Phương Nam Co LTD
© 11/2/2025 - Vietnam12h.com Application

Đô thị ấn độ:

Lịch sử kiến trúc trung cổ Ấn Độ (bao gồm cả Pa-kystan ngày nay) có thể chia làm hai thời kỳ. Thời kỳ từ thế kỷ V đến thế kỷ XIII và thời kỳ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII. Thế kỷ  XIII giữa hai thời  kỳ  đó  đánh  dấu  bằng sự  xâm  chiếm  đất  nước Ấn  Độ  do các thế  lực phong kiến theo đạo Hồi ở các nước Trung Đông và Cận Đông tiến hành. Sau khi đã qua những thời gian phân tranh về chính trị và suy thoái về kinh tế vào thế kỷ III, của hai đế quốc thời nô lệ là Ari-dra ở phía Nam và Cu-sa-ma ở phía Bắc, Ấn Độ bước vào thời kỳ phát triển đầu thế kỷ V. Giai đoạn phát triển đó cũng bắt đầu trong hoàn cảnh ở châu Âu, chế độ nô lệ tan vỡ kéo theo những nền văn minh cổ kính và trung tâm của văn minh thế giới đã chuyển sang phía Đông. Trong các nước dẫn đầu có Ấn Độ là nước đã tiếp thu được khi tàng khoa học triết học, văn chương nghệ thuật thế giới thời tiền Trung Cổ.

Khác với Tây Âu, Ấn Độ chuyển vào xã hội phong kiến mà không có tách khỏi cơ sở kinh tế thời kỳ trước và nền văn hóa truyền thống cổ kính. Nền nông nghiệp lúa nước là đặc điểm kinh tế Ấn Độ dưới chế độ phong kiến. Cơ cấu xã hội là những cộng đồng nông nghiệp chia ra “vac-na”và “giai chi” , cộng đồng nông nghiệp đó là sức cản chính trên con đường phát triển chế độ nô lệ thời tiền cổ, còn dưới chế độ phong kiến thì nó đẩy lùi sự phát triển thành thị.

Những đổi thay xã hội giữa những thời kỳ nối tiếp nhau trong lịch sử đã không đạt một sức tàn phá nào để thay thế nền kinh tế và văn hóa Ấn Độ. Ở nhiều trung tâm tôn giáo đông người và giàu có, trên các đường giao lưu thương nghiệp xưa vẫn phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đối với thế giới bên ngoài việc giao lưu vẫn tăng cường ví như với I-ran, Trung Á,Vi-dăng-ty  và Trung Quốc.

Trước thế kỷ IX, thịnh trị thế lực phong kiến và những nhà tu hành đạo Bà la môn, đạo Phật được Ấn Độ giáo thay thế. Đạo “giai-na”(1) cũng cần đạo Phật nhưng không thịnh hành bằng và phát triển nhiều hơn trong các nhà buôn và người làm nghề thủ công lớn. Đạo Phật đã có thời thịnh trong giai cấp quyền quý Ấn Độ, rồi mất dần vị trí, để chuyển sang các nước phương Đông như Xây Lan, Miến Điện, Trung Quốc, Nhật Bản, v.v… Đồng thời ở Ấn Độ về cơ bản thôi không xây tháp, tu viện và đền kiểu Sai-chi-a nữa. Kiểu đền tượng trưng những quan niệm mới về thờ cúng các thần tượng đã trở thành những công trình kiến trúc đồ sộ thời trung cổ.

Vào đầu thế kỷ IX, gần như thôi không đục vào đá để có công trình kiến trúc mà đã bắt đầu xây dựng bằng đá. Vì chỉ xây bằng đá, những công trình tôn giáo (trừ vùng Rát-giơ- pu-ta-na) còn  công trình dân  dụng vẫn  như xưa xây  bằng vật  liệu  không vĩnh cửu  như gỗ, gạch, đất sét v.v… đá là một trong những nguyên nhân làm cho các công trình dân dụng thời trung cổ không còn được tới ngày nay.

