Giải pháp bố cục chung
Diện - Mảng (Tường - Trần)
Một tuyến trải dài theo một hướng sẽ tạo thành một diện. Diện có chiều dài và chiều rộng nhưng không có chiều sâu.
Tường là diện bao quanh, tạo thành không gian nội thất trong nhà một cách tích cực nhất, có tác dụng để đỡ sàn và mái, liên hệ không gian giữa nội thất và ngoại thất, đóng vai trò lọc không khí và lọc ánh sáng.
Nền là chỗ tựa (đỡ) cho hoạt động của con người bên trong ngôi nhà, là nền tảng của cấu trúc kiến trúc, tuỳ trường hợp mà nâng cao ít hay nhiều.
Trần để bảo vệ kiến trúc chống lại các điều kiện khí hậu, hĩnh thức được quyết định bởi cấu trúc của mái.
Các thành phần tường, nền, trần được thiết kế thích hợp trong kiến trúc.
Thiết kế đường nét chi tiết nội thất trong nhà
Đường chu vi và đường bao là những đặc điểm của một diện, do đó một diện xuất hiện từ những đường biên, được thiết kế góc nhìn từ chính diện hoặc phối cảnh.
Những đường thảng theo chiều thảng đứng dùng để chịu tải, và có một sức mạnh ý tưởng đặc biệt tượng trưng nào đó.
Những đường thẳng nằm ngang gây cảm giác cân bằng, yên tĩnh, dàn trải.
Những đuờng nghiêng gây cảm giác nhấn mạnh.
Thiết kế kiến trúc không gian nội thất trong nhà hài hoà đồng nhất
Tỷ lệ không gian 3 chiều (kích thước dài, rộng, cao)
Kích thước khống gian bên trong có quan hộ trực tiếp đến các hệ thống kết cấu, kiến trúc và kích thước các bộ phận.
Kích thước chiều ngang, chiều dài của không gian cũng bị hạn chế tuỳ theo nhu cầu và theo từng trường hợp. Chiều rộng và chiều dài của không gian góp phần xác định sự cân đối của hình thức mặt bằng căn phòng.
Một căn phòng hình vuông có tính cách ổn định về chất và thường có tính cách riêng. Sự cân bằng của bốn cạnh làm cho trung tâm căn phòng trở thành tiêu điểm.
Khi chiều dài lớn gấp hai chiều rộng, nó có vẻ trội hơn hẳn chiều rộng, hạn chế cách bố trí và cách sử dụng căn phòng. Trong trường hợp này, không gian có thể chia ra nhiều phần riêng rẽ nhưng vẫn liên quan đến nhau. .
Cả không gian hình vuồng lẫn không gian hình chữ nhật đều có thể thay đổi bằng cách thêm vào, bớt đi hay hoà lẫn với không gian xung quanh nhằm tạo ra một góc lớn hoặc nhấn mạnh một vị trí nào đó.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy hình chữ nhật có tỷ lệ vàng là hình chữ nhật có tỷ lệ các cạnh 1:1,618. Từ hình chữ nhật này ta có thể chia thành một hình vuông và một hình chữ nhật có tỷ lệ vàng khác và cứ tiếp tục như vậy mãi. (Hình 14).
Đặt con ngưòi vào khung cảnh chung của kiến trúc nội thất ta sẽ thu được cảm giác do kiến trúc gây ra:
Con người đứng cạnh một ngôi nhà xinh xắn có cảm giác gần gũi.
Giữa sa mạc mênh mông con người trở nên bé nhỏ giữa các khối kim tự tháp đồ sộ, các khối đó làm cho chúng ta có cảm giác hoành tráng.
Những đối tượng để đưa ra so sánh:
Con người và kích thước của công trình kiến trúc.
Các đồ vật có kích thước con người quen nhận biết.
Khung cảnh xung quanh công trình kiến trúc
Thiết kế nội thất trong nhà theo tỷ lệ đặc, rỗng (tường, cửa đi, cửa sổ, cửa thoáng)
Các mặt sàn, trần, tường, cùng tạo lập nên một khoảng không gian riêng biệt. Mặt tường thường làm ranh giới phân chia khống gian và giới hạn tầm nhìn. Việc mở các cửa sổ, của đi ở trên mặt tường tạo nên sự giao lưu với bên ngoài cho cãn phòng.
Cửa đi để tạo lối đi từ không gian này sang không gian khác, cửa ra vào được thiết kế quá lớn sẽ làm giảm tỷ lệ cần thiết của mảng tường, nhưng cửa căn phòng lại làm tăng cường sự liên kết với không gian xung quanh. Số Lượng cửa và vị trí của cửa sẽ quyết định việc hình thành các luồng di chuyển trong không gian và sự sắp xếp đồ đạc.
Cửa sổ tạo điều kiện cho ánh sáng và không khí tự nhiên tràn vào không gian bên trong của công trình, đồng thời giúp ta thấy được cảnh quan bên ngoài công trình hay những khống gian khác. Các cửa sổ trên bức tường mở ra không gian ngoại thất nhưng vẫn giữ được ranh giới mà bức tường đã tạo ra. Các cửa sổ lớn và những bức tường kính làm giảm sự cách biệt giữa không gian bên trong với bên ngoài.
Các ô cửa sổ ngăn cách giữa không gian bên trong công trình có thể tạo nên sự mở rộng khồng gian bao quanh nó.
Hình thức phụ thuộc vào nội dung công năng, giá trị thẩm mỹ được thể hiện ở các chi tiết kiến ưúc, đại diện cho vẻ đẹp tồn tại độc lập với kết cấu và công năng thực dụng của công trình.
Đánh giá thẩm mỹ là công việc có định hướng cụ thể nhằm vào sự toàn vẹn của hình thức đối tượng, chỉ ra phương thức tổ chức và sáng tạo đối tượng trong bối cảnh văn hoá môi trường.
Hình thức phục vụ cho hoạt động và đời sống tinh thần của con người như đại diện cho giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ.
Công trình phải đảm bảo bền vững, tiện lợi và đẹp.
Yêu cầu kinh tế phải quán triệt ngay từ khâu thiết kế cho đến thi công và quản lý.
Cần chú ý lựa chọn các vật liệu hoàn thiện phù hợp với yêu cầu, dễ kiếm, dễ sán xuất bằng phương pháp công nghiệp hoá. Các vật liệu đắt tiền, không phù hợp với yêu cầu, cầu kỳ trong xây dựng chưa chắc đã mang lại hiệu quả nghệ thuật.