Phương Nam Co LTD
© 17/7/2024 - Vietnam12h.com Application

Thép cấu tạo và hệ giằng mái trong thi công nhà tiền chế

Cấu tạo cốt thép dọc

Để cấu tạo cốt thép dọc trong cột nhà tiền chế, cần nắm vững những yêu cầu về thi công cấu tạo của cấu kiện chịu nén nhà tiến chế. Khi cạnh cột từ 40 cm trở lên, đường kính cột dọc không nên lây dưới 16 mm. Khoảng cách giữa hai mép trong của cốt thép không dưới 30 mm nếu đổ bêtông cột theo phương ngang. Thi công cốt thép dọc trong cột nhà tiến chế có thể đặt kéo dài suốt từ phần cột trên xuống phần cột dưới hoặc có thể tách rời, lúc đó cột thép phân cột dưới kéo lên ngang mép trên vai cột còn cốt phần cột trên kéo xuông quá mép trên vai cột một đoạn không nhỏ hơn 30d. Khi cột thép ở môi cạnh có trên hai thanh thi không liên cắt tất cả cột thép tại một tiêt diện mà nên căt ơ hai tiêt diện cach nhau khoảng 20 - 30d (d - đường kính cốt thép ).

Khi chiều cao tiết diện cột lớn  hơn 50 cm thì ở khoảng giữa chiều cao tiết diện cần đặt cốt dọc cấu tạo có đường kính 12 - 14mm, khoảng cách giữa các thanh không quá 40 cm.

Cấu tạo thép cốt đai trong thi công cột nhà tiến chế

Đường kính của cốt đai không bé hơn 0, 25 d1. Klioảng cách giữa các cốt đai không lớn hơn lỗ d2 và không lớn  hơn cạnh của cột (d1 - đường kính lớn nhất của cốt dọc ; d2 - đường kính bé nhất của cốt dọc ).

Hình thức cốt đai phải chọn để sao cho cứ cách một cốt dọc lại có ít nhất một cốt dọc nằm vào góc cốt đai. Khi cạnh 6 không quá 40cm và trên mỗi cạnh đặt không quá bốn thanh cốt dọc thì cho phép chỉ đặt một loại cốt đai cơ bản ôm lấy cốt dọc. 

Cấu tạo cốt thép trong cột

Lưới thép gia cố đầu cột nhà tiền chế

Ở đầu trên và đầu dưới cột thường cần phải thi công các lưới ngang gia cố. Lưới này làm bằng dây thép d - 5 - 6 mm, khoảng cách các thanh khoảng 5cm. Mỗi đầu cột đặt ít nhất bốn lưới. Khoảng cách giữa các lưới thường từ 50 đên 100 mm. Các lưới được đặt trong một đoạn cột dài 20d, Các thanh ngoài cùng của lưới phải nằm ngoài các cốt dọc.

Các chi tiết đặt sẵn để liên kết

Ở đỉnh cột cần cấu tạo chi tiết đặt sẵn để liên kết với kết cấu mang lực mái. Dùng tấm thép dày 8 –l0mm hàn vào bốn thanh neo bằng thép có gò, đường kính 14 - 16 mm. Chiều dài thanh neo không bé hơn 15d. cần phải đặt sẵn bulôngchôn vào chân cột ( xuyên qua tấm thép đệm ) để liên kêt cột với kêt cấu mái. Trục bulông cách trục phân chia 150mm.

Trên vai cột đặt tấm thép để liên kết với dầm cầu trục. Tấm thép này cũng được neo vào cột bằng các thanh thép neo. Trên mặt bên cột, ở ngang cánh của dầm cầu trục cần đặt tấm thép để liên kết cánh dầm cầu trục vào cột.

Ở cột biên, khi tường dọc xây bằng gạch thì trong cột cần đặt cốt thép neo tường. Dùng các thanh thép đường kính 6mm chôn vào cột và chừa ra phía ngoài cột một đoạn 10-15 cm để neo vào tường gạch. Các thanh này đặt cách nhau khoảng từ năm đến bẩy lốp gạch. Trên hình 1.5.1 thể hiện cách cấu tạo và bố trí cốt thép trong cột.

Thi công cấu tạo hệ giằng của nhà thép tiền chế

Hệ giằng trong nhà thép tiền chế một tầng lắp ghép có tác dụng đảm bảo ổn định và bất biến hình của ngôi nhà, truyền lực hãm của cầu trục và tải trọng gió lên các kết cấu chịu lực. Trong nhà thép tiền chế một tầng cần cấu tạo các hệ giằng đứng và hệ giằng ngang.

Hệ giằng đứng đầu dàn

Dầm mái ( hoặc dàn mái) được nội với đầu cột và liên kết với panen mái thông qua các tấm thép đệm, độ cứng của các mối nối này khá nhỏ. Dưới tác dụng của tải trọng gió lên đầu hồi, dầm dàn mái có thể bị đổ ra bên ngoài mặt phang của nó. Vì thế cần phải cấu tạo một hệ giằng đứng đặt ở đầu kết cấu mái. Hệ giằng này gồm có hai dàn giằng đặt ở gian đầu hồi. và sát khe nhiệt độ. Dàn giằng thường được cấu tạo bằng thép góc nhưng cũng có khi dùng loại dàn bêtông cốt thép. Ở các bưốc cột giữa dùng các thanh chông liên kết các đầu cột theo phương dọc nhà. Đối với nhà nhiều nhịp, ở hàng cột giữa có thể bố trí một hệ giằng đứng cho cả hai hệ thống đầu dầm ( hoặc dàn ) nhưng phải chú ý không được làm cho dầm mái ( hoặc dàn mái ) trở thành dầm hoặc dàn liên tục.

Sơ đổ bố trí hệ giằng

a) hệ giằng đứng đầu dàn ; b) hệ giằng ngang ở cánh hạ ; hệ giằng ngang ở cánh thượng ; d) hệ giằng cửa mái ;

1 - giằng cánh hạ ; 2 - thanh chống ; 3 - giằng cánh thượng ; 4 - giằng đứng đầu dàn ; 5 - giằng cột; 6 - giằng cửa mái ; 7 - khung cửa mái.

Thi công hệ giằng đứng của cột nhà tiền chế

Dưới tác dụng của lực hãm dọc của cầu trục và lực gió tác dụng vào đầu hồi, cột có thể có biến dạng lớn . Vì thế cần phải cấu tạo một hệ giằng đứng của cột tạo cho khung dọc một ô cứng để chịu các lực xô theo phương dọc nhà. Hệ giằng này thường bằng thép và được bố trí ở ô giữa của một khối nhiệt độ. Nó có thể có dạng hai thanh chéo hoặc dạng cổng để thuận tiện giao thông theo phương ngang nhà.

Hệ giằng ngang ở thanh cánh hạ của dàn nhà tiền chế

Hệ giằng cánh hạ của dàn liên kết cánh hạ của hai dàn mái ngoài cùng thành một dàn cứng để làm chỗ tựa cho cột sườn tường đầu hồi. Hệ giằng nhà tiền chế này thường thi công bằng thép, nó có tác dụng truyền lực gió của tường đầu hồi vàò hai khung dọc hai bên.

Hệ giằng ngang ỏ cánh thượng của dàn nhà tiền chế

Hệ giằng này có tác dụng giữ ổn định ngoài mặt phẳng dàn của thanh cánh thượng. Trong nhà tiền chế không có cửa mái, nếu dùng panen mái cỡ lớn hàn vào dàn mái là một miếng cứng, thì không cần phải bô trí hệ giằng ở thanh cánh thượng. Trong nhà có cửa mái chạy ra tận đầu hồi thì cần phải bố trí hệ giằng ở hai đầu của khối nhiệt độ và các thanh chống nối đỉnh các dàn còn lại với nhau. Nếu cửa mái không chạy ra tới đầu hồi thì hệ panen mái của các gian đầu hồi đã là miếng cứng do đó không cần cấu tạo hệ giằng cứng ở gian đầu mà chỉ cần đặt các thanh chống nối đỉnh của dàn có cửa mái vào hai khối cứng ở hai đầu.

Nếu thi công tấm mái cỡ nhỏ đặt lên xà gồ thì bản thân hệ mái không phải là miếng cứng ngay cả trong trường hợp không có cửa mái, do đó để đảm bảo độ cứng cho mái và cho toàn nhà cần phải bố trí hệ giằng ngang này ở hai gian đầu hồi của khối nhiệt độ và thanh chống đỉnh nóc nối đỉnh các dàn còn lại.

Hệ giằng cửa mái nhà tiền chế

Độ cứng và Ổn định củá hệ khung cửa mái được đảm bảo nhò hệ giằng cửa mái. Hệ giằng này gồm có giằng thẳng đứng và giằng nằm ngang ở hai đầu của khối nhiệt độ.