Phương Nam Co LTD
© 20/1/2025 - Vietnam12h.com Application

Dầu nhớt công nghiệp

Dầu công nghiệp bao gồm các loại dầu nhờn được sử dụng để bôi trơn máy móc công nghiệp nhằm duy trì hoạt động của tất cả các loại máy móc, thiết bị công nghiệp.

Phạm vi sử dụng của dầu bôi trơn công nghiệp là rất rộng với hàng trăm sản phẩm khác nhau. Vì vậy, về tổng thể, nếu dựa vào công dụng chính của dầu công nghiệp, có thể chia dầu công nghiệp ra làm 2 nhóm lớn như sau:

Dầucôngnghiệpthôngdụng: sử dụng cho máy móc, thiết bị (như máy dệt, xe cẩu, máy móc phục vụ xây dựng...) hoạt động ở điều kiện tải trọng thấp và nhiệt độ thấp, không có những yêu cầu đặc biệt về chất lượng - trừ tính bôi trơn. Chính vì vậy, chỉ cần dựa vào độ nhớt mà có thể đánh giá mức độ ổn định, khả năng chống lão hóa của loại dầu này.

Dầucôngnghiệpđặcbiệt: là các loại dầu chuyên dụng, dùng cho các chi tiết/thiết bị riêng biệt, các máy móc có cơ cấu tốc độ cao (như máy mài, ổ trục), hệ thống thủy lực của các thiết bị công nghiệp truyền động bánh răng dẫn hướng trượt trong máy (máy cắt gọt kim loại, máy cán thép…). Dầu tuabin, dầu máy nén, dầu cách điện, dầu xylanh, dầu chân không và dầu máy khoan (khoan khí)… đều thuộc nhóm dầu nhờn chuyên dụng. Loại dầu này đòi hỏi phải đảm bảo tiêu hao do ma sát nhỏ và không có hiện tượng cháy ở mặt tiếp xúc, có độ ổn định chống oxy hóa, chống mài mòn... Trên thế giới, dầu công nghiệp chiếm một tỉ trọng khá lớn so với tổng lượng các loại dầu bôi trơn - khoảng trên 60%, con số này ở Việt Nam là 30%-40% nhưng đang dần tăng rất nhanh.

Phân loại dầu nhớt công nghiệp

Tiêu chuẩn iso 3448 – phân cấp theo độ nhớt

Căn cứ vào các đặc trưng về mặt hóa lý hoặc mục đích sử dụng, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO: International Organization for Standardization) đưa ra nhiều tiêu chuẩn phân loại.

Dầu nhờn công nghiệp được sản xuất chủ yếu từ dầu khoáng và do điều kiện làm việc của loại dầu này không quá khắt khe như dầu động cơ nên độ nhớt là chỉ tiêu quan trọng nhất để phân loại. Tiêu chuẩn ISO 3448 phân loại theo độ nhớt đối với dầu công nghiệp như sau:

VG: Viscosity Grade

(Cấp Độ nhớt: theo độ nhớt động học)

VI:       Viscosity Index

(Chỉ số Độ nhớt: là sự biến thiên độ nhớt động học theo nhiệt độ)

Tiêu chuẩn iso 6743-0:1981 – phân loại theo công dụng & lĩnh vực dùng

Ký hiệu Công dụng & lĩnh vực sử dụng

Phân loại chi tiết theo iso

Hiện nay, tiêu chuẩn ISO 6743-99:2002 đã thay thế 6743-0:1981.

Hệ bôi trơn hở           1

Bôi trơn dạng băng

Truyền động bánh răng       6

Máy nén (kể cả máy lạnh và bơm chân không)   3

Động cơ đốt trong    15

Trục chính, ổ trục khớp nối            2

Dầu máng trượt         13

Hệ thủy lực    4

Gia công cơ khí kim loại     7

Cách điện

Các dụng cụ chạy bằng khí/hơi      11

Dầu truyền/tản nhiệt            12

Bảo vệ, chống mài mòn       8

Tuabin            5

Gia công nhiệt          14

Mỡ bôi trơn   9

Lĩnh vực sử dụng khác        10

Máy hơi nước

Tuy nhiên, do các điều kiện khách quan, nên tài liệu này vẫn dùng 6743- 0:1981 (với một số cập nhật).

Sự phân loại theo tiêu chuẩn ISO 6743-0:1981 (sau là 6743-99:2002) là sự phân loại tổng quan.

Để giúp người sử dụng dễ tra cứu, lựa chọn nhanh các loại dầu cần thiết, tổ chức ISO đã tiếp tục phân loại sâu thêm thành các nhóm nhỏ từ 1 đến 15, vd: ISO 6743-1:2002.

Tài liệu này chỉ xem xét một số nhóm trong tiêu chuẩn ISO 6743.

Tiêu chuẩn ISO 6743-1:2002 – phân loại theo nhóm a: hệ bôi trơn hở

Đối với các ứng dụng xả thẵng vào môi trường, dầu nhờn sử dụng phải tuân thủ luật pháp hiện hành của mỗi nước sở tại.

Đối với các ứng dụng như bánh rằng hở, cáp điện, băng chuyền cơ khí, ghi đường sắt, trục quay... Sử dụng mỡ bôi trơn mịn đến lỏng thì việc phân loại các loại mỡ bôi trơn này được qui định tại các tiêu chuẩn phân loại khác.

Tiêu chuẩn Iso 6743-2:1981 – phân loại theo nhóm F: trục & khớp nối

Theo agma (american gear manufacturers association)

Theo cách này, ngoài chỉ số nhớt (VI ≥ 90) và độ bền oxy hoá, phân loại AGMA còn đánh giá khả năng chống ăn mòn, chống rỉ, chống tạo bọt, đầy nước và độ sạch dầu. Đối với dầu có pha phụ gia chống kẹt xước còn đáng giá thêm khả năng chống kẹt xước và tính hoà tan của phụ gia.

*** EP: Extreme Pressure (Phụ gia EP được dùng với mục đích giảm mài mòn trên bề mặt các linh kiện, thiết bị chịu cực áp).