Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 26/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Quản lý đô thị để lập báo giá thi công xây dựng cho từng địa phương

Phân cấp quản lý đô thị về mặt hành chính nhà nước được quy định cụ thể như sau:

Thành phố trực thuộc trung ương tương đương cấp tỉnh phải là đô thị loại I hoặc loại II và chủ yếu do trung ương quản lý.

Các thành phố thuộc tỉnh, các thị xã tương đương cấp huyện, đa số thuộc đô thị loại III và loại IV một số ít có thể thuộc loại V do tỉnh quản lý.

Các thị trấn tương đương cấp xã thuộc đô thịloai V, chủ yếu do huyện quản lý

Quan hệ giữa phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị

Nguyên tắc chung là dựa vào kết quả phân loại đô thị để phân cấp quản lý đô thi, từ đó Phương Nam lập báo giá thi công xây dựng chính xác theo biến động giá nhân công của đô thị đó. Trường hợp đặc biệt, có một số đô thị được phân cấp quản lý cao hơn hoặc thấp hơn một bậc so với quy định trên, với lý do sau:

Vai trò trung tâm chính trị đặc biệt của đô thị.

Quá trình hình thành và phát triển đô thị ở nước ta trải qua rất nhiều thời kỳ khác nhau.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa ở từng vùng khác nhau dẫn đến vị trí, vai trò tính chất đô thị đối với từng vùng lãnh thể cũng khác nhau.

Thành lập đô thị mới

Việc xin thành lập đô thị mới phải được tiến hành theo trình tự sau:

Lập dự án xin thành lập đô thị mới, trong đó cần nêu rõ. Lý do thành lập đô thị mới.

Xác định tính chất vai trò, chức năng, quy mô dân số, mật độ dân cư, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, của đô thị. .. chủ yếu tương ứng 5 năm đầu phát triển.

Đối chiếu với quy định về điểm dân cư đô thị.

Kiến nghị xin thành lập đô thị mới và phân loại, phân cấp.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu lập tờ trình, trình lên Chính phủ phê duyệt.

Quản lý quy hoạch đô thị

Quy định chung: Đô thị bao gồm các thành phố, thị xã, thị trấn.

Trong điều lệ quản lý quy hoạch đô thị có nêu rõ những quy định việc quản lý nhà nước về thi công xây dựng đô thị, đơn giá thi công xây dựng, bảo vệ cảnh quan môi trường sống, sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Đô thị phải được xây dựng, phát triển theo quy hoạch và các quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.

Chính phủ thực hiện quyền quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trong phạm vi cả nước.

UBND các cấp thực hiện quyền quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại địa phương mình.

Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị ở trung ương và địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ và UBND các cấp về việc quản lý quy hoạch đô thị.

Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị gồm

Ban hành các quy định về quản lý quy hoạch đô thị

Lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây đựng đô thị, các báo giá thi công xây dựng

Quản lý việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị theo quy hoạch được duyệt;        

Bảo vệ cảnh quan môi trường sống đô thị;

Quản lý việc sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị;

Giải quyết tranh châp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm những quy định về quản lý đô thị:

Lập rà xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị

Quy hoạch xây dựng đô thị gồm: Quy hoạch chung cho toàn phạm vi đất đô thị và quy hoạch chi tiết cho từng phần thuộc phạm vi đất đô thị.

Phạm vi đất đai lập quy hoạch xây dựng đô thị phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị đó quyết định.

Đồ án quy hoạch đô thị phải do các tổ chức chuyên môn được nhà nước công nhận lập và phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật của Nhà nước hoặc được Nhà nước cho phép sử dụng.

Đồ án quy hoạch đô thị được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý đô thị, tiến hành công tác đầu tư xây dựng, lập kế hoạch cải tạo xây dựng đô thị hàng năm, ngắn hạn và dài han thuộc các ngành và địa phương.     

Đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt là căn cứ để lập các dự án đầu tư, lựa chọn xét duyệt địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch, quyết định giao đất và cấp giấy phép xây dựng.

Quản lý xây dựng các công trình trong đô thị

Các công trình trong đô thị bao gồm: Các công trình trên mặt đất, các công trình ngầm hoặc trên không, kể cả công trình điêu khác, tranh, áp phích, biển quảng cáo đều phải được thiết kế, xây dựng theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, báo giá thi công xây dựng dự án đầu tư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Nội dung của việc quản lý cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị bao gồm:

Lựa chọn địa điểm xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch để hướng dần việc sử dụng đất đô thị.

