Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 26/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Xây dựng thiết bị vận chuyển nâng trong nhà xưởng công nghiệp

Để vận chuyển nguyên vật liệu, bán thảnh phẩm, thành phẩm và các thiết trí sản xuất khi lắp ráp hoặc sữa chữa trong các nhà xưởng công nghiệp người ta có thể xây dựng  các phương tiện vận chuyển chạy trên nền sàn nhà xưởng như: ôtô, tầu hỏa, các loại xe đẩy, v.v..; các loại thiết trí vận chuyển nang như tời, cần trục, cầu trục, v.v... Hoặc các loại băng tải, đường ống khí nén, v.v...

Các loại phương thức vận chuyển nói trên thường ảnh hưởng ít nhiều đến giải pháp thiết kế kiến trúc - kết cấu của nhà xưởng công nghiệp. Việc lựa chọn chúng chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ sản xuất. Khả năng hiện đại hóa sản xuất và tính kinh tế. Dưới đây sẽ trình bày về các loại thiết bị vận chuyển nâng, loại có ảnh hưởng nhiều nhất đến cấu trúc xây dựng nhà xưởng công nghiệp.

Thi công xây dựng cần trục treo nhà xưởng công nghiệp

Cần trục treo bao gồm hai nhóm chính: loại không đi động và loại đi động.

Loại không di động hay là palăng nâng: được kéo bằng tay hay điều khiển hàng điện, có sức nâng và phạm vi hoạt động hẹp. Chúng được treo cố định vào kết cấu chịu lực mái.

Loại di động bao gồm cần trục treo một ray và cần trục treo hai ray :

Cần trục treo một ray ( monorai ) hay còn được gọi là "‘con mèo”. Chúng được cấu tạo từ một tời điện và hệ bánh xe treo vào cánh dưới của ray thép hình chữ I và chạy dọc theo ray, ray chữ I này lại được neo vào cảnh dưới của kết cấu chịu lực mái ( hình 3.1 l.b ).

Sức nâng của loại này 0,5 ÷ 10t. Có thể nâng lên đôn độ cao 18m. Người điều khiển chúng có thể đứng trên mặt đất hoặc ngồi trong cabin treo dưới cần trục.

Cần trục treo một ray chỉ bảo đảm vận chuyển trong một phạm vi hẹp dọc đường ray thẳng đặt song song hoặc xiên một góc bất kỹ theo công nghệ, hoặc được uốn cong theo yêu cầu của công nghệ. Trong một nhà xưởng có thể được bố trí một hoặc nhiều cần trục treo một ray.

Cần trục treo hai ray được sử dụng trong các nhà xưởng công nghiệp một hoặc nhiều tầng với nhịp dưới 30m, yêu cầu vận chuyển khắp nhà xưởng với vật cầu nâng đến 10t.

Cấu tạo của loại cần trục này bao gồm một tời điện treo và chạy dọc một  "dầm - ray " tời điện chữ i ; hệ dầm - ray này lại được treo và chạy theo hai ray thép chữ i neo cố định vào kết cấu chịu lực mái hoặc sàn.

Cần trục treo hai ray có thể vận chuyển hàng hóa theo hai phương đọc và ngang nhà. Khi nhịp nhà dưới 18m nên bố trí một cần trục. Còn khi nhịp nhà lớn từ 18m trở lên - có thể bố trí hai, ba cần trục chạy song song.

Cầu trục

Câu trục hay còn được gọi là cần trục kiểu cầu được thi công xây dựng để vận chuyển hàng hóa theo hai phương ngang, dọc trong nhà xưởng công nghiệp một tầng hoặc hỗn hợp.

Cầu trục có nhiều loại:

Loại nhỏ có sức nâng: 5 ÷ 50 t;

Loại trung bình có sức nâng: 50 ÷ 250 t;

Loại lớn có sức nâng: 250 ÷ 630 t;

Để kinh tế, cầu trục thường có hai móc cẩu có sức nâng khác nhau: một móc cẩu có sức nâng lớn và một móc cẩu có sức nâng nhỏ ( ví dụ: cầu trục có sức nâng 30 t có thêm một móc cẩu 5 t. Có ký hiệu: q = 30/5 t ); hoặc hai móc cần cùng sức nâng để nâng các vật có kích thước lớn.

Cần trục được tạo thảnh từ ha bộ phận chính:

Xe nâng có palăng điện, móc cẩu ( một hoặc hai ) - chạy trên cầu theo phương ngang nhà;

Kết cấu chịn lực theo phương ngang kiểu dầm hoặc giàn (dạng cầu ), có hệ bánh xe và môtơ đẩy - chạy theo phương dọc nhà:

Cabin cho người điều khiển.

Toàn bộ hệ thống cầu trục chạy trên hai ray được đặt trên mặt dầm cầu chạy dựa lên vai cột dọc nhà.