Thời thịnh vượng của chế độ phong kiến (thế kỷ X, Xi) đã tập trung nhiều công của xây đền điện nói lên sức mạnh xã hội thời trung cổ. Kiến trúc đền điện đã thể hiện quan điểm triết học, tôn giáo và thẩm mỹ của chế độ. Từ thế kỷ III trước công nguyên đến thế kỷ XII sau công nguyên, các di tích kiến trúc của đạo Phật Bà la môn và Giai-na có khá nhiều để một số học giả đã phân loại theo kiến trúc tôn giáo.

Đành rằng đã phân loại kiến trúc trong lịch sử theo các tôn giáo khác nhau thì lại loại bỏ khu vực kiến trúc dân dụng và khu vực thành thị và do đó không phát hiện những mặt cơ bản của kiến trúc và những đặc trưng địa phương trong lịch sử kiến trúc. Mặt khác chúng ta đã hiểu rằng những công trình kiến trúc các tôn giáo khác nhau mà cũng xây trong những hoàn cảnh lịch sử như nhau thì thấy ít khác nhau về kiến trúc.

Nghiên cứu lịch sử xây dựng thành thị và kiến trúc dân dụng từ thế kỷ V đến thế kỷ XIII gần như không làm được nên chỉ nhận thức được phần nào qua thư tịch. Đến nay còn điều chưa giải được là truyền thống duy trì trong xây dựng thành thị là những gì, kể từ thời mai một đi một trong những nền văn hóa thành thị cổ kính nhất thế giới là văn hóa Ha-ra-pa, phát triển giữa các thế kỷ 30 – 15 trước công nguyên trên phần lốn đất đai Ấn  Độ và Pa-ky-stan, với những đặc điểm như trình độ trang bị kỹ thuật đô thị cao đối với thời bấy giờ, xây dựng nhà chia đều thành ô vuông vắn, nhà hia ba tầng bằng gạch nung, hệ thống cống toàn thành phố, bể nước và giếng công cộng v.v…

Nghiên cứu thư tịch để hiểu kiến trúc dân gian trung cổ là việc rất khó vì thời cổ và trung cổ Ấn  Độ không có thói quen ghi niên đại khi viết các thư tịch, cho nên việc xác định niên đại giữa các nhà nghiên cứu có khi khác nhau vài thế kỷ. Chưa nói thư tịch lưu lại do các tác giả là tăng ni đã viết theo quan điểm thần học và biểu tượng của tôn giáo.

Tuy nhiên điêu khắc và bích họa ở những di tích khác nhau đã được phát hiện như ở Xăn-xi hay At-giang-ta đã cho ta một khái niệm về hình thức kiến trúc bằng những vật liệu không bền vững xưa. Một số di tích kiến trúc dân gian ngày xưa như đền Ma-ma-la-pu-ran được vào đá nguyên phiến.

Những truyền thống cổ kính và sự hoàn chỉnh tay nghề trong kiến trúc đã nhờ vào tổ chức xã hội phân chia theo quan điểm sản xuất như “vac-na”và “gia tri” trong nông nghiệp và “se nhi” trong thủ công nghiệp; trong các tổ chức ấy tay nghề được nối rõ những kinh nghiệm thực tế và lý luận được truyền bá gọi là “Sin-pa-sa-stra” cho các nghệ nhân trong xây dựng, điêu khắc hội họa và thủ công nghiệp. Các điều hướng dẫn này đã truyền miệng, tuy các Sin- pa-sa-stra đã thành văn từ những năm trước công nguyên và đã thành kinh cho nghề kiến trúc và xây dựng từ thế kỷ VI sau công nguyên.

Những tổ chức chuyên nghiệp “se nhi”đi tìm việc khắp đất nước Ấn Độ, có khi xây dựng một công trình kéo dài không phải một đời người. Cứ như thế, nhiều công trình hệt như nhau về kiểu cách và hình thức được dựng lên ở những địa phương rất xa cách nhau, nhưng vẫn mang những đặc điểm riêng biệt của địa phương vê thiên nhiên, khí hậu, tập quán đời sống v.v…

Tuy tác động của Sin-pa-sa-stra và hoạt động của các “se-shi” đem lại một sự thống nhất nào đó trong kiến trúc của một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa của nhiều địa phương khác nhau cũng như điều kiện địa lý khí hậu khác nhau, nhưng cuối cùng phương thức xây dựng như vậy tuy sinh động và kiên định đã dẫn đến xu hướng bảo thủ trong kỹ thuật xây dựng và ngưng đọng sức sáng tạo nghệ thuật trong kiến trúc.

