Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Môn xích , Lỗ Ban xích , Môn Quang xích ,Sơn tổ,Trung long, Khiếu lĩnh

Môn xích: Một trong những công cụ chuyên dùng trong thuật Phong thủy. Làm bằng gỗ, trên cán chia thành từng nấc đều nhau, với các ký tự phân biệt cát hung, để đo đạc kích thước cổng, cửa và đồ dùng trong nhà. Nếu khớp vào ký tự cát tường thì là cát (tốt lành), khớp vào ký tự hung thì là hung. Môn xích gồm các loại như Lỗ Ban xích (thước lỗ ban), môn quang xích.

Lỗ Ban xích: Một loại môn xích (thước đo). Làm bằng gỗ. Mặt trước và mặt sau cùng chia thành 8 phần đều nhau, mỗi phần lại chia thành 5 phần nhỏ hơn, với những chữ khắc ở từng phần lớn nhỏ. Dùng để đo kích thước cổng, cửa đi, cửa sổ, phòng khách, bếp, các vật dụng trong nhà. Lấy chiều ngang, chiều dọc, hoặc 3 chiều dài, rộng, cao, nếu rơi vào chữ cát tường là cát, rơi vào chữ hung là hung. Còn tính chi li hơn, như cổng, cửa chính phòng khách nếu rơi vào các chữ "quyền lộc", "cát khánh", "quan lộc" “thiên lộc”là đại cát; cửa đi và cửa sổ từng phòng trong nhà rơi vào các chữ “tử tôn", "hoạnh tài", "tuấn nhã", “yên ổn”là đại cát; cửa bếp, bệ bếp nếu rơi vào các chu “thanh quí", "mỹ vị”là đại cát; cửa đi, cửa sổ thư phòng nếu rơi vào các chữ "trí tuệ", "thông minh”là đại cát. Do độ dài của thước thời xưa và thời nay khác nhau, cho nên khó xác định độ dài tổng cộng của thước Lỗ Ban là bao nhiêu. Theo Hà Hiểu Hân trong sách Phong thủy thám nguyên, thì con số ấy là 29, 7 cm.

Môn Quang xích: Một loại môn xích (thước đo). Làm bằng gỗ. Trên mặt chia thành 8 phần đều nhau, mỗi phần lại chia thành 4 phần nhỏ hơn, với những chữ khắc ở từng phần lớn nhỏ. (Xem hình vẽ ở trang 347 nguyên tác). Dùng để đo kích thước nhà cửa. Lấy chiều ngang, chiều dọc, nếu rơi vào chứ cát tường (tài, nghĩa, quan, bản) là cát, rơi vào chữ hung là hung. Theo Hà Hiểu Hân trong sách Phong thủy thám nguyên, thì độ dài tổng cộng của thước Môn quang là 42, 76 cm.

Sơn tổ: Tổ tiên của các mạch núi. Còn gọi là Tổ Long, tức núi Côn

Nam long: Một trong 2 đại hành Long, mạch núi chính ở miền nam Trung Quốc, xuất phát từ núi Côn Luân, qua núi Tam Nguy, núi Tích Thạch, vượt Hoàng Hà, đến núi Chung Nam thì tách khỏi Bắc Long mà chạy xuống phía nam, đến Thượng Lạc (nay là huyện Thường, tỉnh Thiểm Tây), vượt Hán Thủy, đến núi Kinh, men mạch núi Đại Ba chạy xuống phía đông nam, lại vượt Trường Giang, đến Hoành sơn, men phía đông Nam Lĩnh, tới Phúc Kiến, Chiết Giang mà ra biển. Thuật Phong thủy cho rằng mạch núi Nam Long phần nhiều kỳ vĩ, ở Kim Lăng (nay là thành phố Nam Kinh) tạo thành địa thế hiểm trở, là đất đế vương phát tích.

Bắc long: Một trong 2 đại hành Long, mạch núi chính ở miền bắc Trung Quốc, xuất phát từ núi Côn Luân, qua núi Tam Nguy, núi Tích Thạch, vượt Hoàng Hà, đến núi Chung Nam, Hoa sơn, lại vượt Hoàng Hà mà quành lên phía bắc, qua núi Vương ốc, núi Thái Hành, chạy sang phía đông, đến Liêu Đông thì dừng. Thuật Phong thủy cho rằng Bắc Long là đất kết tuyệt vời, với các đỉnh núi cao ngất trời, được Hoàng Hà và sông áp Lục ôm ấp trước sau, cùng với mạch núi Yên sơn tạo nên cơ nghiệp đế vương ngàn năm.

Trung long: Một trong 3 đại hành Long, chỉ mạch núi nằm ở khoảng giữa Nam Long và Bắc Long. Phần đầu nó đồng hành với Nam Long, đến Tần Lĩnh thì hướng sang phía đông, qua mạch núi Đại Biệt mà ra biển. Mạch núi này không có thế liên tục rõ rệt, chỉ là do vua cha của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương được an táng tại Phụng Dương, tỉnh An Huy, nên người đời Minh thần bí hóa Trung Long một cách khiên cưỡng.

 

Khiếu lĩnh: Mạch núi. Thuật Phong thủy dùng để đặc chỉ mạch núi ở miền tây nam, thuộc Nam Long. . 


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDPT