Phương Nam Co LTD
© 23/11/2024 - Vietnam12h.com Application

Màng tế bào chất

Màng tế bào chất còn được gọi là màng tế bào hay màng chất (Cytoplasmic membrane), viết tắt là CM, dày khoảng 7-8 nm.

Có cấu tạo 3 lớp: hai lớp phân tử protein (chiếm hơn 50% trọng lượng khô   của màng và 10-20% protein tế bào) và một lớp kép photpholipit (20-3% trọng lượng khô của màng) nằm ở giữa, 70-90% lipid của tế bào tập trung ở photpholipit của màng. Sự phân bố protein và photpholipit ở màng nguyên sinh chất khác nhau ở từng vùng. Sự phân bố đó tạo nên các lỗ hổng trên màng thuận lợi cho sụ vận chuyển.

Protein của màng gồm có hai dạng: protein cấu trúc và enzyme.

Enzyme gồm có: permeaza vận chuyển các chất vào tế bào và các enzyme tổng hợp các chất murein, photpholipit, LPS,...

Hai lớp phosphor lipid (PL), chiếm khoảng 30-40% khối lượng và các protein nằm phía trong, phía ngoài hay xuyên qua màng chiếm 60- 70% khối lượng. Mỗi phân tử PL chứa một đầu tích điện hay phân cực (đầu  phosphate)  và  một  đuôi  không  tích  điện  hay  không  phân  cực (hydrat carbon). Đầu phosphate còn gọi là đầu háu nước, còn đầu hidratcarbon còn gọi là đầu kỵ nước. Hai lớp phân tử PL một lớp có gốc phosphat quay vào trong một lớp có gốc phosphat quay ra ngoài màng làm màng hóa lỏng và cho phép các protein di động tự do. Sự hóa lỏng động học này cần thiết cho các chức năng của màng. Cách sắp xếp của PL như vậy gọi là mô hình khảm lỏng.

Hầu hết màng tế bào chất của vi khuẩn không chứa các sterol, như cholesterol, do đó không cứng như màng CM của các tế bào có nhân thật. Mycoplasma là nhóm vi khuẩn nhân thật không có thành tế bào. CM có chứa sterol do đó khá vững chắc.

CM là hàng rào đối với các phân tử tan trong nước và có tính chọn lọc hơn so với thành tế bào. Tuy vậy CM có chứa các protein đặc biệt gọi là permease, chúng có thể vận chuyển các phân tử nhỏ vào tế bào theo cơ chế thụ động không cần năng lượng hay chủ động, cần năng lượng.

CM ở tế bào vi khuẩn là vị trí làm nhiệm vụ hô hấp (tương tự như màng trong có dạng gấp khúc ở ty thể của các tế bào nhân thật). CM có chứa các protein của chuỗi hô hấp và các enzyme tổng hợp ATP. Các vi khuẩn lưu huỳnh màu tía còn chứa bộ máy quang hợp.

Ở CM ta gặp các enzyme tham gia tổng hợp lipid màng, PG, acid teicoic, LPS, và còn gặp các polysaccarit đơn giản.

CM còn chứa các vị trí gắn với nhiễm sắc thể và plasmid đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối các yếu tố di truyền vào các tế bào con.

Ở nhiều vi khuẩn, nhất là vi khuẩn G+, CM xâm nhập vào tế bào chất và tạo thành các hệ thống ống gọi là Mesosom. Mesosom  nằm gần CM hay đâm sâu vào trong tế bào chất.

Sự gấp khúc của CM vào bên trong chỉ gặp ở một số nhóm vi khuẩn quang hợp hay các vi khuẩn có hoạt tính hô hấp cao chẳng hạn như Azotobacter, vi khuẩn nitrate hoá. Do có gấp khúc mà diện tích CM tăng lên một cách đáng kể, thích ứng được hoạt động hô hấp quang hợp ở các nhóm vi khuẩn này.

Nhìn chung CM có các chức năng sau

Duy trì áp suất thẩm thấu tế bào.

Khống chế sự vận chuyển, trao đổi ra vào tế bào của các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trao đổi chất.

Duy trì một áp suất thẩm thấu bình thường bên trong tế bào.

Là nơi sinh tổng hợp một số thành phần của tế bào như vách, giáp mô, do trong màng có chứa enzyme và ribosom.

Là nơi tiến hành các quá trình photphoril oxy hoá và photphoril quang hợp.

Là nơi tổng hợp nhiều loại enzyme.

Cung cấp năng lượng cho hoạt động của tiên mao

 

Có quan hệ đến sự phân chia tế bào.