Cấp giấy phép xây dựng hoặc ra quyết định đình chỉ việc xây dựng, cải tạo các công trình trong đô thị.

Hướng dẫn việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị.

Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyển sở hữu công trình,

Điều tra, thống kê và lưu trữ hổ sơ các công trình trong đô thị.

Chu đầu tư khi tiến hành lập dư an kha thi hoăc thiêt kê xãy dung công trình trong đô thị phải xin cơ quan quản lý quy hoạch đô thị giới thiệu địa điểm xây đựng.

Khi địa điểm xây dựng đã được xác định. Kiến trúc sư trường (hoặc Sở Xây dựng) cấp chứng chỉ quy hoạch theo để nghị của chủ đầu tư. Căn cứ để cấp chứng chỉ quy hoạch bao gồm:

Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết được cơ quan nhà nước có thẩm quyển phê duyệt.

Các tiêu chuẩn quy phạm về xây dựng đô Thị, vệ sinh mói trường, an toàn phòng cháy chữa cháy được Nhà nước ban hành hoặc cho phép sử dụng.

Bảo vệ cảnh quan môi trường sống đô thị

Cảnh quan đô thị bao gồm: cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo.

Kiến trúc sư trưởng thành phố hoặc giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm trong việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị về mỹ quan, yêu cầu sử dụng, độ bền vững và phải kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử.

Các tổ chức, cá nhân sử dụng công trình kiến trúc phải giữ gìn, duy tư bộ mặt kiến trúc công trình và trồng cây xanh trong khuôn viên phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt.

Việc lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, các dự án đầu tư xây dựng các công trình trong đô thị phải xét tới tính hợp lý về địa điểm xây dựng, tác động của nó đến môi trường đô thị.

Tuỳ mức độ ô nhiễm, quy mô công trình, các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư phải có sự đồng ý của cơ quan quản lý môi trường nhà nước cấp có thẩm quyền trước khi xét duyệt. Phải có biện pháp xử lý các chất thải, nước thải độc hại trước khi đưa ra hệ thống xử lý chung của đô thị.

Quản lý sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các cống írình khác.

Mọi công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị khi xây dựng xong phải được tổ chức nghiệm thu, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho các cơ quan chuyên trách quản lý sử dụng và khai thác các công trình đó.

Nội dung quản lý sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm:

Lập và lưu trữ lý lịch, hổ sơ kỹ thuật hoàn công xây dựng công trình.

Phát hiện các hư hỏng để sửa chữa, đảm bảo sự hoạt động bình thường cho các công trình.

Thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo năng cấp để duy trì chất ỉượng công trình theo định kỳ và kế hoạch hàng năm.

Ký kết các hợp đồng cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dựng và hướng dẫn việc thực hiện chế độ khai thác và sử dụng các công trình theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Nhà nước.

Phát hiện và xử lý vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng đô thị.

Các tổ chức cá nhân sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cẳn phải:

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chê độ sử dụng đối với từng loại công trình và sự phối hợp đồng bộ giữa các loại công trình. Không được lấn chiếm đất công cộng để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị kể cả vùng bảo vệ được khoanh định theo tiêu chuẩn quy phạm của Nhà nước.

Việc sử dụng hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các sự cố kỹ thuật gây hư hỏng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung đô thị do các hành vi vi phạm của người sử dụng gây ra phải được xử lý và bồi thường thiệt hại thực tế theo quy định cuả pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý quy hoạch đô thị bao gồm:

Phát hiện các vi phạm về quy hoạch xây dựng đô thị.

Phát hiện và xử lý các trường hợp cấp giấy phép xây dựng sai hoặc không đúng thẩm quyền.

Phát hiện các hành vi xây dựng, phá dỡ công trình không có giấy phép hoặc sai với giấy phép.

Phát hiện các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Phân công trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quản lý đô thị:

Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức và cá nhân trên địa bản về việc thực hiện các quy định quản lý quy hoạch đô thị và pháp luật thực hiện việc cưỡng chế thì hành các quyết định xử lý của cơ quan nhà nước.

Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, quận, huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo ủy ban nhân dAn các cấp dưới xử lý các vi phạm về quy hoạch, xây dựng, khai thác và sử dụng công trình trong đô thị theo pháp luật.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các quy định và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trong địa phương.

Các sở chuyên ngành chịu trách nhiệm trước ủy ban nhàn dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về quy hoạch dô thị, hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý của ngành mình trên các địa bản của thành phố, thị xã, thị trấn.

Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước Trên địa bản được giao quản lý có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện các vỉ phạm trât tự xây dựng và có biện pháp xử lý kịp thời.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDTC