Phương Nam Co LTD
© 15/1/2025 - Vietnam12h.com Application

Thành tế bào (Cell wall)

Thành tế bào còn gọi là vách tế bào, chiếm 10-40% trọng lượng khô của tế bào, độ dày thành tế bào vi khuẩn Gram âm là 10nm Gram dương là 14-18nm. Thành tế bào là lớp cấu trúc ngoài cùng, có độ rắn chắc nhất định để duy trì hình dạng tế bào, có khả năng bảo vệ tế bào đối với một số điều kiện bất lợi. Nồng độ đường muối bên trong tế bào thường cao hơn bên ngoài tế bào (áp suất thẩm thấu tương đương với dung dịch glucose 10-20%) do đó tế bào hấp thu khá nhiều nước từ bên ngoài vào. Nếu không có thành tế bào vững chắc thì tế bào sẽ bị phá vỡ. Khi thực hiện co nguyên sinh rồi quan sát dưới kính hiển vi, thấy rõ lớp thành tế bào. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử thấy rõ hơn.

Thành tế bào vi khuẩn G- và G+ có sự sai khác về thành phần cấu tạo như sau:

Vi khuẩn Gram dương có thành phần cấu tạo cơ bản là pepidoglycan (PG) hoặc còn gọi là glucopeptit, murein,...chiếm 95 % trọng lượng khô của thành, tạo ra một màng polime xốp, không hòa tan và rất bền vững, bao quanh tế bào thành mạng lưới. Cấu trúc của PG gồm 3 thành phần: N. acetylglucozamin, N. acetylmuramic và galactozamin. Thành tế bào vi khuẩn Gram dương chứa PG đầy đủ 4 lớp (chiếm >50% trọng lượng khô của thành). Ngoài ra còn thấy thành phần acid teichoic (là các polime của glycerol và ribitol photphat), gắn với PG hay màng tế bào.

Vi khuẩn Gram âm

Vách vi khuẩn Gram âm gồm một màng ngoài và một khoang chu chất chứa 1-2 lớp PG (chiếm 5-10%) trọng lượng khô vách, giữa lớp PG và màng ngoài có cầu nối lipoprotein. Ngoài ra ở màng ngoài còn có thành phần lipopolysaccharit (LPS) và các protein. LPS chiếm 1-50% trọng lượng khô của vách. Phần lipd của LPS là nội độc tố (gây sốt, tiêu chảy, phá hủy hồng cầu)

 Hình 2.12. So sánh cấu trúc vách tế bào vi khuẩn Gram (+) và Gram (-)

 

Thành phần

Tỷ lệ % đối với khối lượng khô của thành tế bào vi khuẩn

G+

G-

Peptidoglycan

Acid teicoic

Lipid

Protein

30-95

Cao

Hầu như không

Không hoặc ít

5-20

0

20

Cao

 

Trong những trường hợp sau đây có thể không quan sát thấy sự có mặt của thành tế bào:

Thể nguyên sinh (Protoplast): Sau khi dùng lysozyme để phá vỡ thành tế bào hoặc dùng penicillin ức chế sự tổng hợp thành tế bào có thể chỉ tạo ra những tế bào chỉ được bao bọc bởi màng tế bào chất. Thường gặp ở vi khuẩn G +.

Thể cầu (tế bào trần, sphaeroplast): là thể nguyên sinh chỉ còn sót lại một phần thành tế bào, thường chỉ gặp ở vi khuẩn  G-.

Vi khuẩn dạng L: Năm 1935 Viện nghiên cứu dự phòng Lister ở Anh phát hiện ra một dạng đột biến không có thành tế bào ở trực khuẩn Streptobacillus moniliformis. Tế bào của chúng phình to lên và rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu. Nhiều vi khuẩn G -và G+  đều có thể hình thành dạng L. Trước đây người ta hay nhầm lẫn thể nguyên sinh và thể cầu với dạng L. Hiện nay ta chỉ coi dạng L là chủng vi khuẩn không có thành tế bào được sinh ra do đột biến trong phòng thí nghiệm và có thể mang tính di truyền ổn định.

Mycoplasma: Một dạng vi khuẩn không có thành tế bào được sinh

ra trong quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên.

Thể nguyên sinh và thể cầu có đặc điểm chung là không có thành tế bào, tế bào trở nên có hình cầu, rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu, có thể có tiên mao, nhưng không di động được, không mẫn cảm với thực khuẩn thể, không phân bào được,...

Thành tế bào có các chức năng chủ yếu sau:

Duy trì hình dạng của tế bào

 

Du

y trì áp suất thẩm thấu bên trong tế bào

Hỗ trợ sự chuyển động của tiên mao

Giúp tế bào đề kháng với các lực tác động bên ngoài

Cần thiết cho quá trình phân cắt bình thường của tế bào

Điều tiết sự xâm nhập của một số chất, ngăn cản sự thất thoát các enzyme, sự xâm nhập của các chất hóa học hoặc enzyme từ bên ngoài gây hại tế bào, như muối mật, enzyme tiêu hóa, lysozim, chất kháng sinh.

Có liên quan mật thiết đến tính kháng nguyên, của vi khuẩn  gây bệnh, đặc biệt liên quan đến nội độc tố của vi khuẩn Gram âm.

 

Có vai trò trong việc bắt màu thuốc nhuộm khi nhuộm Gram.