Một giai đoạn mới trong lịch sử kiến trúc Ấn Độ bắt đầu với chế độ phong kiến Hồi giáo

đã thịnh trị khắp nước, trừ vùng cực Nam, vào các thế kỷ XV – XVII. Với đạo Hồi xuất hiện nhiều kiểu công trình tôn giáo như lăng mộ, nhà thời tháp hình trụ theo những truyền thống đã quen thuộc với đạo Hồi ở Trung Á và I-ran.

Những cuộc chiến tranh không ngừng trong nội bộ cũng như chống ngoại xâm đã tác động đến quy mô to lớn xây dựng các công trình phòng ngự và các dinh cơ kiểu “pháo đài”.

Kiến trúc vẫn dẫn đầu các nghệ thuật khác nhưng đều không phải là trung tâm đời sống văn hóa nữa, mà là dinh cơ kiểu “pháo đài” cùng với các lăng mộ tượng trưng cho sự hùng cường của tầng lớp phong kiến thống trị.

Trong thời gian thịnh trị của phong kiến theo Hồi giáo trên đất nước Ấn Độ, từ sự cộng

tác với các nghệ nhân xây dựng và các nhà nghệ thuật tạo hình từ các nước láng giềng sang như Trung Á và I-ran, đã nẩy sinh nhiều công trình kiến trúc mang tính chất của những nền văn hóa khác nhau.

Những công trình vĩ đại đã nổi lên dưới thời 2 vương quốc theo hồi giáo là vương quốc

Xuyn-tan ở Đê-li (thế kỷ XIII – XIV) và đế quốc Mô-gôn (thế kỷ XVI – SVIII). Nhưng không kém phần vĩ đại là những công trình dựng vào các thế kỷ XV – XVI ở các xứ quân Hồi giáo không bị lệ thuộc như Gút-gia-ra-ta, Băng-gan, Hai-đa-ra-bát, Bít-gia-pua. Ở đấy, tuy gò ép vào những mẫu mực và kiểu cách của đạo Jslam, nhiều công trình độc đáo đã nổi lên với phong cách địa phương.

Vào thế kỷ XVI – XVIII, xứ quân Ra-giơ-pu-tan là địa phương không bị lệ thuộc đã trở thành trung tâm văn hóa Bắc Ấn, sau khi đế quốc Mô-gôn suy vong, nhiều dinh thự và thành quách đã được xây dựng.

Cho đến thế kỷ XIX, ở bờ biển Cô-rô-măng-đen cực Nam Ấn Đọ, dưới quyền lực phong kiến Ấn và các nhà tu hành Bà la môn, đã phát triển sự nghiệp xây dựng các quần thể đền kỳ vĩ ngang tầm vóc thành phố.

Vào đầu thế kỷ XVIII, khi thực dân Châu Âu xâm nhập vào Ấn Độ, đã xuất hiện nhiều kiểu, nhiều hình thức công trình như nhà thời đạo Gia tô, dinh thự kiẻu Gô tích, phục hưng hay cổ điển. Trong số các công trình đầu tiên thực dân xây phải nói đến những pháo đài xây thế kỷ XVII ở bờ biển Ấn Độ như Ma-đờ-rát, Bom-bay, Cam-cút-ta, Pông-đi-sê-rít.

 

Chế độ phong kiến với sự phân chia đẳng cấp kéo dài cùng với các cuộc chiến chinh phân tranh nội bộ không dứt dẫn đến sự suy thoái, có lợi cho chủ nghĩa thực dân châu Âu, đã đánh phá cướp bóc nhân dân Ấn Độ một thế kỷ, cuối cùng dẫn đến chế độ thuộc địa Anh và bắt đầu một giai đoạn mới trong lịch sử kiến trúc Ấn Độ.