Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Thiết kế và lập báo giá thi công sàn nhà phố

Sàn nhà là bộ phận nằm ngang được cấu tạo để phân không gian của nhà phố, nhà ở dân dụng thành các tầng lầu nhằm tăng diện tích sử dụng ở các cao trình khác nhau trên cùng một diện tích thi công xây dựng. Sàn được coi như một sườn nằm ngang để giằng giữ, liên kết với cột, dầm và tường để đảm bảo tính ổn định chung cho toàn nhà ở, nhà phố dân dụng.

Yêu cầu lập báo giá và thi công đối với sàn nhà phố, nhà ở dân dụng

Sàn là bộ phận kết cấu đồng thời làm hai nhiệm vụ chịu lực và bao che của nhà ở dân dụng. Là kết cấu chịu lực, sàn chịu tất cả các loại tải trọng thường xuyên và tạm thời tác động lên do trọng lượng bản thân của tường vách.

Phương án kết cấu sàn “hạng mục thi công phần thô” và loại sàn phải dựa trên cơ sở là sàn chịu được tốt các tác động cơ học do người đi lại, do di chuyển vật dụng, chuyển dịch và vận chuyển hàng hoá, chống chịu tác động xâm thực của axít,kiềm... giảm thiểu tính dẫn nhiệt và truyền âm, thuận tiện việc bảo quả, vệ sinh phòng ốc. Do đó, để đảm bảo an toàn và sử dụng tốt, cấu tạo sàn cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

Đảm bảo cường độ, chất lượng trong thi công phần thô nhà ở:

Ngoài việc sàn chịu tải trọng của bản thân cùng tường vách đặt trực tiếp lên sàn, theo yêu cầu phân chia phòng ốc kết cấu chịu lực của sàn còn phải đủ sức chịu tải trọng của con người, vật dụng gia đình hoặc các thiết bị máy móc phục vụ con người. Do đó yêu cầu sàn phải đủ cường độ và độ cứng, bảo đảm không bị gãy, sập gây nguy hiểm cho con người và hư hỏng vật dụng ở cả tầng trên và tầng dưới.

Cách âm và cách nhiệt:

Để bảo đảm sử dụng tốt, thoải mái, cấu tạo sàn phải giải quyết tốt vấn đề cách âm, cách nhiệt để khi đi lại, làm việc và nghỉ ngơi ở các tầng không bị ảnh hưởng lẫn nhau.

Chống cháy cao :

Vật liệu làm sàn khó hay không cháy và chịu được nhiệt độ cao mà không làm biến dạng kết cấu gây ra mất ổn định cục bộ hay toàn bộ công trình. những trường hợp khác phải có biện pháp phòng cháy thích đáng như các sàn gỗ thì các dầm chịu lực phải được quét phủ lớp vật liệu khó cháy.

Chống ăn mòn và chống thấm:

Tuỳ theo vị trí và tính chất sử dụng ở mỗi nơi mà các yêu cầu cấu tạo có khác nhau như: sàn nhà thí nghiệm hoá chất thì phải quan tâm đến giải pháp chống xâm thực: sàn

nhà vệ sinh luôn luôn tiếp xúc với nước thì cần cấu tạo chống thấm, chống ẩm và chịu mài mòn.

Đơn giá hay báo giá thi công xây dựng sàn nhà ở thấp:

Sàn là bộ phận chiếm khá nhiều kinh phí trong toàn bộ giá thành nhà. Đòi hỏi sàn phải nhẹ và có chiều dày cấu tạo tối thiểu, phải sử dụng vật liệu hợp lý và có khả năng được công nghiệp hoá.

Mỹ quan và vệ sinh:

Là yêu cầu không thể thiếu nhằm đảm bảo sử dụng và bảo trì sàn như là cấu tạo mặt sàn phải dễ làm vệ sinh, không bám bụi và đạt tính thẩm mỹ cao

Phân loại sàn cho việc lập báo giá thi công xây dựng sàn nhà ở:

Theo giải pháp kết cấu trong hạng mục thi công phần thô

Theo giải pháp kết cấu của bộ phận chịu lực sàn phân ra ba loại chính là: sàn bản, sàn sườn và sàn không dầm.

Sàn bản: là loại toàn khối đơn giản nhất. Bản chịu lực theo một phương, với chỉ số chiều dài lơn hơn hay bằng hai lần chiều rộng gọi là bản kê 2 cạnh. Khi chỉ số chiều dài nhỏ hơn hai lần chiều rộng, bản chịu lực hai phương gọi là bản kê 4 cạnh.

Sàn sườn: Trong sàn sườn kết cấu chịu lực chính là dầm, dầm là sườn của sàn được bố trí theo một hoặc hai phuơng, trên hệ dầm có bản sàn được đúc liền khối với dầm hoặc bên trên gác các tấm chịu lực, panen lắp ghép.

