Phương Nam Co LTD
© 12/2/2025 - Vietnam12h.com Application

Thiết kế lập báo giá xây dựng móng nhà phần thô

Thiết kế lập báo giá xây dựng móng nhà phần thô

Nền đất tự nhiên cho Thiết kế lập báo giá xây dựng móng nhà phần thô có chiều dày và chỉ tiêu cơ lý các lớp như sau:

Lớp đất Trồng trọt         dày = 0.7(m); γw = 17(kN/m3);

Lớp đất Cát pha dày = 10(m); γw = 19.1 (kN/m3); γh = 26.7(kN/m3); W(%) = 26 ; WP (%) =24 ; φII (o) = 18; cII (kPa)= 20

Thiết kế Móng nông nhà cấp 4, nhà phố 2 tầng  trên nền thiên nhiên, đáy móng ở cos -1,95m. Phần thô nhà cấp 4, nhà phố 2 tầng  khung bê tông cốt thép tôn nền trong nhà cao hơn ngoài nhà 0,45 m, trọng lượng riêng của đất tôn nền γ tn = 17kN/m3. Xác định giá trị cường độ tính toán của nền cho móng giữa có kích thước lxb = 2,2x1,8 m và móng biên có kích thước lxb = 2,0x1,6 m khi mực nước ngầm nằm dưới mặt đất tự nhiên :

a)       1,2 m

b)      4 m

Thiết kế lập báo giá xây dựng móng nhà phần thô với Mực nước ngầm nằm dưới mặt đất tự nhiên 1,2 m.

Xác định các chỉ tiêu vật lý của lớp cát pha cần cho tính toán.

Độ sệt: IL = (W –WP) /(WL  - WP ) = (26 - 24) (30-24) = 0, 33

Hệ số rỗng: e = [γh ( 1 +W) / γw ]-1 =[26,7(1 +0,26) /119.1] = 0, 761

Trọng lượng riêng đẩy nổi: γdn= ( γh – γn ) /(1+e) = ( 26.7 – 10)/ (1+0.761) = 9, 48 kN/m3

Cường độ tính toán của nền: R = [m1m2 / ktc ] * (Ab γII  + Bh γ’II  + D cII – γ’II ho) 

h0 = 0 vì không phải móng dưới tầng hầm,

m1 = 1,2 : đáy móng đặt trên cát pha có IL = 0,33 < 0,5 (tra Bảng 2.1) m2 = 1,0 : khung bê tông cốt thép là kết cấu mềm (tra Bảng 2.1)

ktc = 1,0 : các chỉ tiêu cơ lý được xác định bằng thí nghiệm trực tiếp đối với đất

γ’II = γdn2 = 9, 48 kN/m : đất cát pha ở tại đáy móng nằm dưới mực nước ngầm

cII = 20 kPa : đáy móng đặt trên nền cát pha

φII  = 18o tra Bảng 2.2 có: A = 0,43 ; B = 2,72 ; D = 5,31

Móng giữa chiều sâu chôn móng 2 bên bằng nhau h = 1,95 m

γ’II = (Σ i=1 γi hi )/h = (0.45 γtn  + 0.7 γw1  + 0.5 γw2  – 0.45 γdn2  )/1.95

= (0.45*17 + 0.7*17+0.5*19.1 + 0.3*9.48) / 1.95 = 16,61 kN/m3

R = (1, 2*1/1)(0, 43*1,8*9, 48 +2,72*1,95*16,61+5,31*20)= 242,36 kPa

Móng biên chiều sâu chôn móng bên trái htr = 1,5 m , bên phải hph = 1,95 m

h = min(htr , hph) = 1,5 m

γ’II = (Σ i=1 γi hi )/h = (0.7 γw1  + 0.5 γw2  + 0.3 γdn2  )/1.5

= (0,7*17 +0, 5*19,1 +0, 3*9, 48)/ 1,5 = 16,19 kN/m3

R = (1, 2*1/1)(0, 43*1,6*9, 48 +2,72*1,95*16,61+5,3*1*20)= 214,83 kPa

Mực nước ngầm nằm dưới mặt đất tự nhiên 4 m.

γII = γw2 =19.1(kN/m3); đất cát pha ở tại đáy móng nằm trên mực nước ngầm

Móng giữa chiều sâu chôn móng 2 bên bằng nhau h = 1,95 m

γ’II = (Σ i=1 γi hi )/h = (0.45 γtn  + 0.7 γw1  + 0.8 γw2  )/1.95

= (0.45*17 + 0.7*17+0.5*19.1 + 0.8*1.91) / 1.95 = 18,09 kN/m3

R = R = (1, 2*1/1)(0, 43*1,8*19.1 + 2,72*1,95*18.9 + 5,31*20) = 260,74 kPa

Móng biên chiều sâu chôn móng bên trái htr = 1,5 m , bên phải hph = 1,95 m

h = min(htr , hph) = 1,5 m

γ’II = (Σ i=1 γi hi )/h = (0.7 γw1  + 0.8 γw2 )/1.5

= (0,7*17 +0, 5*19,1)/ 1,5 = 18,12 kN/m3

R = (1, 2*1/1)(0, 43*1,6*19,1 +2,72*1,95*18,12+5,31*20)= = 232,25 kPa

Xác định giá trị R sử dụng bảng tra, thiết lập báo giá xây dựng phần móng nhà thô:

Có thể xác định R của đất nền dưới móng có bề rộng b, chôn sâu h theo cường độ tính toán quy ước R0 của đất nền ứng với móng có bề rộng b1=1m, h1=2m tra Bảng 2.3, 2.4, 2.5, 2.6 phụ thuộc trạng thái của đất, loại đất.

Khi h ≤ 2m :

R= R0[1+(k1(b-b1)/b1)] * ((h+h1)/2h1)

Khi h > 2m :

R= R0[1+(k1(b-b1)/b1)] + k1 γ’II  (h - h1)

b, h: Bề rộng và chiều sâu chôn móng thực tế

k1, k2: Hệ số kể đến ảnh hưởng của bề rộng móng và độ sâu chôn móng.

k1= 0,125 cho nền đất hòn lớn và đất cát; 0,05 nền cát bụi và đất sét.

k2= 0,25 cho nền đất hòn lớn và đất cát; 0,2 nền cát pha và sét pha; 0,15 nền sét.

Chú ý:

Xác định R sử dụng bảng tra có độ chính xác không cao chỉ áp dụng khi không có đủ số liệu để tính theo các chỉ tiêu cơ lý.

Bảng 2.3 Áp lực tính toán quy ước Ro trên đất hòn lớn và đất cát

(Phạm vi sử dụng xem ở điều 3.59 TCXD 45-78)

Loại đất      Ro (kPa)

Đất hòn lớn --> Đất cuội (dăm) lẫn cát Ro = 600 (kPa).

Đất hòn lớn --> Đất sỏi (sạn) từ những mảnh vụn Ro = 600 (kPa).

Đất hòn lớn --> Đá kết tinh Ro = 500 (kPa).

Đất hòn lớn --> Đá trầm tích Ro = 300 (kPa).

Đất cát --> Cát thô không phụ thuộc độ ẩm; Chặt Ro = 600 (kPa). Chặt vừa R= 500 (kPa).

Đất cát --> Cát thô vừa không phụ thuộc độ ẩm; Chặt Ro = 500 (kPa). Chặt vừa R= 400 (kPa).

Đất cát --> Cát mịn: ít ẩm Chặt Ro = 400 (kPa). Chặt vừa R= 300 (kPa).

Đất cát --> Cát mịn: ẩm và no nước Chặt Ro = 300 (kPa). Chặt vừa R= 200 (kPa).

Đất cát --> Cát bụi; ít ẩm Chặt Ro = 300 (kPa). Chặt vừa R= 250 (kPa).

Đất cát --> Cát bụi; ẩm Chặt Ro = 200 (kPa). Chặt vừa R= 150 (kPa).

Đất cát --> Cát bụi; no nước Chặt Ro = 150 (kPa). Chặt vừa R= 100 (kPa).

Bảng 2.4 Áp lực tính toán quy ước Ro trên đất sét (không lún ướt)

(Phạm vi sử dụng xem ở điều 3.46 TCXD 45-78)

Chú thích:

Đối với đất sét có các giá trị trung gian e và IL cho phép xác định trị số Ro bằng cách nội suy lúc đầu theo e đối với các trị IL = 0 và IL = 1 sau đó theo IL giữa các trị số Ro đã tìm đối với IL = 0 và IL = 1.

Bảng 2.5 Áp lực tính toán quy ước Ro trên nền đất lún ướt

(Phạm vi dùng xem ở điều 4.9 TCXD 45-78)

Chú thích:

1.       Trong bảng 2.5, tử số là giá trị Ro thuộc đất lún ướt cấu trúc tự nhiên có độ no nước G ≤ 0,5 và khi không có khả năng thấm ướt chúng. Mẫu số là giá trị Ro thuộc đất như trên nhưng có độ no nước G ≥ 0,8 và đất có độ no nước bé khi có khả năng thấm ướt chúng.

2.       Đối với đất lún sụt có các giá trị γk và G trung gian thì Ro xác định bằng nội suy.

Bảng 2.6 Áp lực tính toán quy ước Ro trên nền đất đắp đã ổn định

(Phạm vi dùng xem ở điều 10.6 TCXD 45-78)

Chú thích:

1.       Trị số Ro ở bảng 2.6 là của các móng có độ sâu đặt móng h1 =2m. Khi độ sâu đặt móng h < 2m giá trị Ro sẽ giảm bằng cách nhân với hệ số:  k (h+h1)/2h1

2.       Trị số Ro ở 2 điểm sau cùng trong bảng 2.6 là thuộcvề đất rác và phế liệu sản xuất có chứa tạp chất hữu cơ không quá 10%.

3.       Đối với các bãi thải và nơi đổ đất và phế liệu sản xuất chưa ổn định thì trị số Ro lẩy theo bảng 2.6 với hệ số 0,8.

4.       Đại lượng Ro đối với các giá trị trung gian của G từ 0,5 đến 0,8 cho phép xác định bằng nội suy.

Bước 3: Xác định kích thước sơ bộ đáy móng lập báo giá xây dựng móng nhà cấp 4, nhà phố phần thô

Am = [N0tc /( R- γtb*h) ]*m

N0tc ; tải trọng nén tiêu chuẩn tác dụng tại đỉnh móng

γtb ; trọng lượng riêng trung bình của móng và đất trên móng, γtb =  20 ÷ 22 kN/m3. Trường hợp không có đất trên móng, ví dụ móng tầng hầm có đỉnh móng trùng mặt sàn..., γtb lấy là trọng lượng riêng của vật liệu làm móng áp lực tiêu chuẩn lên nền do trọng lượng của móng và đất trên móng gây ra

m  ; Hệ số kể đến ảnh hưởng của mômen. Móng chịu tải lệch tâm m tỷ lệ với độ lệch tâm của tải trọng tiêu chuẩn tại đáy móng. Thường chọn sơ bộ m = 1,1 ÷  1,7

Bước 4: Tính lại giá trị b báo giá xây dựng móng nhà cấp 4, nhà phố phần thô

b = √(Am/ k) (2.5)

k = l/b tỷ số cạnh dài trên bề rộng của đáy móng.

Trị số k ảnh hưởng đến tỷ lệ diện tích cốt thép theo 2 phương, k hợp lý khi diện tích cốt thép yêu cầu/1m dài móng theo 2 phương xấp xỉ nhau. Do chưa biết b nên ban đầu thường chọn k = 1,1 ÷ 1,3.

Chú ý:

Không cần thiết phải tính lặp cho đến khi giá trị b tính được ở bước 4 xấp xỉ bằng b giả thiết ở bước 1 vì ta chưa biết chính xác giá trị của hệ số kể đến ảnh hưởng của mômen m. Giá trị b hợp lý thường rất gần giá trị b tính được.

Chọn b --> l = k.b . Chú ý trị số l, b làm tròn theo đơn vị cm

Bước 5: Kiểm tra điều kiện áp lực tiêu chuẩn tại đáy móng

Thi công Móng nhà cấp 4, nhà phố phần thô, chịu tải lệch tâm một phương:

ptctb  ≤ R

ptcmax  ≤ 1.2R

ptcmin  ≥  0

Thiết kế xây dựng Móng nhà cấp 4, nhà phố phần thô chịu tải lệch tâm hai phương điều kiện ptcmax  ≤ 1.2R được thay bằng điều kiện ptcmax  ≤ 1.5R (mục 3.47TCXD 45-78).

Móng cột nhà xưởng phần thô có cầu trục với sức nâng ≥ 750 kN, móng cột các đường cầu trục ngoài trời với cầu trục có sức nâng tải > 150 kN hoặc trường hợp đất yếu thì yêu cầu:

ptcmin  / ptcmax  ≥ 0,25.

Khi trong thành phần tải trọng có tải trọng lắp ráp hoặc tải trọng đặc biệt có thể cho phép ptcmin  < 0 với điều kiện phần diện tích đáy móng bị tách khỏi nền (có trị số ptcmin  < 0 theo công thức Sức bền vật liệu) không vượt quá 25% tổng diện tích đáy móng.

Để tận dụng tối đa khả năng làm việc của nền trong giai đoạn biến dạng tuyến tính, kích thước đáy móng được chọn sao cho ở điều kiện khó đạt nhất trong 3

điều kiện ở (2.6) vế trái ≈ vế phải. Tức là ptcmax  ≈ 1.2R  ptctb  ≈ R  (chênh nhau không quá 5%) hoặc ptcmin  ≈ 0 .

Giả thiết móng cứng (không bị uốn) và coi áp lực lên nền phân bố tuyến tính, sử dụng công thức Sức bền vật liệu:

ptcmax  = (N0tc /lb)(1+6e1/l + 6eb/l ) + γtb h

ptcmin  = (N0tc / lb) (1-6e1/l - 6eb/l ) + γtb h

Hình 2.9 Móng chịu tải lệch tâm 2 phương

Mtcox , Mtcoy , Qtcox , Qcoy : lần lượt là trị số các mômen và lực ngang tiêu chuẩn tại đỉnh

e1 = (Mtcox + Qtcox hm) / N0tc ; eb = (Mtcoxy + Qtcoy hm) / N0tc

Nếu một trong các điều kiện của (2.6) không thoả mãn thì căn cứ vào kết quả kiểm tra điều chỉnh lxb --> tính R, ptcmax  , ptcmin  Kiểm tra lại. Lặp quá trình trên cho đến khi chọn được cặp lxb hợp lý.

Bước 6: Kiểm tra điều kiện áp lực lên lớp đất yếu

Nếu trong phạm vi chiều sâu chịu nén của nền, ở chiều sâu H* kể từ đáy móng, có lớp đất có độ bền nhỏ hơn độ bền các lớp bên trên (dựa trên trị số E, φ , c trạng thái vật lý) như Hình 2.10, kích thước móng phải được kiểm tra theo điều kiện:

σglz=H*   + σbtz=h+H*   ≤  Rđy (2.8)

 

Hình 2.10 điều kiện áp lực lên lớp

σglz=H*   và σbtz=h+H*   lần lượt là ứng suất gây lún và ứng suất bản thân tại đỉnh lớp "đất yếu".

Rđy: Cường độ tính toán của nền "đất yếu":

Rđy = (m1 m2/ ktc)( Ab γII  + Bhy γ’II  + D cII )

A, B, Dhệ số tra bảng theo góc ma sát trong φII của "đất yếu",

cII - lực dính đơn vị của "đất yếu",

γII -  trọng lượng riêng hiệu quả của đất đỉnh lớp "đất yếu",

hy  là độ sâu chôn móng quy ước, hy = h +H* cho trường hợp móng không nằm trong phạm vi tầng hầm và móng dưới tầng hầm có bề rộng tầng hầm b ≤ 20 m (không xét đến ảnh hưởng của tầng hầm vì việc thi công tầng hầm ít ảnh hưởng đến trạng thái ứng suất-biến dạng của nền tại mặt lớp "đất yếu"), trường hợp bề rộng tầng hầm >20 m, hy được tính từ mặt trên sàn tầng hầm đến đáy móng.

γ’II  - trọng lượng riêng hiệu quả trung bình của đất trong phạm vi hy.

h   chiều sâu chôn móng kể từ đáy móng được xác định như Hình 2.8.

Bề rộng móng quy ước by được rút ra trên cơ sở giả thiết rằng diện đáy móng mở rộng đều cả 2 phía xuống lớp đất yếu (trị số này mang tính quy ước nhiều hơn là dựa vào 1 căn cứ lý thuyết chặt chẽ).

by = √ (Ay + a2) - a

Ay = (N0tc + γtb *h *Am ) / σglz=H*   

a= (l-b)/2

l, b lần lượt là chiều dài và bề rộng của tiết diện đáy móng.

N0tc tải trọng tiêu chuẩn đặt tại đỉnh móng.

Nếu điều kiện áp lực lên nền đây yếu không thoả mãn cần tăng kích thước đáy móng để giảm áp lực tiêu chuẩn lên nền hoặc giảm chiều sâu chôn móng.

Khái niệm "đất yếu" là nói đến sự "yếu hơn" về cường độ của lớp đất đang xét so với các lớp đất bên trên. Nhiều trường hợp lớp đất đang xét có cường độ khá cao nhưng yếu hơn so với các lớp đất phía trên thì vẫn phải kiểm tra.

Bước 7: Kiểm tra nền theo trạng thái giới hạn II và I (nếu cần).