Phương Nam Co LTD
© 28/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Diện tích truyền nhiệt của kết cấu bao che phần thô, hoàn thiện nhà phố, biệt thự. F(m2)

Diện tích truyền nhiệt của kết cấu bao che được tính theo kích thước kết cấu.

a,+Chiều cao phòng thi công xây dựng hoàn thiện nhà phố, biệt thự lấy từ mặt sàn tầng nọ đến mặt sàn tầng kia.

b,+Đối với cách tính diện tích tường phần thô nhà phố, biệt thự:

-Đối với tường ngoài: kích thước lấy từ mép ngoài tường.

-Đối với tường trong: kích thước lấy từ tim tường.

-Đối với cửa sổ cửa đi: kích thước lấy theo mép trong.

c, Đối với nền: việc tính toán truyền nhiệt qua nền rất phức tạp và thường dùng phương pháp tính toán gần đúng phù hợp với thực nghiệm. Ta chia nên ra thành bốn dải (hình 3-1) dọc theo tường ngoài theo thứ tự I,II,III,IV từ ngoài vào trong. Dải I,II, và III mỗi dải rộng 2m, riêng dải IV là dải cuối cùng theo phần diện tích còn lại. Dải I các góc được tính 2 lần vì ở đó có sự truyền nhiệt qua nền ra 2 phía

Về cấu tạo nền chia thành nhiều loại, về phương diện truyền nhiệt có thể phân thành nền cách nhiệt, nền không cách nhiệt hay nền đặt trên gối tựa.

*Đối với nền không cách nhiệt (tức là lớp vật liệu của nền có λ >1 Kcal/mh0C) và khi đó hệ số truyền nhiệt k của các dải lấy như sau:

Dải I có KI= 0.4 và RI = 2,5 (m2h0C/ kcal)

Dải II có KI= 0.2 và RII = 5 (m2h0C/ kcal)

Dải III có KIII=0.1 và RIII = 10 (m2h0C / kcal)

Dải I có KIV= 0.06 và RIV = 16,5 (m2h0C / kcal)

*Đối với nền cách nhiệt: tức là nền có một trong các lớp vật liệu có hệ số λ < 1 Kcal/mh0C thì nhiệt trở của các lớp nền cách nhiệt được tính như sau:

KCN δ '

RiCN = RiKCN + δ’ / λ' (3-6)

Trong đó: - RiCN : nhiệt trở của các dải nền cách nhiệt.

RiKCN : nhiệt trở của các dải nền không cách nhiệt.

δ ' , λ' : Bề dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp nền cách nhiệt, tức là lớp có λ < 1 Kcal/mh0C

* Đối với nền đặt trên gối tựa, ta cũng chia thành các dải như trên, nhưng nhiệt trở được xác đinh theo công thức

Rigối = RiKCN/ 0.85 (3-7)

- Hiệu số nhiệt độ tính toán ∆ttt (0C)

Hiệu số nhiệt độ tính toán giữa không khí bên trong và bên ngoài nhà được xác định theo công thức.

∆ttt = Ψ(tttT – tttN) (0C) Trong đó:

tttT

t: Nhiệt độ bên tính toán trong nhà. Nhiệt độ này đã được tiêu chuẩn hoá tuỳ theo mùa, tuỳ theo tính chất và công dụng của từng loại nhà, từng loại phân xưởng.

tttN: Nhiệt độ bên ngoài nhà, trị số nhiệt độ này luôn thay đổi theo từng mùa trong năm, từng ngày trong tháng và từng giờ trong ngày nên ta phải chọn sao cho phù hợp.Nhiệt độ tính toán của không khí ngoài trời về mùa hè(tHN )thường được lấy theo nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất(đo vào tháng 6 hay tháng 7)đo vào lúc 13 giờ.

Nhiệt độ tính toán ngoài nhà về mùa đông (tDN)dùng để “tính toán thống kế thông gió”được lấy bằng nhiệt độ độ tối thấp trung bình của tháng lạnh nhất(tháng 1 và tháng 12)

φ: Hệ số kể đến vị trí tương đối của kết cấu so với không khí ngoài nhà.Hệ số này được xác định theo từng trường hợp cụ thể:

+ Đối với trần dưới hầm mái

Mái lợp tôn, ngói, phi brôximăng với kết cấu mái không kín: φ = 0.9

Mái lợp tôn, ngói, phi brôximăng với kết cấu mái kín: φ = 0.8

Khi mái có lớp giấy dầu φ = 0.75

+ Đối với tường ngăn cách giữa phòng được thông gió và phòng không được thông gió.

φ=0.7.

-Nếu phòng không thông gió tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài thì

-Nếu phòng không thông gió không tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài thì:φ=0.4.

+ Đối với sàn trên tầng hầm

Nếu tầng hầm có cửa sổ: φ=0.6.

Nếu tầng hầm không có cửa sổ: φ = 0.4.

+Đối với tường mái, tiếp xúc với không khí bên ngoài φ=1

Nhiệt trở yêu cầu của kết cấu

Kết cấu bao che và công trình ngoài chức năng chịu lực và phân cách giữa không gian bên ngoài với không gian bên của công trình để tạo ra hình khối kiến trúc,còn cần phải đáp ứng các yêu cầu về nhiệt và vệ sinh môi trường. Đó là chống thấm hơi nước về mùa đông và chống nóng về mùa hè.

Xuất phát về yêu cầu về chống lạnh về nhiệt độ,kết cấu ngăn che cần phải có nhiệt trở không nhỏ hơn trị số giới hạn,gọi là nhiệt trở yêu cầu.Ryc(m2h0C/kcal)và xác định theo công thức:

R0yc = ((tDT − tDN ) φ.m)/ ∆tbmtr )*RT(3-9)

Trong đó:

tDT , tDN (0C) :nhiệt độ tính toán bên trong(tDT )và bên ngoài về mùa đông.

φ : Hệ số kể đến vị trí tương đối của kết cấu so với không khí bên ngoài nhà.

m :Hệ số kể đến ảnh hưởng của nhiệt quán tính của kết cấu ngăn che. Tra bảng 3-3 phụ thuộc vào độ kiên cố của kết cấu. Chỉ số quán tính nhiệt của kết cấu:

D = R1S1+R2S2 + R3S3…RnSn = Σ ni=1Ri Si (3-10)

Trong đó: R1,R2,…Rn = δn/ λn (m2h0C/ kcal) gọi là nhiệt trở của các lớp vật liêu.

S1,S2,…Sn; hệ số hàm nhiệt của vật liệu.

Chỉ số nhiệt quán tính D là đại lượng không có thứ nguyên.

Bảng 3-3: bảng xác định hệ số m và chỉ số nhiệt quán tính D.

Kết cấu nặng; Hệ số nhiệt quán tính m = 1 ; Chỉ số nhiệt quán tính D ≥ 7.1

Kết cấu trung bình ; Hệ số nhiệt quán tính m = 1.08  ; Chỉ số nhiệt quán tính D = 4.1 ÷ 7

Kết cấu nhẹ; Hệ số nhiệt quán tính m = 1.2 ; Chỉ số nhiệt quán tính D = 2,1 ÷ 4

Kết cấu quá nhẹ; Hệ số nhiệt quán tính m = 1.3 ; Chỉ số nhiệt quán tính D ≤ 2

∆tbm(0C): Độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ bề mặt trong và nhiệt độ không khí trong phòng.

∆tbm = tT(Đ) - TT (3.11)

Trong đó: + tT(Đ) (0C): nhiệt độ tính toán bên trong nhà về mùa đông của kết cấu.

+ TT (0C) nhiệt độ bề mặt trong của kết cấu bao che.

+RT (m2h0C/ kcal) nhiệt độ trong của kết cấu.

RT = 1/ αT (3.12) với αT (kcal/ m2h0C) gọi là hệ số trao đổi nhiệt của bề mặt trong kết cấu với không khí trong nhà. (xác định ở bảng 3.1)

Tính toán thiết kế tổn thất nhiệt bổ sung phần thô, hoàn thiện nhà phố, biệt thự theo phương hướng.

Trong quá trình tính toán lượng nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che (mái, tường, nền.). Đối với tường ngoài ta phải bổ sung thêm một lượng nhiệt mất mát nữa – đó là sự trao đổi nhiệt bên ngoài tăng lên ở các hướng khác nhau, ta có trị số mất mát bổ sung khác nhau. (Hình 3-3).

Tổn thất nhiệt bổ sung phần thô, hoàn thiện nhà phố, biệt thự do rò gió.

Hiện tượng không khí lạnh lọt vào nhà chủ yếu do gió lùa về mùa đông.Lượng gió lùa về mùa đông qua các khe hở của cửa phía đón gió và sẽ thoát ra khỏi nhà phía khuất gió. Lượng gió lùa vào nhà phụ thuộc vào góc độ gió thổi, cấu tạo của cửa và tốc độ gió.

Vậy lượng nhiệt bổ sung do rò gió được tính:

Qgió = C.Ggió.(tT –tN).Σl (kcal/h) (3-13). Trong đó:

C = 0.24(kcal/kgoC): Tỷ nhiệt của không khí.

tTtt, tNtt (0C): Nhiệt độ tính toán bên trong và bên ngoài nhà.

Ggió(kg/m.h):Lượng gió lùa vào nhà qua 1m chiều dài khe hở của cửa. Lấy theo bảng 3-4.

Σl: Tổng chiều dài các khe hở của cửa lâý theo hình 3-4.

 

Bảng 3-4:Bảng xác định lượng gió lùa qua cửa:

Thiết kế thi công xây dựng thông gió nhà phố (phần 1)

Thiết kế thi công xây dựng thông gió nhà phố (phần 2)