Sàn dầm toàn khối có bản kê hai cạnh Sàn dầm toàn khối có bản kê bốn cạnh Sàn dầm kiểu ô cờ

Sàn dầm lắp ghép dùng panen Sàn dầm bán lắp ghép.

Sàn không dầm: Trong loại sàn này là các tấm phẳng đặc hay rỗng đặt trực tiếp lên cột hoặc vách cứng chịu lực. Nhóm này có cả sàn nấm toàn khối lắp ghép hoặc bán lắp ghép.

Theo vật liệu và xác định chi phí thi công nhà ở:

Tuỳ theo vật liệu dùng để cấu tạo các bộ phận chịu lực của sàn người ta phân ra thành các loại: sàn gỗ, sàn dầm thép, sàn bê tông cốt thép hay h.

Trước đây các sàn gỗ được áp dụng rộng rãi không chỉ trong các nhà gỗ mà cả các nhà xây gạch với số tầng bất kỳ. Hiện nay chỉ hay dùng trong các loại nhà gỗ hay các nhà gạch dưới bốn tầng ở các địa phương có sẵn gỗ.

So với sàn gỗ, sàn bêtông cốt thép có những ưu điểm hơn nên ngày càng được sử dụng rộng rãi nhất. tuỳ theo biện pháp thi công nhà, sàn bêtông cốt thép lại chia ra sàn toàn khối và sàn lắp ghép hoặc bán lắp ghép. Sàn bêtông lắp ghép cho pháp công nghiệp hoá xây dựng cao hơn nên phạm vi ứng dụng rộng rãi hơn nhiều so với sàn bêtông cốt thép

Sàn dầm thép vì chiếm nhiều vật liệu hiếm và giá thành đắc nên hiện nay ít dùng trong xây dựng và các nhà dân dụng thông thường.

Theo biện pháp thi công xây dựng từ phần thô đến hoàn thiện nhà đã xây thô

Sàn bêtông cốt thép toàn khối: loại sàn này đảm bảo độ cứng lớn và liên kết tốt cho sàn. Áp dụng cho loại nhà có mặt bằng không theo một quy tắc nhất định hoặc có yêu cầu đặc biệt.

Sàn bêtông cốt thép lắp ghép: loại sàn này đảm bảo yêu cầu công nghiệp hoá sản xuất và cơ giới hoá thi công. Kết cấu chịu lực của sàn được chế tạo ở nhà máy hoặc công trường, sau đó lắp ghép vào vị trí. Loại sàn này nâng cao hiệu suất lao động, tốc dộ thi công không bị hạn chế bởi thời tiết, tiết kiệm ván khuôn. Tuy nhiên loại sàn này không có độ cứng bằng loại sàn đổ toàn khối, do đó cần có biện pháp gia cố nhất là ở những vị trí liên kết ráp nối.

Sàn bêtông cốt thép bán lắp ghép: loại sàn này có một phần toàn khối, một phần lắp ghép, nó tổng hợp cả ưu nhựơc điểm của cả hai loại trên.

Theo vị trí sử dụng của công trình nhà ở, nhà phố dân dụng:

Sàn tầng hầm, tầng trệt, tầng lầu.

Sàn dưới nóc, sàn sân thượng, ban công, lô gia Sàn bếp, phòng vệ sinh

Sàn phòng thí nghiệm, phòng mỗ...

Các bộ phận chính của sàn nhà phố, nhà ở dân dụng

Sàn nhà đựợc cấu tạo với ba bộ phận chính :

Kết cấu chịu lực của sàn

Gồm dầm hoặc dàn bằng gỗ, thép, bê tông cốt thép và các cấu kiện chèn kín khoảng trống giữa các dầm, hoặc các tấm panen hay các tấm đúc sẵn. Toàn bộ sàn gác lên đầu tường chịu lực hoặc khung chịu lực và khẩu độ sẽ tuỳ thuộc vật liệu cấu tạo kết cấu.

Áo sàn: Cấu tạo bề mặt hoàn thiện đặt trên kết cấu chịu lực hoặc trên tầng cách âm hay trên lớp chống thấm, được thực hiện với vật liệu lát mặt như gạch, ván gỗ, chất dẻo...

Trần sàn: Bộ phận được cấu tạo ở bề mặt đưới kết cấu chịu lực của sàn, nhằm mục đích tăng cường khả năng cách âm, cách nhiệt làm cho bề mặt dưới của sàn được phẳng theo yêu cầu mỹ quan và vệ sinh. Trần sàn trát vữa xi măng mác 75 dày 1,5- 2cm, có thể đóng thêm trần nhựa, trần thạch cao, trần bêtông lưới thép. v. v. v

Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà trong kết cấu sàn còn có bố trí xen lẫn trong các bộ phận chính các lớp như:

Lớp chống thấm

Lớp cách nhiệt

Lớp cách âm

Lớp cách hơi


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDTC