Nền nhà ở dân dụng, biệt thự được thiết kế thi công trong chu vi của từng móng và nhô cao khỏi mặt đất từ 200 ÷ 1200, 3000 sự thay đổi của nền do tính chất công trình (nhà ở tôn giáo, nhà dân dụng, biệt thự , nhà phố, nhà xưởng công nghiệp ...) qui hoạch.
Thiết kế thi công nền nhà phải dảm bảo khả năng chịu lực, chống được xâm thực môi trường, phá hoại của côn trùng, dễ làm vệ sinh và trang trí đẹp…
Cấu tạo nền nhà ở, nhà phố, biệt thự dân dụng và công nghiệp
Cấu tạo nền nhà đặc :
Cấu tạo gồm các bộ phận.
Mặt nền nhà ở dân dụng, biệt thự:
Áo nền: thiết kế thi công vữa xi măng, vữa granitô, lát gạch cimăng, gạch chỉ, gạch khảm hoặc lát gỗ ván ghép packê.
Kết cấu chịu lực của mặt nền.
Bê tông gạch vỡ, 50 # σ = 100 ÷ 200
Bê tông đá dăm (4×6), 50 # ÷ 100 # , σ = 100 ÷ 200
Bê tông đá 2×4, 50 # ÷ 100 # , σ = 100 ÷ 200
Bê tông đã 1×2, 50 # ÷ 100 # , σ = 50 ÷ 150
Bê tông đá mi,, 50 # ÷ 100 # , 50 ÷ 100
Phần thi công xây dựng thêm: có thể sử dụng vật liệu cát, sỏi, đất, đất cấp phối đồi,hoặc hỗn hợp. Bên trên lớp đất nguyên thổ, các loại vật liệu nêu trên được đổv từng lớp 20 cm, tưới nước đầm nện kỹ.
Cấu tạo nền nhà ở dân dụng, biệt thự rỗng:
Khi công trình có yêu cầu chống ẩm cho nền nhà như nền kho lương thực, thực phẩm thuốc men.. v. v.. Hoặc khi mặt nền cao hơn mặt đất tự nhiên hoặc mặt đất thực hiện tương đối nhiều (≥60cm), nếu làm nền đặc thì khối lượng đất đắp sẽ rất lớn, tốn nhiều công sức đầm nện và vận chuyển đất Người ta có thể cấu tạo nền nhà rỗng.
Nền rỗng có ưu điểm ở chỗ bảo đảm khô ráo, tiết kiệm lớp đệm và khối lượng đất đắp.
Cấu tạo nền nhà rỗng khác với nền nhà đặc là không có phần đắp thêm thay vào đó là các gối đỡ chịu tải trọng của kết cấu chịu lực của mặt nền như tường gạch xây cuốn, trụ gạch hay trụ bê tông.
Kết cấu chịu lực của mặt nền rỗng có thể làm bằng gỗ, gạch xây cuốn hoặc bê tông cốt thép.
Mặt nền bằng gỗ:
Khi nhịp nhỏ, dầm có thể trực tiếp gác lên bệ tường
Khi nhịp lớn, để giảm chiều dài của nhịp thì có thể tăng điểm gối tựa với các tường xây dày 110mm, 220mm, cách khoảng 1800-2000mm.
Để đảm bảo thông gió tốt cho nền rỗng, cần có lỗ cửa thoáng gió ở tường ngoài nhằm bảo vệ gỗ và phòng ẩm dưới nền. Ngoài ra cần lưu ý áp dụng các biện pháp phòng chống mối mọt cho các bộ phận bằng gỗ cấu tạo nền.
Mặt nền thiết kế thi công xây dựng gạch hoặc đúc bê tông cốt thép :
Đối với nền rỗng xây gạch cuốn thì phần trên có thể đổ lớp bê tông gạch vỡ và dùng bật sắt đuôi cá đặt cách nhau 100cm để ghìm chặt dầm xuống nền và trên cùng lát lớp gỗ ván sàn ( nếu áo sàn được cấu tạo bằng gỗ)
Đối với nền đúc bê tông cốt thép thì cấu tạo tương tự như cấu tạo sàn nhà đặt nghiêng. Nếu không gian ở dưới nền rỗng nhỏ, không thuận tiện cho việc lắp ván khuôn thì có thể dùng tường này để giảm ngắn nhịp sàn, với khoảng cách giữa các tường ≤ 2000mm và sẽ đặt bản bê tông cốt thép gối tựa lên đầu tường.
Nền nhà ở dân dụng đặc biệt - nền dốc
Trong thiết kế thi công xây dựng các nhà phố, biệt thự, nhà xưởng công nghiệp, nhà công cộng như hội truờng, giảng đường rạp chiếu bóng... có yêu cầu đảm bảo cho khán giả nhìn rõ màn ảnh, bảng viết hoặc sân khấu, do dố cần cấu tạo nền dốc. Với độ dốc 1/10- 1/8 thì làm mặt nền dốc, nếu dộ dốc >1/8 thì làm nền dật bậc. mặt cong của nền dốc là mặt cong theo hai chiều, để đơn giản cho việc thi công dùng mặt gãy
Nền dốc cũng được cấu tạo theo hai loại: nền đặc và nền rỗng
Nền đặc: trường hợp này có thể bị lún không đều dể sinh ra các vết nứt gãy vì diện tích tương đối lớn và lại cấu theo mặt dốc hoặc dật bậc, do đó lớp bê tông cần đủ dày và gia cố cốt thép. Ngoài ra cần kể mạch phân nền thành các ô nhỏ và chèn nhét bitum ( nhựa đường) voà khe hở phân ô này.
Một số nền nhà đặc, rỗng thông dụng
Nền rỗng: Khi cao độ mặt nền cao hơn mặt đất tự nhiên >60cm thì nên cấu tạo nền dốc rỗng. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà biện pháp cấu tạo nền rỗng có thể chọn theo hai cách.
Dùng tường hoặc khung chịu lực đẻ chịu đỡ sàn nền khi không sử dụng không gian dưới nền dốc.
Khi cần sử dụng không gian dưới sàn nền thì phải có biện pháp cấu tạo chống thấm và chống ẩm.