột (tháng VIII) và đặc biệt ở Rạch Giá tới 75 mm/10 phút (tháng X).

Số giờ nắng và lượng mày:

Tổng số giờ nắng hàng năm tại các địa phương miền Bắc thấp nhất là Yên Bái: 1369 giờ, cao nhất là Sơn La: 1961 giờ. Ở các tỉnh phía Nam số liệu giờ nắng chưa đầy đủ, nhưng nói chung lớn hơn so với miền Bắc, thưòng trên 2000 h/năm, ví dụ Nha Trang: 2258 h/năm, Phan Thiết 2338 h/ năm, t/p Hồ Chí Minh 2006 h/năm. Ngây thấp nhất có 2 - 3 giờ nắng (tháng I, II ở miền Bắc), ngây nhiều nhất có 5 - 6 giờ nắng ở miền Bắc (từ tháng V đến tháng X) và 8 - 9 giờ ở miền Nam (từ tháng I đến tháng V).

Bầu trời nhiều mây quanh năm. Ở miền Bắc số ngây nhiều mây (có lượng mây > 8/10) thường chiếm tới 200 ngày/năm, số ngây quang mây (lượng mây < 2/10) ¡choảng 15 - 20 ngày/năm.

Bức xạ mặt trời:

Do lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nội chí tuyến nên cường độ BXMT nói chung khá cao. Lượng tổng xạ ở miền Bắc trung bình đạt 110- 120 kcal/cm2năm, so với 150 - 160 kcal/cm2năm ở miền Nam. Do bầu trời nhiều mây, nên BXMT khuếch tán đạt 45 - 60% của tổng xạ, nhưng có thay đổi rõ rệt theo mùa và theo lãnh thổ. Tại miền phía Bắc tỷ lệ này là 50 - 60%, miền phía Nam ỉà 40 - 45%.

Cũng do đặc điểm của hoạt động mặt trời theo vĩ độ, ở miền Bắc tổng BXMT có một cực đại vào tháng VI, VII, một cực tiểu vào tháng I, tương ứng với những ngây mặt trời lên cao nhất và thấp nhất trong năm. Trong khi đó ở miền phía Nam tổng xạ có hai cực đại vào tháng III, IV và tháng VIII, IX (khi mặt trời tới thiên đỉnh) và hai cực tiểu vào tháng VII và tháng XII-1 (khi mặt trời ở vị trí thấp nhất trong năm). Tuy nhiên quy luật này không phải lúc nào cũng rõ ràng đo ảnh hưởng của mây mù, hơi nước.

Gió:

Lãnh thổ Việt Nam ở vị trí trung tâm của châu Á gió mùa, lại nằm trong đới tín phong nội chí tuyến tạo ra một cơ chế gió hết sức phức tạp. Mặt khác lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt 15 vĩ độ và có địa hình phức tạp gây ra những biến dạng của gió mùa, hình íhành những kiểu dạng thời tiết đặc biệt.

Về mùa Đông, nước ta bị chi phối bởi hai hai hộ thống rièng rẽ, là gió mùa cực đới lục địa từ áp cao Xibìa và không khí nhiệt đới biển Đông Trung Hoa. Hai khối không khí này khi luân phiên xen kẽ, khi đồng thời, gây ra những biến động thời tiết chủ yếu ở nửa phía Bắc nước ta. Không khí cực đới lục địa, dù đă biến tính, đă mang vào nước ta cái lạnh đặc biệt cho vùng nhiệt đới. Không khí nhiệt đới biển ấm và ẩm, mang lại thời tiết nắng nóng, ít mây, tạnh ráo /29/. Đặc biệt cuối mùa Đông, không khí nhiệt đới biển tạo ra thời tiết "nồm" rất đặc sắc ở dồng bằng Bắc Bộ.

Về mùa Hạ, trên lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng của ba khối gió chính:

+ Không khí nhiệt đới biển bấc Ân Độ Dương tạo thành luồng phía tây của gió mùa Hạ, tuy có nguồn gốc mát ẩm, nhưng đo hiệu ứng "phơn" khi vượt qua dăy Trường Sơn, đă tạo ra thời tiết khô nóng trên suốt vùng phía Đông Trường Sơn (ở tầng thấp 1-1,5 km), còn đối với vùng Tây Nguyên vẫn giữ nguyên thuộc tính mát ẩm.

+ Không khí xích đạo, mát và ẩm là gió mùa phía nam, mang theo những trận mưa lón mùa Hạ.

+ Không khí nhiệt đới biển Thái Bình Dương mát và ẩm. thường đem lại thời tiết quang tạnh, trong sáng, ổn định.

Do sụ không thuần nhất về bản chất của gió mùa, cần phải kể đến một hệ quả quan trọng là sự xuất hiện những nhiễu động như: mưa front, hội tụ nội chí tuyến và bão.