Cầu trục có ba chế độ làm việc :

Chể độ làm việc nhẹ: có thời gian làm việc chiếm 15 ÷ 25% thời gian ca sản xuất;

Chế độ làm việc trung bình : 25 ÷ 40% ;

Chế độ làm việc nặng 40 ÷ 80%.

Ngoàì các loại cầu trục kế trên, trong thực tế còn gặp một số loại cầu trục chuyên dụng khác: cầu trục nam châm, cầu trục gầu xúc, cầu trục đổ khuôn, tháo khuôn, v.v... .

Các loại cầu trục khác

Cần trục kiểu công xôn

Cần trục kiểu công xôn có ba loại chính :

Loại dứng độc lập có công xôn quay quanh trụ với bán kính hoạt động 4m, sức nâng 1 T lên cao đến 3,2 m;

Loại tựa cố định lên tường, hay cột với tay quay dài hơn 6m, sức nâng đến 5 T lên cao đến 5m;

Loại chạy đọc tường theo hệ thống ray trên, dưới, có tay với đến 8m, sức nâng đến 10 T với chiều cao nâng đến l0m.

Cần trục kiểu cổng

Cầu trục này do có bốn chân trụ nên được gọi là cần cổng, chúng được sử dụng để vận chuyển nâng trong hoặc ngoài nhà. Do chạy trên hệ ray đặt trực tiếp lên nên đất hoặc giá đỡ đặc biệt đứng độc lập nên chúng ảnh hưởng rất ít đến cấu trúc nhà. Nhịp của cần trục cổng có thể lớn hơn 100m và có sức nâng đến 500T.

Bố trí cầu trục

Giới thiệu một số giải pháp bố trí cầu trục. Ngoài các giải pháp hình thường, đơn giãn, theo những yêu cầu đặc biệt của công nghệ sản xuất trong một nhịp nhà có thể bố trí một hoặc vài ba lớp cầu trục cùng loại hoặc khác loại, có cốt cao khác nhau; hoặc khi nhà nhip lớn, song cần cầu trục có sức trục bé, có thể sử dụng các loại cần trục nhịp hé, nhưng lúc này một dầm cầu chạy sẽ tựa lên vai cột, còn một dầm cầu chạy khác sẽ được treo lên kết cấu chịu lực mái.

Trong một tòa nhà công nghiệp, có thổ  bố trí nhiều loại cần trục, cần trục khác nhau theo yêu cầu của sán xuất. Khi nhà dài hoặc do yêu cầu của công nghệ, Trong một nhịp có thể bố trí hai cầu trục cùng cốt cao.

Khi bố trí cầu trục. Cần phải bảo đảm sự điều phối kích thước giữa cầu trục với kích thước nhịp nhà trên cơ sở thống nhất hóa. Theo sức trục, cầu trục được chia làm hai nhóm : loại nhỏ hơn 50t và loại lớn hơn 50t.

Mối quan hệ kích thước giữa cầu trục và kích thước nhà công nghiệp.

Khi bố trí trên một hệ dầm cầu chạy hơn hai cầu trục có sức trục khác nhau, nhịp của cầu trục nhỏ được lấy theo cầu trục có sức trục lớn nhất.
Thông thường ta có nhịp của cầu trục là: Lk = L - 2e.

( Trong đó Lk là nhịp cầu trục; L là nhịp nhà; e là khoảng cách từ trục định vị dọc nhà đến trục ray : khi Q < 50T : e = 750mm; Q ≥ 50T : e=1000mm và lớn hơn theo bội số của 250mm).

Khi có bố trí lối đi dọc dám cầu chạy e được tăng lên.

Trong nhà có hai dầm cầu trục, nhịp của cầu trục tầng thấp có thể nhỏ hơn nhịp cầu trục tầng cao một khoảng theo bội số của 0,5m.

( Chú ý: số liệu trên lấy theo quy chuẩn Việt Nam, hiện nay có nhiều loại cầu trục được nhập từ nhiều nước khác nhau, do đó khi thiết kế, người thiết kế phải biết vận dụng linh hoạt ).

Do cấu tạo của cầu trục, các móc cẩu không bao giờ đến được thi công xây dựng sát tường biên hay tường hồi, do đó tạo nên quanh nhà xưởng công nghiệp một vùng điện tích chết - vùng móc cẩu cấu trục không hoạt động được. Thực tế cho thấy, khi sức trục càng lớn vùng chết càng tăng. vì vậy khi sức trục tăng nên chọn nhịp nhà tăng lên để có hiệu quả sử dụng lớn hơn. Các loại cần trục thường truyền lên kết cấu chịu lực của nhà những tải trọng lớn được phái sinh do lực hãm của cầu trục theo các phương dọc và ngang nhà. Nhịp của cầu trục có thể đạt đến 50m. Khoảng cách an toàn nhỏ nhất từ đỉnh cầu trục đến mép dưới kết cấu mang lực mái là l00mm.

Với cầu trục cổng khoảng cách từ tường đến ray phải lớn hơn 3m để báo đảm an toàn.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDTC