Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Kết cấu bê tông thép nhà phố, nhà công nghiệp ở trạng thái nứt

Kết cấu Bêtông là một vật liệu giòn có cường độ chịu nén cao gấp nhiều lần cương độ chịu kéo (9 ÷12 lần). Khi trong kết cấu bêtông cốt thép nhà phố, nhà công nghiệp xuất hiện ứng lực kéo vượt quá cường độ chịu kéo của bêtông, tại đó sẽ xuât hiện các khe nứt. Các khe nứt này có phương vuông góc với phương ứng suất chính. Trước khi xuất hiện khe nứt, độ dãn dài tương đôi của bêtông có thể đạt tới 2.10

Nguồn gốc của các khe nứt trong kết cấu bêtông cốt thép nhà công nghiệp có thể là:

Do nguyên nhân co ngót trong quá trình đóng rắn làm xuất hiện những khe nứt đầu tiên (xem 1.3).

Do các phản ứng hóa học gây ra dưới tác dụng của môi trường ăn mòn với kết cấu bêtông cốt thép nhà công nghiệp, nhà phố những sản phẩm này kết tinh sẽ trương nở phá vỡ cấu trúc của bêtông. Cốt thép bị gỉ cũng nở ra làm cho bêtông bị nứt.

Nước thấm vào bêtông, khi đóng băng thế tích nở ra phá vỡ kết cấu bêtông cốt thép nhà phố, nhà công nghiệp.

Tác dụng của nhiệt độ gây ra các biến dạng cưỡng bức, phát sinh nội lực trong kết cấu bê tông cốt thép. Tại những vùng chịu kéo khi ứng lực kéo vượt quá cường độ chịu kéo của bêtông làm cho bêtông bị nứt.

Một nguyên nhân quan trọng là dưới tác dụng của tải trọng các loại hoặc do lún lệch trong kết cấu bêtông cốt thép sẽ xuất hiện ứng lực và có thể gây nên các khe nứt. Trong trường hợp kết cấu chịu tải trọng trùng lặp có thể xảy ra hiện tượng mỏi cũng dẫn đến sự xuất hiện các khe nứt do hiện tượng suy thoái tính năng của vật liệu bêtông.

Để đánh giá tình trạng nguy hiểm của khe nứt cần so sánh với bề rộng khe nứt cho phép quy định trong TCVN 5574-1991 [15] (xem bảng PL.l). Ngoài ra còn phải xét đến độ dãn dài tương đối của cốt thép trong cấu kiện chịu kéo hoặc miền chịu kéo trong cấu kiện chịu uốn so với độ dãn dài tôi đa cho phép của cốt thép 2,4.10'3, khi vượt quá giới hạn nàỉ^ cốt thép chuyển sang giai đoạn dẻo và lúc này dù không tăng tải trọng nhưng biến dạng vẫn có thể tăng không kiểm soát được. Ví dụ, một cấu kiện chịu kéo dài 6 m. Dưới tác dụng của tải trọng xuất hiện một số khe nứt mà tổng bề rộng các khe nứt này bằng 3,5 mm. Như vậy cốt thép trong cấu kiện bị dãn dài một đoạn 3,5 mm. Ta có:

ε  = 3,5/6000= 5,83.10-4  <2,4.10-3

Cấu kiện này vẫn làm việc được.

Nhưng nếu tổng bề rộng các khe nứt bằng 15 mm, ta có:

e = 1,5/6000 =  2,5. 10-3>2,4. 10-3

Cấu kiện bê tông cốt thép nhà công nghiệp mất khả năng làm việc.

Tính thẩm thấu của kết cấu bê tông cốt thép nhà công nghiệp

Thẩm thấu là hiện tượng gắn liền với độ rỗng của kết cấu bêtông. Ngoài những lỗ rỗng cô lập còn có những lỗ rỗng thông nhau kêt hợp với những khe nứt li ti sinh ra trong quá trình co ngót tạo điều kiện truyền dẫn các chất lỏng xuyên qua cấu trúc của vật liệu bêtông.

Khi tỷ lệ N/X càng lớn, độ rông kết cấu bêtông càng lớn dân tới độ thẩm thấu càng cao. Kết cấu Bêtông có độ co ngót nhỏ, giảm bớt các khe nứt trong quá trình đóng rắn có thể giảm được độ thẩm thấu.

Chất kết dính cũng ảnh hưởng đến độ thẩm thấu. Các chất kết dính puzôlan giảm được độ thẩm thấu của bêtông. Một số phụ gia chống thấm cũng có thể giảm được tính thẩm thấu của kết cấu bêtông cốt thép nhà ở.

Cũng như tính rỗng và tính co ngót, tính thẩm thấu của bêtông là điều khó tránh khỏi ngay cả đối với bêtông có độ bền cao [30].

Dưới tác dụng của lực nén tới một giới hạn nào đó, độ thẩm thấu có phần giảm đi là do một số khe nứt được khép lại nhưng khi vượt quá giới hạn đó các khe nứt trong bêtông lại tăng lên về sô lượng và bề rộng do đó độ thẩm thấu có chiều hưống tăng lên. Như vậy độ thẩm thấu gắn liền với sự tạo thành và phát triển các khe nứt.

Hiện tượng thẩm thấu mở đường cho mọi tác nhân ăn mòn thâm nhập vào bêtông, phá hủy cấu trúc của bêtông và ăn mòn cốt thép.

Thiết kế giảm độ thẩm thấu của kết cấu bêtông có thể thực hiện các biện pháp như:

Giảm tý lệ N/X, tăng độ chặt cúa bêtông càng cao càng tốt.

Dùng loại chất dính kết thích hợp, có thể dùng loại ximăng có puzôlan.

Dùng các loại phụ gia chông thấm.

Phản ứng kiểm cốt liệu

Đây là một hiện tượng xảy ra đối với một vài cốt liệu như dạng silic hoạt tính tác dụng vối K, Na hoặc Ca(OH), của ximăng và tạo thành một chất keo bọc quanh bề mặt cốt liệu. Khi có độ ẩm keo này sẽ nỏ thể tích, gây ứng lực trong bêtông làm xuất hiện các khe nứt xung quanh cốt liệu. Do đó hơi ẩm càng thấm vào bêtông càng đẩy nhanh tốc độ phản ứng kiềm cố t liệu, càng đẩy nhanh tô"c độ xucíng cấp của bêtông.

Đặc điểm về quy luật biến dạng kết cấu bê tông cốt thép nhà công nghiệp

Tất cả mọi tác động lên kết cấu bêtông hoặc bêtông, cột thép đều gây biến dạng như biến dạng cơ học, lý học. hiện tượng co ngót, trương nở v.v... Biểu đồ quan hệ ứng suất, biến dạng của bêtông không có thềm dẻo như của thép nhưng cũng có thế chia làm hai phần :

- Thần biến dạng đàn hồi, có thể khôi phục được;

Phần biến dạng dẻo cứng.

Phần biến dạng đàn hồi của bêtông khá bé, chủ yêu là phần biến dạng dẻo cứng.

Trong phần biến dạng dẻo cứng giá trị môđun đàn hồi E của bêtông giảm kéo theo giảm độ cứng của tiết diện. Cho nên đốì với kết cấu bêtông cốt thép độ cứng EJ được chuyển thành độ cứng B có kể đến sự làm việc không đều của bêtông tại miền chịu kéo.

Trong kết cấu bêtông cốt thép, độ cứng B được phân ra Ỷiai trường hợp:

Khi kết cấu chưa xuất hiện khe nứt, độ cứng B phụ thuộc vào môđun đàn hồi-của bêtông, các kích thước hình học của tiết diện và có xét đến biến dạng dẻo của bêtông.

Khi kết cấu xuât hiện khe nứt tại các vùng chịu kéo của tiết diện, độ cứng B của cấu kiện không những phụ thuộc vào kích thước của kết cấu và môđun đàn hồi của kêt cấu mà còn phụ thuộc vào hàm lượng cốt thép và điều kiện chịu tải của kết cấu.

Ngoài ra khi xét độ cứng của thanh còn phải xét đến hình thức liên kết hai đầu của thanh. Đó là trường hợp độ cứng của dầm liên tục hoặc độ cứng của dầm khung. Hơn nữa khi liên kêt hai đầu bị giảm yếu do quá trình xuống cấp hoặc tạo khớp do bị quá tải, việc tính toán độ cứng còn phải phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Hiện tượng từ biến

Mặc dù không tăng tải trọng nhưng mọi kết câu bêtông cốt thép đều tiếp tục biến dạng theo thời gian. Đó là hiện tượng từ biến. Giá trị từ biến phụ thuộc vào giá trị biến dạng ban đầu (biên dạng tức thì) biến dạng ban đầu lớn thì từ biến lớn. Từ biến còn phụ thuộc vào chất lượng vật liệu, vật liệu tốt từ biến giảm và ngược lại. Từ biến làm giảm độ cứng của kết cấu, làm xảy ra hiện tượng phân phối lại ứng lực trong kết cấu, giảm ứng lực trước của cốt thép trong bêtông cốt thép ứng lực trước. Hiện tượng từ biến có thể kéo dài 2 ÷3 năm.