Cửu Long Co LTD
Dầu gốc – nhà nhập khẩu dầu gốc hàng đầu Việt Nam
© 21/11/2024 - Vietnam12h.com Application

Nguyên liệu chất tạo nhũ biến tính dầu thực vật.


Thành phần chủ yếu của dầu thực vật là các este Tri-glyxerit của các axit béo tự nhiên với Glyxerin và các axit béo. Các chất béo bắt nguồn từ dầu thực vật có các thành phần đặc trưng theo từng vùng sản xuất 

Một số loại dầu thực vật sau đây được chọn để khảo sát: dầu dừa, dầu sở, dầu lạc, dầu thầu dầu, dầu hạt cao su.

Xác định tính chất hóa lý và thành phần axit béo.

Dầu thực vật sau khi làm sạch đạt các chỉ tiêu hóa lý như trong bảng sau:

Bảng 3.3. Tính chất hóa lý của các dầu thực vật sau khi tinh chế.

Thành phần axit béo của dầu thầu dầu, dầu lạc và dầu dừa… được tham khảo qua các số liệu phân tích trong nước và thế giới. Các số liệu đều có tính nhất quán cao cho nên đã được tin dùng ở đây. Các kết quả được chỉ ra trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thành phần axit béo của các dầu thực vật, % khối lượng.

Có thể nhận thấy dầu thầu dầu chứa hầu hết là axit rixinoleic (85 - 90%), dầu dừa chủ yếu là axit no (axit lauric 45 - 51%, axit miristic (16 - 20%) và dầu sở rất giàu axit oleic (86%) có khả năng bền ôxy hoá hơn rất nhiều lần so với dầu lạc và dầu hạt cao su (có đến 38% axit linoleic và 8% axit linolenic)

Độ bền oxy hóa

Kết quả đo độ bền ôxy hoá được cho trong bảng 3.5

Bảng 3.5. Độ bền ô xy hoá của dầu thực vật so với dầu khoáng

Nhận xét:

Các phép đo đã cho kết quả khá đồng nhất đối với từng loại dầu. Dầu thầu dầu, dầu dừa và dầu sở bền oxy hoá hơn cả. Các kết quả đạt gần tương đương với dầu khoáng. Đặc biệt khi được sử dụng kết hợp với một số chất chống oxy hoá thì cho kết quả tốt hơn nhiều so với dầu khoáng không có phụ gia.

Dầu lạc có độ bền thấp hơn. Đặc biệt dầu hạt cao su thì cho kết quả rất thấp, kém hơn 9 ÷10 lần so với dầu thầu dầu và dầu dừa (chỉ đạt 75 phút so với 700 phút của dầu thầu dầu và 850 phút của dầu dừa theo D525).

Các số liệu trên hoàn toàn phù hợp và có quy luật theo thành phần axit béo trong dầu. Axit linoleic và linolenic có các nối đôi rất dễ bị chuyển thành nối đôi liên hợp, rất kém ổn định oxy (các polyperoxit tạo thành dễ bị phân huỷ). Còn đối với axit oleic do hình thành nhóm - OOH ở vị α so với nối đôi, được ổn định cộng hưởng e - Π nên khó bị phân huỷ, điều đó cũng có nghĩa là axit này khó bị oxy hoá hơn.

Từ đó ta thấy:

Dầu thầu dầu và dầu sở đáp ứng được các chỉ tiêu đề ra và có thể được sử dụng mà không cần phải biến tính hóa học.

Dầu dừa cần được theo hướng giảm điểm đông đặc xuống đến nhiệt độ phù hợp.

Dầu hạt cao su và dầu lạc cần phải được biến tính theo hướng giảm liên kết đôi đặc biệt là các liên kết đôi trong axit linoleic và linolenic.

Dầu thực vật dùng để biến tính tạo ra tổ hợp chất nhũ hoá cho dầu nhũ gia công kim loại với thành phần dầu gốc lựa chọn ở trên cần có chiều dài mạch các bon(phần tan trong dầu) thích hợp để tạo ra được hệ nhũ tương bền vững. Thông thường, mạch cácbon thích hợp nhất trong khoảng 18-22 nguyên tử cacbon, tương ứng với các loại dầu thực vật: dầu lạc, dầu sở, dầu đậu nành, …