Những nét dị thường

Chúng ta có thể kể ra ba nét dị thường của khí hâu Việt Nam so với các tiêu chí chung về khí hậu nhiệt đòi nóng ẩm:

Mùa Đông lạnh ở miền khí hậu phía Bắc: trong những tháng mùa Đông, do ảnh hướng của gió mùa cực đới, nhiệt độ ở miền này thấp hơn 4-5 °c so với các điều kiện thòng thường của vĩ tuyến, tạo ra một mùa lạnh khác thường của vùng nội chí tuyến. Có lẽ vì lý do này mà có những nhà nghiên cứu đă xếp miền Bắc Việt Nam vào khí hậu ÔĨ1 hoà của thế giới (xem bàn đồ khí hậu hình 1.23).

Then tiết gió Tây khô nóng của miền Trung, kéo dài từ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, qua Quảng Bình, Quảng Trị, Huế... đến tận Quy Nhơn, Tuy Hoà. Tuy nhiên vùng chịu ảnh hưởng gió Tây khố nóng mạnh mẽ nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh. Những ngây khố nóng đặc biệt nhiệt độ có thể vượt quá 39 - 40 °C, độ ẩm dưới 20 - 25%. Thời tiết này giống với kiểu khí hậu nóng khô sa mạc nhiểu hơn.

Không xuất hiện các trị số cực đại quá ỉớn về nhiệt độ mà đáng ra có thể có ở những nước vĩ dộ thấp. Điểm khác biệt này tuy không thật rõ nét nhưng là một thuận lợi dáng kể của khí hậu Việt Nam, nhờ lãnh thổ tiếp xúc với biển trên suốt một chiểu dài trên 3000 km.

Kết luận

Nói chung, lãnh thổ Việt Nam thuộc loại khí hậu nhiệt đới ẩm (hoặc ấm & ẩm) có gió mùa. Tuy nhiên đo ảnh hưởng của các cơ chế gió mùa và sự can thiệp của địa hình, đă hình thành ba kiểu khí hậu đặc trưng tương ứng với ba vùng lãnh thổ khác nhau:

+ Miền phía Bắc: khí hậu nhiệt đới ẩm, có một mùa Đông lạnh;

+ Miển Trung: Khí hậu nhiệt đới ẩm, có thời tiết gió Tây khô nóng;

+ Miền phía Nam: Khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình.

Phân vùng khí hậu xây dựng

Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập III - Phụ lục: Số liệu tự nhiên Việt Nam, 1997), lãnh thổ Việt Nam được chia ra làm hai miền khí hậu lớn với năm vùng khí hậu nhỏ (xem hình 1. 26):

Hai miền khí hậu nằm ở phía Bắc và phía Nam của lãnh thổ, lấy đèo Hải Vân (vĩ tuyến 16B) làm ranh giới;

Miền khí hậu phía Bắc có ba vùng khí hậu là A1, A2, và A3;

Miền khí hậu phía Nam có hai vùng khí hâu là B4 và B5.

image38

Hình 1.26. Bản đồ phân vừng khí hậu xảy dựỉig Việt Nam

Miền khí hậu phía Bắc; có đặc diếm:

+ Có một nền nhiệt độ mùa Đòng hạ thấp đáng kế;

+ Có hai mùa khí hậu theo mùa gió: mùa Đóng lạnh dồng thời ít mưa; mùa Hạ nóng và mưa nhiểu.

Vùng A1: vùng núi Đòng Bắc và Việi Bắc.

Đây là vùng có mùa Đỏng lạnh nhất nước ta. Nhìệl độ thấp nhất có thể dưới 0°C. Mùa Hè nhiệt độ trung bình thấp hơn vùng đổng bằng.

Vùng A2: vùng núi Tây Bắc và bắc Trường Sơn.

Có mùa Đông lạnh, nhưng ấm hơn vùng A1 và A3. Vùng Tây Bác khí hậu có tính lục địa. Vùng bắc Trường Sơn chịu ánh hướng của gió Tâv khô nóng.

Vùng A3: vùng dồng bàng Bác Bộ và bắc Trung Bộ.

Có mùa Đóng lạnh. Phía Nam của vùng chịu ánh hướng của gió Tâv khô nóng. Mưa nhiểu, cường độ mưa lớn.

Miền khí hậu phía Nam: có đặc điểm:

+ Khí bậu nhiệt đới ấm. gió mùa điến hình:

+ Có một nền nhiệt độ cao gần như ít thay dổi quanh năm:

+ Một năm có hai mùa theo mưa ẩm: mùa khô trùng với mùa Đống, mùa mưa trùng với mùa Hạ.

Vùng  B4. vùng núi Tâv Nguyên:

Nằm trên cao nguvèn và núi cao nên mùa Đông lạnh, tuy khòng còn ánh hướng của gió mùa cực đới; mùa Hè ở khu vực thung lũng nóng; phần phía tâv có một số nét của khí hậu lục địa. Mùa mưa và mùa khò tương phản rõ rệt.

Vùng B5: vùng đồng bằng Nam Bộ và nam Trung Bộ:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa dien hình, không có mùa Đông lạnh. Nhiệt độ cao đều quanh năm. Hàng năm có một mùa khô và một mùa ám.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDTH