Theo phương pháp thi công xây dựng khung bêtông cốt thép nhà đẹp có thể phân thành:
Khung bêtông cốt thép nhà ở toàn khối: các bộ phận dầm cột đều đổ tại chỗ .
Khung bêtông cốt thép nhà ở lắp ghép: các cấu kiện chế tạo trong xưởng, hoặc sân lộ thiên sau đó lắp ghép ở hiện trường (hình 4.5).
Thi công xây dựng khung "lắp ghép - toàn khối hóa" (bán lắp ghép) nhà ở đẹp với một bộ phận chế tạo trong xưởng, một bộ phận đổ tại chỗ hoặc các cấu kiện được chế tạo đúc sẵn không hoàn toàn, khi lấp chúng sẽ đổ tại chỗ thêm để "toàn khối hóa"
Thiết kế xây dựng với khung nhà đẹp bêtông cốt thép toàn khối (đổ tại chỗ)
Khung bêtông cốt thép toàn khối còn gọi là khung đúc liền có thể dùng cốt thép tròn hoặc cốt thép hình. Khung bêtông cốt thép hình là tổng hợp của khung thép và khung bêtông , ưu điểm của nó là tcc xây dựng dễ dàng, tiết diện nhỏ gọn thẩm mỹ đẹp cho nên đối với các nhà cao tầng nó là một loại kết cấu tương đối lý tưởng. Đối với các nhà 15 - 20 tầng nên làm khung bêtông cốt thép tròn (cốt thép thông thường); các nhà 20 - 30 tầng trở lên nên dùng khung bêtông cốt thép hình.
Xây dựng bước cột của nhà khung bêtông cốt thép, thông thường từ 4 đến 8 m khi cần thiết có thể lớn hơn nữa, nên căn cứ vào yêu cầu kiến trúc và việc so sánh về kinh tế kỹ thuật để lựa chọn bước cột.
Hình 4.5b, c. Khung BTCT lắp ghép, cột có tai (côngxon)
Hình 4.5d. Khung BTCT lắp ghép có hệ thống dầm kép . 4.5e. Khung BTCT không dầm
Tiết diện của khung có thể là hình chữ T, chữ thập (+) hoặc hình chữ nhật, hình vuông, tròn. Xây dựng các nhà nhiều tầng, đo nhà tương đối cao, bảo đảm để nhà có độ ổn định và độ cứng lớn là mội yêu cầu rất quan trọng. Để tăng độ cứng và độ ổn định bêtông cốt thép dầm và cột phải liên kết với nhau thật tốt; đồng thời chỗ tiếp giáp với cột tiết diện của dẩm thường mở rộng thành nách dầm (khi dầm có khẩu độ lớn).
Trong đai đa số trường hợp khung và sàn đổ toàn khối đã có đủ khả năng bảo đảm độ cứng không gian của khung. Do dó trong độ cao khoảng 10-12 tầng, khung bêtông cốt thép toàn khối không cần thiết kế giằng chống gió. Đối với nhà cao hơn nửa cần căn cứ vào tính toán kết cấu để quyết định có nên bổ sung giằng chống gió hay không. Khi cần thiết kế giằng chống gió để tăng độ cứng của khung có thể bố trí những thanh chống chéo trong tường ngang của nhà hay tạo ra những vách cứng bằng BTCT (toàn khối hay lắp ghép).
Khung toàn khối có ưu điểm là độ bền vững và độ cứng rất cao tuy nhiên nó có những nhược điểm nổi bật là phải làm cốp pha do đó tốn rất nhiều gỗ, phải đổ bêtông ướt, phải dưỡng hộ bêtông sau một thời gian mới dỡ cốp pha cho nên thường hay kéo dài thời gian thi công xây dựng nhà đẹp.
Những nhược điểm này sẽ được khắc phục khi dùng khung bêtông cốt thép lắp ghép hay bêtông lắp chép - toàn khối hoá.